YOMEDIA

Đóng vai Lang Liêu kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo tài liệu Đóng vai Lang Liêu kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. Với tài liệu này, hi vọng rằng các em sẽ rèn luyện và nâng cao kĩ năng kể lại một truyện đã học hay và sáng tạo nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em.

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung:

+ Đời Hùng vương thứ sáu ở nước ta.

+ Vua Hùng chọn người kế vị.

b. Thân bài:

* Ý định của vua Hùng:

- Muốn truyền ngôi cho một người con có đức, có tài.

- Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng. (Mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên vương.)

* Cuộc thi làm cỗ:

- Các lang (con trai vua) đua nhau làm cỗ thật to, thật ngon...

- Ta được thần báo mộng, làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha.

- Hùng Vương chọn hai thứ bánh đó để tế Trời Đất cùng Tiên vương và đặt tên là bánh chưng, bánh giầy.

c. Kết bài:

- Ta được vua cha trao cho ngôi báu.

- Tục ngày Tết người Việt thường làm bánh chưng, bánh giầy để cúng xuất hiện từ đó.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn đóng vai Lang Liêu kể lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

- Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng Tiên vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nam công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ bình tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá dong và nếp gạo đều là sản phẩm của Trời Đất. Lá dong bọc ngoài còn muốn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tổ Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra… Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn để đẹp lòng các vị Tiên vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giầy đó!

Vua cha trang trọng tuyên bố ta được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh mâm ngũ quả, cành đào, cành mai còn có bánh chưng bánh giầy cũng được bày lên một cách trang trọng. Nhà tôi cũng thế thì dù bận rộn đến đâu cũng không đổi thay lệ ấy.

Nhờ thế năm rồi, vào đêm ba mươi tháng chạp, tôi cùng gia đình thức cạnh nồi bánh chưng chờ đón giao thừa, đêm càng khuya mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Tôi ngồi nhìn bếp lửa hồng,và thiếp đi, thả hồn theo những đóm sao từ đó bay lên.

Bỗng một tiếng nói dõng dạc của Vua Hùng phán:

- Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong mỗi chúng con. Các con hãy làm cỗ để cúng tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được ta chọn.

Ta vừa mừng vừa lo trước sự tuyên bố của vua cha bởi vì các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, họ thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon để đem lễ Tiên Vương. Còn ta là con thứ mười tám của vua cha, mẹ ta trước đây bị vua cha ghẻ lạnh sinh buồn mất sớm. Từ nhỏ ta đã phải ở riêng không biết gì nhiều sự sang trọng trong cung nội, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, biết lấy gì làm cỗ bây giờ. Ta băn khoăn, thao thức mãi không yên.

Một đêm ta nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo:

- Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Tỉnh dậy! Ta mừng quá, ngồi ngẫm nghĩ lời vị thần mách bảo. Càng nghĩ càng thấy đúng quá, chí lí quá. Ta chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng – lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân – dùng lá dong gói lại thành hình vuông nấu nhừ một ngày một đêm – làm thành loại bánh – nhưng ta phân vân chưa biết đặt tên cho loại bánh đó là gì. Để đổi vị đổi kiểu cũng tên nguyên liệu đó ta giã nhuyễn nặn thành hình tròn - Và loại bánh này ta cũng chưa biết đặt tên là gì?

Đến ngày lễ Tiên Vương ta mang bánh tới hồi hộp chờ đợi, bởi vì các lang, lang nào cũng mang đến bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng, còn mâm cỗ của ta thì lại rất giản dị. Thế nhưng các bạn biết không, mâm cỗ của ta lại được vua cha ưng ý nhất. Và được vua chọn đem tế Trời, Đất, cùng Tiên Vương.

Ta được vua cha truyền ngôi với ý nguyện có sự kế thừa xứng đáng. Ghi nhớ lời dạy bảo của vị thần và tâm nguyện của vua cha, ta đã chăm lo phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi dưới triều đại của mình, để cho muôn dân được no ấm.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF