YOMEDIA

Đề thi HSG Cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Lộc Hải có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Đề thi HSG Cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Lộc Hải có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tư liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS LỘC HẢI

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN THI : Sinh học 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (4.0 điểm)

1.1: (1.0 điểm) Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học bằng phương pháp nào? Nêu nội dung của phương pháp đó.

1.2: (1.0 điểm) Một cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb). Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

- Cá thể này có thể có kiểu gen như thế nào?

- Quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng do các gen trên quy định?

- Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể dị hợp trên phải lai với cá thể có kiểu gen như thế nào?

1.3: (2.0 điểm) Ở một loài động vật, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen. Gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Người ta cho 2 cá thể thuộc 2 dòng thuần lai với nhau, đời F1 đều có kiểu hình thân xám, cánh dài và dị hợp tử về 2 cặp gen (Aa, Bb). Không viết sơ đồ lai, có thể dùng phép lai nào để xác định được 2 cặp gen (Aa, Bb) nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau hay nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể?

Câu 2: (4.0 điểm)

2.1: (2.0 điểm) Ong mật có bộ nhiễm sắc thể (2n = 32). Ở loài này có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ 1000 trứng, nở thành 1000 ong con. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các ong con là 65536.102

a. Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con đã phải trải qua 8 lần phân chia liên tiếp.

b. Tính số tinh trùng tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 75%.

2.2: (2.0 điểm) Có một số tế bào mầm của một thỏ đực (2n = 44) đều nguyên phân 4 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 5940 NST. Tất cả các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I, giảm phân bình thường. Tất cả các tinh trùng đều tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 1,5625%. Cơ thể của một thỏ cái được thụ tinh từ số tinh trùng nêu trên đã đẻ được 6 thỏ con. Xác định:

a. Số tế bào mầm ban đầu của thỏ đực.

b. Số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử.  

c. Tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử.

Câu 3: (4.0 điểm)

3.1: (1.0 điểm) Tại sao nói gen quy định tính trạng?

3.2: (3.0 điểm) Trong nhân một tế bào xét 3 gen A, B, C có chiều dài bằng nhau:

- Gen A có tổng số liên kết hydrô bằng 1900.

- Gen B có số lượng ađênin nhiều hơn  số ađênin của gen A là 80 nuclêôtít và ít hơn gen C 10 nuclêôtít  loại ađênin. Khi tế bào chứa 3 gen trên nguyên phân một số lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp cho sự tự nhân đôi của 3 gen là 67500 nuclêôtít các loại.

a. Tính số lần nguyên phân của tế bào?

b. Tính chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi gen?

Câu 4: (3.0 điểm)

Gen trội E có tỉ lệ  \(\frac{A}{G} = \frac{3}{4}\) đã đột biến thành gen lặn e có tỉ lệ \(\frac{A}{G} = \frac{19}{25}\) . Khối lượng phân tử của gen e hơn gen E là 600 đ.v.C. Số liên kết hidrô của gen E kém hơn gen e là 2 liên kết hidrô. Hãy xác định:

a. Dạng đột biến của gen nói trên.

b. Số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen.

c. Nếu cặp gen Ee tự nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp là bao nhiêu?

Câu 5: (3.0 điểm)

Bệnh uxơ nang do một gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có người em trai bị bệnh, người đàn ông này lấy một người vợ bình thường có người em gái không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh. Cặp vợ chồng này dự định sinh con đầu lòng.

a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua 3 thế hệ và xác định kiểu gen của từng thành viên.

b. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị bệnh uxơ nang. Nếu người con trai đầu lòng bị bệnh uxơ nang thì ở lần sinh thứ hai, xác suất sinh ra người con không bị bệnh là bao nhiêu?

Biết rằng ngoài mẹ vợ và em trai của người đàn ông nói trên bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không ai khác bị bệnh.

Câu 6: (2.0 điểm)

6.1: (1.0 điểm) Trong 1 hecta quần thể cây Bạch đàn, cho biết số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi như sau:

         - Nhóm tuổi trước sinh sản: 640 cây/ha.

         - Nhóm tuổi  sinh sản:         640 cây/ha.

         - Nhóm tuổi sau sinh sản:    100 cây/ha.

a. Vẽ hình dạng tháp tuổi của loài trên?

b. Xác định tên của dạng tháp và cho biết ý nghĩa sinh học của dạng tháp đó.

6.2: (1.0 điểm) Nghiên cứu bọ cánh cứng, người ta đếm được 12 cá thể trên một diện tích 4m2. Khi khảo sát lấy mẫu ở 40 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì chỉ có 23 địa điểm là có loài bọ cánh cứng này. Xác định độ nhiều, độ thường gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã?

ĐÁP ÁN

Câu 1

1.1.

a. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai.

b. Nội dung:

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng

1.2

- Kiểu gen: AaBb hay \(\frac{AB}{ab}\)hay \(\frac{Ab}{aB}\) 

- Quy luật di truyền chi phối: Phân li độc lập và Liên kết gen.

- Để thế hệ lai có ít kiểu hình nhất: cá thể dị hợp phải lai với cá thể đồng hợp về gen trội (cho 100% kiểu hình trội)

1.3

* Dùng phép lai phân tích:

Cho F1 thân xám, cánh dài lai với cá thể đồng hợp lặn (thân đen, cánh cụt) thu được Fa.

- Nếu Fa phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

- Nếu Fa phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb liên kết trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể.

* Cho các cá thể ruồi F1  thân xám, cánh dài tạp giao với nhau thu được F2.

- Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau (di truyền phân ly độc lập)

- Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 thì các gen quy định các tính trạng liên kết trên cùng 1 nhiễm sắc thể. (di tuyền liên kết).

Câu 2:

2.1

a)  Số ong mỗi loại: Theo giả thiết ta có:

- Bộ NST của ong thợ: 2n = 32

- Bộ NST của ong đực:  n = 32/2 = 16

Gọi x là số trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ.

Gọi y là số trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực.

Ta có:

\(\left\{ \begin{gathered} x + y = 1000 \hfill \\ 28(32x + 16y) \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

        ( 28 là số tế bào con thu được sau 8 lần phân chia)

\( \to \left\{ \begin{gathered} x + y = 1000 \hfill \\ 2x + y = 1600 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered} x = 600 \hfill \\ y = 400 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

Vậy:  - Số ong thợ: 600 con

          - Số ong đực: 400 con

b) Số tinh trùng tham gia thụ tinh:

- Số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ tinh = 600

- Vậy tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh là: \(\frac{{600.100}}{{75}} = 800\) (tinh trùng)

2.2

a) Gọi a là số tế bào mầm ban đầu của thỏ đực

 Theo đề bài ta có số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là:

( 2x - 1 ) . a . 2n = 5940

                                 \(Suyra:a = \frac{{5940}}{{{2^x} - 1}} = \frac{{5940}}{{({2^4} - 1).44}}\)(tế bào)

   Vậy có 9 tế bào mầm.

b) Số tinh bào bậc I = số tế bào con sau nguyên phân.

                                                         a . 2x  =  9 . 24  = 144

Số tinh trùng được tạo ra:               144 .  4 =  576 (tinh trùng)

Hiệu suất thụ tinh bằng 1,5625%. Suy ra số hợp tử được tạo ra

                                                     576  . 1,5625%  =  9 (hợp tử)

Số NST có trong các hợp tử:        9 .  2n  =  9 . 44  = 396 (NST)

c) Có 9 hợp tử nhưng chỉ có 6 thỏ con được đẻ ra.

Vậy tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử bằng: \(\frac{6}{9} = \frac{2}{3} \approx 66,7\% \)

Câu 3

3.1 Nói gen quy định tính trạng vì:

- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung.

- mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin(Prôtêin bậc I)

-  Prôtêin  trực tiếp tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

- Như vậy, thành phần và trình tự sắp xếp của axit amin trên  Prôtêin  do nuclêôtit trên gen quy định. Nên gen quy định tính trạng.

3.2

a. Tính số lần nguyên phân của tế bào:

- 3 gen có chiều dài bằng nhau nên có số  nuclêôtit  bằng nhau.

- Gọi N là số  nuclêôtit  của mỗi gen.

- 3 gen cùng nằm trên một tế bào nên có số lần tự nhân đôi bằng nhau và số lần nguyên phân bằng nhau.

- Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào (k: nguyên, dương)

Theo đề bài, ở gen A:

Số liên kết hydrô: 2A + 3G = 1900            (1)

                              2A + 2G = N                 (2)

Số  nuclêôtit  tự do cung cấp cho sự tự nhân đôi của mỗi gen:

                 N(2k – 1) = \(\frac{{67500}}{3}\) = 22500     (3)

Từ (3) => N = \(\frac{{22500}}{{{2^k} - 1}}\) 

Ta lại có: 2A + 2G < 2A + 3G < 3A + 3G

N < 1900 < \(\frac{{3}}{{2}}N\) 

\(\begin{gathered} \Leftrightarrow \frac{{22500}}{{{2^k} - 1}}\langle 1900\langle \frac{3}{2}.\frac{{22500}}{{{2^k} - 1}} \hfill \\ \Leftrightarrow \frac{{22500}}{{1900}}\langle {2^k} - 1\langle \frac{3}{2}.\frac{{22500}}{{1900}} \hfill \\ \Leftrightarrow \frac{{225}}{{19}}\langle {2^k} - 1\langle \frac{3}{2}.\frac{{225}}{{19}} \hfill \\ \Leftrightarrow 11,8\langle {2^k} - 1\langle 17,8 \hfill \\ \Leftrightarrow 12,8\langle {2^k}\langle 18,8 \Rightarrow 3,6\langle k\langle 4,3 \hfill \\ knguyen \Rightarrow k = 4 \hfill \\ \end{gathered} \)

Vậy tế bào nguyên phân 4 lần liên tiếp.

b. Tính chiều dài và số lượng từng loại Nuclêôtít của mỗi gen:

Từ (3) ta có: N = \(\frac{{22500}}{{{2^4} - 1}}\)  = 1500 (N)

Chiều dài của mỗi gen:

LA = LB = LC = 750 . 3,4 Å  = 2500 Å

- Số lượng từng loại  Nuclêôtít  của gen A:  \(\left\{ \begin{gathered} 2A + 3G = 1900 \hfill \\ 2A + 2G = 1500 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered} A = T = 350 \hfill \\ G = X = 400 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

- Số lượng từng loại  Nuclêôtít  của gen B:

A = T = 350 + 80 = 430(N),        G = X = 750 – 430 = 320(N)

- Số lượng từng loại  Nuclêôtít  của gen C:

A = T = 430 + 10 = 440(N),        G = X = 750 – 440 = 310(N)

Câu 4

a. Số nuclêôtit của gen e hơn gen E là: 600 : 300 = 2  nuclêôtit

Theo đề bài ra số liên kết hydrô của gen e hơn gen E là 2. Vậy đột biến ở đây là đột biến thêm một cặp nuclêôtit. Cặp  nuclêôtit  được thêm là cặp A = T.

b. Căn cứ vào tỉ lệ A/G của mỗi gen ta có:

e - E = \(\frac{{Ae}}{{Ge}} - \frac{{{A_E}}}{{{G_E}}} = \frac{{19}}{{25}} - \frac{3}{4} = \frac{{76}}{{100}} - \frac{{75}}{{100}} = \frac{1}{{100}}\) 

Suy ra số  nuclêôtit  mỗi loại của mỗi gen là:

\(\begin{gathered} GenE\left\{ \begin{gathered} A = T = 75 \hfill \\ G = X = 100 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ G{\text{ene}}\left\{ \begin{gathered} A = T = 76 \hfill \\ G = X = 100 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \)

c. Nếu cặp Ee tự nhân đôi 3 lần thì số  nuclêôtit  mỗi loại mà môi trường cần cung cấp là:

\(\left\{ \begin{gathered} A = T = (75 + 76).(23 - 1) = 1057 \hfill \\ G = X = (100 + 100).(23 - 1) = 1400 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

Câu 5

a. Sơ đồ phả hệ:

Kiểu gen của các thành viên trong gia đình:

- 1, 2, 7, 8 có kiểu gen Aa.

- 3, 5 có kiểu gen aa.

- 4, 6 có kiểu gen AA hoặc Aa.

b. Xác suất để II6 x II7 sinh người con đầu bị bệnh là con trai:

- Để cặp vợ chồng II6 và II7 sinh ra người con bị bệnh (aa) thì cặp vợ chồng này phải có kiểu gen dị hợp Aa.

- Xác suất để II6 có kiểu gen Aa là \(\frac{1}{3}\).

- Xác suất sinh ra con trai là\(\frac{1}{2}\).

- Xác suất đứa con bị bệnh có kiểu gen aa là \(\frac{1}{2}\).

* Vậy xác suất để cặp vợ chồng II6 và II7 sinh ra người con đầu là con trai bị bệnh là:

\(\frac{1}{3}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2}=\frac{1}{12}\)

* Vậy xác suất sinh ra con thứ 2 không bị bệnh là: \(\frac{3}{4}\)(=75%)

Câu 6

6.1.a Dạng hình tháp

b.  - Tên của dạng tháp: dạng ổn định

     - Ý nghĩa sinh học:

      + Tỉ lệ sinh của quần thể: vừa phải

      + Số lượng cá thể trong quần thể: ổn định

6.2

- Độ nhiều : \(\frac{12}{4}=3\) con/m2

- Độ thường gặp : \(C = \frac{{p.100}}{P} = \frac{{23.100}}{{40}} = 57,5\%\) 

                     C > 50% => loài thường gặp

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG Cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Lộc Hải có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF