YOMEDIA

Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em

Tải về
 
NONE

Bánh chưng, bánh giày vốn là loại bánh xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đặc biệt trong dịp tết Nguyên Đán thì lại càng không thể thiếu. Để hiểu hơn về nguồn gốc của hai loại bánh này, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Đóng vai Lang Liêu kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.

b. Thân bài:

* Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi:

- Hoàn cảnh để vua hùng truyền người nối ngôi: “Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai”.

- Điều kiện: Người nối ngôi phải phù hợp với trí hướng của vua: “... người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

- Hình thức: Thông qua việc làm lễ cùng Tiên vương.

* Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật:

- Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.

- Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.

- Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.”

- Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

- Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.

- Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

* Phong tục làm bánh chưng bánh giầy:

- Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

c. Kết bài:

- Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh được dùng nhiều nhất vào đầu năm mới. Ai cũng làm, hay là mua bánh để cúng ông bà tổ tiên, để đãi nhau, thưởng thức hương vị ngày Tết. Có thể thấy, hai loại bánh này rất nổi tiếng và mang hương vị, văn hóa của người Việt Nam. Chắc chắn rằng, khi mọi người đọc cổ tích cũng biết ngay đến chuyện bánh chưng, bánh giầy

Từ thời rất xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đuổi được giặc Ân ra bờ cõi nước ta, vua Hùng có ý định truyền ngai vàng cho một hoàng tử xứng đáng nhất. Vào dịp đầu năm mới, khi mọi thứ đang tưng bừng sức sống, tràn ngập sắc xuân, vua gọi các hoàng tử đến và bảo rằng:

“Trong các con,ai tìm được thức ăn ngon để bày ra một mâm cỗ Tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.” Và cuộc thi đã thật sự bắt đầu, các hoàng tử ai ai cũng đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi những thức ăn ngon nhất, lạ nhất để dâng lên vua Hùng với mong muốn rằng, món của mình sẽ là món ăn ngon nhất, lạ và ý nghĩa nhất. Lang Liêu là hoàng tử thứ mười tám trong tất cả các hoàng tử và chàng là người con duy nhất có đức tính hiền lành, hiếu thảo. Vì mẹ hoàng tử Lang Liêu qua đời sớm nên hoàng tử thiếu người chỉ dạy, vì vậy chàng rất lo lắng không biết làm thế nào để có được một món ăn ngon và ý nghĩa vào ngày Tết.

Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:

- Lang Liêu, trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các làng lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

- Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hai thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé.

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đến bảo

- Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Thiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

- Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hãy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF