YOMEDIA

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2019, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Mã đề 01

Tải về
 
NONE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2019 của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh vừa qua đã được Học247 biên soạn và tổng hợp với hệ thống đề thi và gợi ý đáp án chi tiết. Hi vọng với tư liệu Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2019, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Mã đề 01 này, các thí sinh vừa trải qua kì thi ở tỉnh Hà Tĩnh có thể đối sánh đáp án bài thi của mình với gợi ý đáp án để biết được bản thân đã hoàn thành bài thi đạt kết quả như thế nào. Đồng thời, những em sẽ thi vào lớp 10 trong những năm sau sẽ có thêm tư liệu để ôn thi. Chúc các em thành công!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

      HÀ TĨNH                                                                           NĂM HỌC: 2019-2020

ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                    MÔN THI: NGỮ VĂN

                                                                                              Thời gian làm bài: 90 phút

MÃ ĐỀ 01

Câu 1. (2,0 điểm)

Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kỳ đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!

Thế mới nói, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính.

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.” không? Vì sao?

Câu 2. (3,0 điểm)

Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ “Một sự nhịn, chín sự lành”.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GDVN, 2014, tr.72-73)

---Hết---

ĐÁP  ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 - SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH, MÃ ĐỀ 01

Câu 1:

a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b. Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, đưa ra lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Vì:

  + Cái đẹp đi liền với sự giản dị đặc biệt là phải phù hợp với môi trường. Trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những trang phục riêng, phù hợp với từng thời điểm, hoàn cảnh văn hóa đó. Khi ăn mặc phù hợp với khun cảnh vừa làm nên giá trị bản thân, vừa khẳng định được nét văn hóa trong ứng xử của chính mình.

  + Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Nó biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách trong ăn mặc, giao tiếp hàng ngày.

  + Cái đẹp không đi cùng cái phô trương, kệch cỡm, lố lăng.

Câu 2:

1. Nêu vấn đề: Một sự nhịn, chín sự lành.

2. Giải thích vấn đề

- Một sự nhịn, chín sự lành

  + “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động.

  + “Lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn.

  + “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ, “một” chỉ ít, “chín” chỉ nhiều.

→ Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút sẽ đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện đuộc sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa.

3. Bàn luận vấn đề

- Tại sao nói “Một sự nhịn, chín sự lành”.

  + Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ có lúc chúng ta phải đối mặt với những tình huống khó khăn, bất lợi cho ta. Chính vì thế mà để đảm bảo lợi ích tốt đẹp, hài hòa chúng ta nên biết cách ứng xử mềm mỏng để chuyển từ xấu thành tốt.

  + Trong trường hợp quan hệ thân thiết, gắn bó, chúng ta nên biết nhường nhịn nhau. Có vậy quan hệ mới trở nên tốt đẹp, không bị rạn nứt.

  + Hơn nữa, ông cha ta cũng có câu “Ở hiền gặp lành” cho nên việc ứng xử một cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng, từ tốn cũng khiến bản thân ta được mọi người yêu mến, quý trọng.

  + Những người nhường nhịn, điềm tĩnh sẽ dễ dàng giải quyết các mâu thuẫn, công việc, đó cũng là những người dễ dàng đi đến thành công.

- Tuy nhiên “Một sự nhịn, chín sự lành” không có nghĩa là hèn nhát, ba phải, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là biết thông cảm, biết tôn trọng chứ không phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác.

- Phê phán những người hay so đo, hay chấp vặt, không biết thông cảm và chia sẻ.

4. Liên hệ bản thân

Câu 3:

1. Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- “Nói với con” là một trong  những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

- Đoạn thơ nói về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con khôn lớn.

2. Phân tích

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:

“Chân phải bước tới cha

Hai bước tới tiếng cười”

  + Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải/chân trái/một bước/hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là hình ảnh con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

  + Thủ pháp liệt kê “tiếng nói/cười”, “tới cha?mẹ” gợi hình ảnh em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lệ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha người cha, người mẹ.

Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “Một bước/ hai bước”, sự hiểu biết “tiếng nói/ cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của cha mẹ. Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

…Con đường cho những tấm lòng”

  + “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở.

  + Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

  + Thủ pháp nhân hóa: “rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bản chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

  + “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”: vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, yêu thương.

  + Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

3. Tổng kết

- Nội dung:

  + Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Nguồn cội con được sinh ra khổng chỉ là kết tinh tình yêu của cha mẹ, mà còn là của quê hương, bởi vậy con không được quên ơn cha mẹ và quê hương mình.

  + Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả.

- Nghệ thuật:

  + Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồi nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF