YOMEDIA

Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Sở GD&ĐT Thanh Hoá (đề dự bị số 1)

Tải về
 
NONE

HOC 247 xin chia sẻ đến các em Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 được cập nhật từ Sở GD&ĐT Thanh Hoá (đề dự bị số 1). Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài. Tin rằng, với sự nỗ lực và kiên trì, các em sẽ đạt kết quả tốt trong kì thi này. Chúc các em thành công.

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GD&DDT THANH HOÁ                                                                              ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

                                                                                                                 NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                MÔN: NGỮ VĂN 9

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                       NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay

hoa hoa một điệu múa kỳ lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp

nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia

đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội 1983)

Câu 1.Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nêu tác dụng củaphép tu từ lặp cú pháp được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau:

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp

nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Câu 4. Từ hai dòng thơ: Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống và Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm)

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa điểm tựa tinh thầncủa mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2 (10,0 điểm)

Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng: Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của cuộc sống.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với truyện ngắn Tôi đi học (Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt Nam 2018) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

..............HẾT...............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Thể thơ: Tự do/ Thơ văn xuôi

Câu 2:

Tác dụng của phép lặp cú pháp:

  • Tạo sự cân đối nhịp nhàng, chất trữ tình cho bài thơ văn xuôi
  • Nhấn mạnh cách hiểu, sự phát hiện mới mẻ của tác giả về điểm tựa tinh thần của mỗi người trong cuộc đời

Câu 3:

  • Hình ảnh già nua, khắc khổ, in hằn dấu ấn thời gian của bà cụ
  • Sự tần tảo, cuộc đời lam lũ, chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam
  • Gợi lòng yêu thương, biết ơn của tác giả và người đọc

Câu 4:

Thí sinh có thể rút ra thông điệp khác nhau từ văn bản nhưng cần lí giải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số thông điệp và hướng lí giải:

  • Chỗ dựa tinh thần là điều cần thiết trong cuộc đời mà mỗi người cần có để đứng vững và vượt qua khó khăn, thử thách
  • Điểm tựa tinh thần có thể là những gì lớn lao, mạnh mẽ, phi thường, cũng có thể là những điều gần gũi, nhỏ bé quanh ta…

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1

Yêu cầu cụ thể

Thí sinh có thể viết đoạn văn theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa của khát vọng sống với mỗi người. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

  • Điểm tựa tinh thần giúp con người giữ thăng bằng, không gục ngã hay lùi bước trước những khó khăn, thử thách luôn tiềm ẩn trên đường đời.
  • Điểm tựa tinh thần là cội nguồn sức mạnh, giúp con người trở nên mạnh mẽ, vượt qua phút giây yếu đuối, lo sợ, nhụt chí…
  • Điểm tựa tinh thần đôi khi chính là động lực, mục đích sống của con người.
  • Điểm tựa không phải là dựa dẫm. Dựa dẫm sinh ra ỷ lại, thụ động. Điểm tựa là bệ phóng để con người tiếp tục hành trình.

Câu 2

Yêu cầu chung

Câu hỏi kiểm tra năng lực viết bài NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

Yêu cầu cụ thể

Giải thích ý kiến

  • Văn học là loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu, phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết và thỏa mãn tình cảm thẩm mĩ phong phú của con người.
  • Niềm vui trong sáng là những xúc cảm lành mạnh, tốt đẹp, tích cực của người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
  • Cái đẹp của cuộc sống là khái niệm rộng, có thể là cái đẹp của thiên nhiên, con người, tình người, tình đời…

=> Ý kiến trên khẳng định chức năng thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Tác phẩm lôi cuốn vì nó giúp người đọc vượt lên cái hữu hạn hằng ngày để sống bằng tâm hồn, mơ ước. Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm tích cực, góp phần hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mĩ.

a. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Vài nét về Nguyễn Thành Long và Lặng lẽ Sa Pa

Lặng lẽ Sa Pa đã đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của cuộc sống:

Tác phẩm mang đến những rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa tươi đẹp, mộng mơ.

Tác phẩm mang đến niềm tin, niềm vui lạc quan về vẻ đẹp của con người, tình người

  • Vẻ đẹp trong suy nghĩ, tâm hồn, lẽ sống của anh thanh niên
  • Vẻ đẹp của tập thể những con người có suy nghĩ đẹp, lao động thầm lặng, cống hiến quên mình (ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe…)
  • Vẻ đẹp của những tình cảm tinh tế, trong sáng ấm áp tình người

Vẻ đẹp của tác phẩm còn được tạo nên từ những sáng tạo nghệ thuật (xây dựng tình huống, bút pháp lí tưởng hóa, chất thơ)….

    -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Sở GD&ĐT Thanh Hoá (đề dự bị số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON