YOMEDIA

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2021 có lời giải chi tiết Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Tải về
 
NONE

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2021 có lời giải chi tiết Trường THCS Đinh Tiên Hoàng là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 60p

 

Câu 1. (2,5 điểm)

1. Hình 2 biểu diễn tia sáng truyền qua một thấu kính hội tụ, hình 3 biểu diễn tia sáng truyền qua một thấu kính phân kì. Hãy nêu cách vẽ và vẽ hình để xác định tiêu điểm của các thấu kính.

2. Chiếu một chùm sáng hội tụ hình nón qua một lỗ tròn bán kính 2,5 cm trên màn chắn M1. Trên màn M2 đặt song song phía sau M1, cách M1 một khoảng L = 20 cm, hứng được một hình tròn sáng bán kính 2 cm. Tâm của hình tròn sáng trên M2 và tâm lỗ tròn trên M1 cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với các màn. Dùng một thấu kính hội tụ lắp khít vào lỗ tròn trên M1 thì trên M2 thu được một điểm sáng. Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Câu 2. (2,5 điểm) 

Trong lòng một khối rất lớn nước đá ở nhiệt độ 0oC có một cái hốc thể tích V0 = 1000 cm3. Người ta rót từ từ nước ở nhiệt độ 100oC vào hốc này qua một ống nhỏ. Biết khối lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là Dn = 1000 kg/m3, Dđ = 900 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0oC là λ = 336 kJ/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với ống dẫn và không khí.

a) Khối lượng nước đổ vào hốc là m1 = 0,1 kg, hãy tính khối lượng nước trong hốc khi đã cân bằng nhiệt.

b) Tính khối lượng nước lớn nhất rót được vào hốc.

Câu 3. (2,0 điểm) 

Một tàu hỏa chiều dài L =150 m đang chạy với vận tốc không đổi v = 10 m/s trên đường ray thẳng, song song và gần đường quốc lộ 1A. Một xe máy và một xe đạp đang chạy thẳng trên đường 1A, ngược chiều nhau, tốc độ không đổi lần lượt là v1 và v2. Tại thời điểm t0 = 0, xe máy bắt đầu đuổi kịp tàu, còn xe đạp bắt đầu gặp tàu

a) Xe máy bắt đầu vượt qua tàu sau khi xe máy đã đi được quãng đường s1 = 400 m kể từ thời điểm t0 = 0, hãy tính tốc độ v1 của xe máy.

b) Xe máy và xe đạp gặp nhau tại vị trí cách đầu tàu một khoảng l = 105 m, hãy tính tốc độ v2 của xe đạp.

Câu 4. (3,0 điểm)

1. Một đoạn mạch gồm r = 20Ω, R = 15Ω, biến trở con chạy có giá trị lớn nhất RMN = R0 = 60Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U không đổi . Bỏ qua điện trở dây nối và ampe kế.

a) Khi con chạy C ở chính giữa biến trở thì số chỉ ampe kế là 0,1 A, hãy tính hiệu điện thế U.

b) Xác định vị trí con chạy C để số chỉ ampe kế là nhỏ nhất.

2. Hộp kín trong đó có một hiệu điện thế không đổi (chưa biết giá trị) nối tiếp với một điện trở r (hình 5). Hãy trình bày cách đo giá trị của r với các dụng cụ sau đây:

- Một biến trở con chạy (hình 6) có giá trị toàn phần RMN = R0 đã biết và vị trí con chạy C được xác định bằng độ chia trên biến trở.

- Một ampe kế khung quay có bảng chia độ và các chỉ số bị mờ.

- Một điện trở R chưa biết giá trị.

- Dây dẫn dùng để nối các linh kiện.

Bỏ qua điện trở ampe kế và dây nối, biết r < R0.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2,5đ)

1. (1,0 điểm)

- Kẻ đường song song với tia tới và đi qua quang tâm, cắt tia khúc xạ (hoặc đường kéo dài của tia khúc xạ) tại F1

- Kẻ đường thẳng vuông góc với trục chính, đi qua F1, cắt trục chính tại tiêu điểm F’

2. (1,5 điểm)

Bán kính lỗ tròn trên màn M1 là OI = 2,5 cm, bán kính hình tròn sáng trên M2 là S’K = 2 cm, OS' = L = 20 cm, tiêu cự của thấu kính f = OF’ cần tìm.

- Xét hai tam giác đồng dạng OIS và S’KS

\(\begin{align} & \frac{\text{OS}}{OI}=\frac{S'S}{S'K}=\frac{\text{OS}-\text{OS}'}{S'K} \\ & Hay\,\frac{\text{OS}}{2,5}=\frac{\text{OS}-20}{2} \\ & \Rightarrow \text{OS}=100cm \\ \end{align}\)

- Hai tam giác đồng dạng OIS và F’F1O

\(\frac{\text{OF}'}{F'{{F}_{1}}}=\frac{\text{OS}}{OI}\)

- Hai tam giác đồng dạng OIS’ và F’F1S’

\(\frac{\text{F}'S'}{F'{{F}_{1}}}=\frac{\text{OS}}{OI}\,\,\,hay\,\,\,\frac{\text{OF}'-OS'}{F'{{F}_{1}}}=\frac{\text{OS}}{OI}\,(2)\)

Chia (1) cho (2) vế theo vế ta được

\(\begin{align} & \frac{\text{OF}'}{\text{OF}'-OS'}=\frac{\text{OS}}{OS'}\,\,hay\,\,\,\frac{f}{f-20}=\frac{\text{100}}{20} \\ & \Rightarrow f=25cm \\ \end{align}\)

Câu 2: (2đ)

a) (1,0 điểm)

Gọi khối lượng nước tan ra từ đá là m2, phương trình cân bằng nhiệt:

m1c(0 - 100) + m2λ = 0

\(\Rightarrow {{m}_{2}}=\frac{0,1.4200.100}{336000}=0,125kg\)

Khối lượng nước trong hốc khi cân bằng nhiệt

m = m1 + m2 = 0,1 + 0,125 = 0,225 kg

Thể tích nước tương ứng

\(V=\frac{m}{{{D}_{n}}}=\frac{0,225}{1000}=2,25.10-4{{m}^{3}}=225c{{m}^{3}}\)

V < V0 nên khối lượng nước này có thể tồn tại trong hốc

b) (1,5 điểm)

Gọi M1 là khối lượng nước lớn nhất đổ vào hốc, M2 là khối lượng nước đá tan ra, phương trình cân bằng nhiệt là

M1c(0 - 100) + M2λ = 0

\(\Rightarrow {{M}_{2}}=\frac{4200.100}{336000}{{M}_{1}}=1,25{{M}_{1}}\)

Khối lượng nước trong hốc khi cân bằng nhiệt

M = M1 + M2 = 2,25M1

Thể tích nước ứng với khối lượng M

\({{V}_{M}}=\frac{M}{{{D}_{n}}}=2,25\frac{{{M}_{1}}}{D_{n}^{{}}}\)

Thể tích hốc tăng thêm một lượng đúng bằng thể tích đá tan thành nước

\(\Delta {{V}_{{}}}=\frac{{{M}_{2}}}{{{D}_{d}}}=1,25\frac{{{M}_{1}}}{D_{d}^{{}}}\)

Nước chiếm toàn bộ thể tích mới V0 + ∆V của hốc nên ta có

\(\begin{align} & {{V}_{M}}={{V}_{0}}+\Delta V \\ & hay \\ & 2,25\frac{{{M}_{1}}}{{{D}_{n}}}={{V}_{0}}+1,25\frac{{{M}_{1}}}{{{D}_{d}}} \\ & \Rightarrow {{M}_{1}}=\frac{{{V}_{0}}}{\frac{2,25}{{{D}_{n}}}-\frac{2,25}{{{D}_{d}}}}=\frac{36}{31}kg\approx 1,16kg \\ \end{align}\)

Câu 3: (2đ)

a) (1 điểm)

Quãng đường tàu hỏa đi được đến khi xe máy vượt qua là s1 - L

Thời gian xe máy đi quãng đường s1 bằng thời gian tàu đi quãng đường s1 – L

\(\begin{align} & \frac{{{s}_{1}}}{{{v}_{1}}}=\frac{{{s}_{1}}-L}{v} \\ & \Rightarrow {{v}_{1}}=v\frac{{{s}_{1}}}{{{s}_{1}}-L}=10.\frac{400}{400-150}=16m/s \\ \end{align}\)

b) (1 điểm)

Thời điểm xe máy và xe đạp gặp nhau: \({{t}_{1}}=\frac{L}{{{v}_{1}}+{{v}_{2}}}\)

Khoảng cách từ vị trí gặp nhau đến đầu tàu

l = vt1 + v2t1 = (v + v2)t1

\(\Rightarrow {{v}_{2}}=\frac{Lv-1{{v}_{1}}}{1-L}=\frac{150.10-105.16}{105-150}=4m/s\)

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2021 có lời giải chi tiết Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF