YOMEDIA

Giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 3 Axit, bazơ và muối

 
NONE

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 3 Axit, bazo và muối được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

ATNETWORK

Bài 1 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.

Hướng dẫn giải:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-


Bài 2 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.

Hướng dẫn giải:

Câu a: 

Axit nhiều nấc

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.

- Thí dụ:

HCl → H+ + Cl-

Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- ;

H2PO4- ↔ H+ + HPO42- ;

HPO42- ↔ H+ + PO43- ;

Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

Câu b:

Bazơ nhiều nấc

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.

- Thí dụ:

NaOH → Na+ + OH-

Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-, NaOH là bazơ một nấc.

Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH- ;

Mg(OH)+ ↔ Mg2+ + OH- ;

Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH-, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.

Câu c:

Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

- Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:

Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH- : Phân li theo kiểu bazơ

Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-(*) : Phân li theo kiểu axit

Câu d:

Muối trung hòa

Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.

- Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.

(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-

Câu e:

Muối axit

Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.

- Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-


Bài 3 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ là gì? Lấy ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Axit Bazo
CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+ NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

([{K_a} = \frac{{[C{H_3}CO{O^ - }][{H^ + }]}}{{[C{H_3}COOH]}}\)

pKa = -lgKa

\({K_b} = \frac{{[N{H_4}^ + ][O{H^ - }]}}{{[N{H_3}]}}\)

pKb = -lgKb

Ka phụ thuộc vào bản chất của axit và nhiệt độ. Giá trị Ka càng nhỏ (hay pKa càng lớn), lực axit của nó càng yếu Ka phụ thuộc vào bản chất của bazo và nhiệt độ. Giá trị Kb càng nhỏ (hay pKb càng lớn), lực bazo của nó càng yếu

Bài 4 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro và phân li ra H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.


Bài 5 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Theo thuyết Bron-stêt thì nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH.

B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.

C. Trong thành phần của axit có thể không có hidro.

D. Axit hoặc bazơ không thể là ion.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.


Bài 6 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây:

A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.

B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.

C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.

D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.


Bài 7 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: K2CO3, NaClO, Na2HPO4, Na3PO4, Na2S, NaHS, Sn(OH)2.

Hướng dẫn giải:

Phương trình điện li:

K2CO3 → 2K+ + CO32-

Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-

Na2S → 2Na+ + S2-

Sn(OH)2 ↔ Sn2+ + 2OH-

NaClO → Na+ + ClO-

Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

NaHS → Na+ + HS-

H2SnO2 ↔ 2H+ + SnO22-


Bài 8 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.

Hướng dẫn giải

- Axit: HI. HI + H2O → H3O+ + I-

- Bazơ: CH3COO-, S2-, PO43-; NH3

CH3COO- + H2O ↔ CH3COOH + OH-

PO43- + H2O ↔ HPO42- + OH-

S2- + H2O ↔ HS- + OH-

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

- Lưỡng tính: HPO42-, H2PO4-

HPO42- + H2O ↔ PO43- + H3O+

HPO42- + H2O ↔ H2PO4- + OH-

H2PO4- + H2O ↔ HPO42- + H3O+

H2PO4- + H2O ↔ H3PO4 + OH-


Bài 9 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết biểu thúc hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau: HF, ClO-; NH4+; F-.

Hướng dẫn giải:

HF ↔ H+ + F-

Ta có:

\({K_a} = \frac{{[{H^ + }][{F^ - }]}}{{[HF]}}\)

ClO- + H2O ↔ HClO + OH-

Ta có:

\({K_b} = \frac{{[HClO][O{H^ - }]}}{{[Cl{O^ - }]}}\)

NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+

Ta có :

\({K_a} = \frac{{[NH_3^{}][{H_3}{O^ + }]}}{{[N{H_4}^ + ]}}\)

F- + H2O ↔ HF + OH-

Ta có :

\({K_b} = \frac{{[HF][O{H^ - }]}}{{[{F^ - }]}}\)


Bài 10 trang 16 SGK Hóa 11 nâng cao

Có hai dung dịch sau :

a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.

b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.

                        CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+

Trước điện li:      0,1                    0             0

Điện li:                  x                      x             x

Sau điện li:        (0,1-x)                x              x

Ta có :

\(\begin{array}{l}
{K_a} = \frac{{[CH_3^{}CO{O^ - }][{H^ + }]}}{{[C{H_3}COOH]}} = 1,{75.10^{ - 5}}\\
 \to \frac{{x.x}}{{(0,1 - x)}} = 1,{75.10^{ - 5}}
\end{array}\)

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6

⇒ x = 1,32.10-3

⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít

Câu b:

Xét 1 lít dung dịch NH3

                               NH3 + H2O ⇔ NH4 + OH-

Trước phản ứng:    0,1       0           0

Phản ứng:                x          x          x

Cân bằng:             (0,1 -x)   x          x

Ta có:

\(\begin{array}{l}
K = \frac{{[NH_4^ + ][O{H^ - }]}}{{[N{H_3}]}} = 1,{8.10^{ - 5}}\\
 \to \frac{{x.x}}{{(0,1 - x)}} = 1,{8.10^{ - 5}}
\end{array}\)

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6

⇒ x = 1,34.10-3

⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 1 Axit, bazo và muối với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON