YOMEDIA

Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 của Phòng GD&ĐT Bình Xuyên. Tài liệu này giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề của đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập thật tốt cho bản thân. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ đem vinh quang về cho trường.

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN                                                 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

                                                                                                                  NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                    MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu 1 (4,0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ sau:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

Câu 2 (6,0 điểm)

BẢY KÌ QUAN MỚI

Một nhóm học sinh đang học cách viết luận về chủ đề bảy kì quan thế giới. Cuối giờ mỗi em phải liệt kê được bảy kì quan theo suy nghĩ của riêng mình.

Học sinh ngồi ríu rít bàn bạc rằng những công trình nào nên là kì quan của thế giới. Tháp nghiêng Pisa, Kim tự tháp Ai Cập... đều được lựa chọn.

Cuối giờ khi thu bài, một em bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giải thích:

- Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kì quan quá ạ!

- Em hãy thử kể những kì quan theo ý em để các bạn và cô nghe xem có thể giúp em được không? – Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn.

Cô bé do dự:

- Em nghĩ bảy kì quan trên thế giới nên là: xúc giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương…

                                                            (Nói bởi trái tim, NXB Kim Đồng, tr.44)

Em có đồng ý với cô bé trong câu chuyện trên rằng: nụ cười sự yêu thương là những kì quan mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng?

Câu 3 (10,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Đình Thi từng viết:

“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người”.

(Tuyển tập, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ), em hãy làm sáng tỏ.

...........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 (4,0 điểm)

  • Xác định đúng biện pháp tu từ so sánh:

- Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

- Óng tre ngà và mềm mại như tơ

- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

 Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

- Như gió nước không thể nào nắm bắt

  • Tác dụng :
    • Các hình ảnh so sánh đã hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt.
    • Tiếng Việt giàu hình ảnh: các hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc: đất cày, lụa, óng tre ngà, tơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.
    • Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu “nói thường nghe như hát/ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh/ Như gió nước không thể nào nắm bắt”: Tiếng Việt với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực khác nhau, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, réo rắt, sâu lắng, thiết tha…

   => Khẳng định tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

   Qua đó nhà thơ thể hiện lòng yêu mến, thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

Câu 2 (6,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

I. Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận

II. Bình luận vấn đề nghị luận

a.Giải thích

  • Phân tích ngắn gọn nội dung câu chuyện để thấy được những suy nghĩ khác nhau của nhóm học sinh về bảy kì quan thế giới. Chú ý đến suy nghĩ của cô bé cho rằng bảy kì quan trên thế giới nên là: xúc giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương.
  • Trong đó:
    • Nụ cười: là một cử chỉ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc mà con người luôn hướng tới.
    • Sự yêu thương: là tình cảm gắn bó, chia sẻ, đồng điệu... giữa con người với con người trong mọi mối quan hệ của cuộc sống.

b.Bình luận

  • Khẳng định: Suy nghĩ của cô bé trong chuyện là hoàn toàn đúng.
  • Lý lẽ:
    • Chúng ta vẫn có thể sống vui nếu không có tháp nghiêng Pisa, không có tháp Eiffel và Kim tự tháp Ai Cập... Nhưng chúng ta sẽ khó khăn biết bao nếu thiếu một trong bảy kì quan mà cô bạn này đã kể, đặc biệt là thiếu nụ cười và tình yêu thương.
    • Hơn nữa, nhiều tỉ người trên Trái đất mới có một kì quan kiểu như Kim tự tháp, trong khi mỗi người chúng ta lại có cho riêng mình những bảy kì quan. Chúng ta thật giàu có biết bao. Đó mới là những kì quan mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng nhất.
    • Khi cuộc sống của chúng ta có nụ cười và tình yêu thương thì cuộc sống ấy sẽ trở nên tốt đẹp, ý nghĩa bởi mỗi con người luôn cần những niềm vui và bởi người với người sống để yêu nhau (Tố Hữu). Trái lại, nếu cuộc sống không có nụ cười và tình yêu thương thì cuộc sống ấy sẽ khô khan, đơn điệu, mất đi những ý nghĩa tốt đẹp.
    • Nụ cười và tình yêu thương là động lực tinh thần giúp con người sống vui vẻ, yêu đời, giúp con người vượt qua những khó khăn của cuộc sống để tìm đến những chân trời thành công và hạnh phúc.
    • Người luôn có nụ cười và tình yêu thương sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, trân trọng, ngợi ca.
  • Dẫn chứng (Học sinh đưa ra những dẫn chứng cụ thể và phân tích để làm sáng rõ vấn đề)

c. Mở rộng, liên hệ

  • Nụ cười và tình yêu thương sẽ giúp con người hình thành thêm nhiều tình cảm tốt đẹp: tinh thần lạc quan, yêu đời; trái tim nhân hậu, vị tha; nghị lực vượt khó... Nhờ đó, mỗi con người sẽ ngày một hoàn thiện mình.
  • Nụ cười và tình yêu thương là những kì quan đẹp mà mỗi con người đều có. Bởi vậy, mỗi con người đều cần xây đắp, gìn giữ nó để những kì quan ấy luôn đẹp và bền vững.
  • Phê phán những con người:
    • Sống bi quan, chán chường, không có nụ cười.
    • Sống vô cảm, lạnh lùng, không có tình yêu thương.

III. Khái quát lại toàn bộ vấn đề nghị luận

Câu 3 (10,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học; xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận phù hợp. Diễn đạt rõ ràng, dùng từ chính xác, gợi cảm.

Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo các gợi ý sau:

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
  • Khái quát phạm vi nghị luận.

II. Thân bài

a. Giải thích nhận định:

  • Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người: Các tác phẩm văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực, người nghệ sĩ lấy chất liệu sáng tác từ hiện thực đời sống hằng ngày.
  • Văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người: văn học nghệ thuật có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người, giúp cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, giàu có hơn, giúp con người biết rung động, yêu thương, biết đấu tranh bảo vệ điều hay lẽ phải, biết phân biệt chính nghĩa với gian tà, sống có ước mơ, khát vọng, lí tưởng hoài bão; biết hướng đến giá trị chân, thiện, mĩ.

 => Nhận xét của Nguyễn Đình Thi bàn về đặc trưng phản ánh và chức năng của văn học nghệ thuật. Khẳng định mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nghệ thuật với đời sống, khả năng tác động kỳ diệu của văn học với tâm hồn bạn đọc.

b.Bình luận 

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là đúng đắn vì xuất phát từ đặc trưng của văn chương:

  • Văn học nghệ thuật là tấm gương phản ánh thời đại.
  • Tác phẩm văn học là kết tinh tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng ; Nghệ sĩ không đứng ngoài chỉ đường mà là người đốt lửa trong lòng người đọc; giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và lối sống của bản thân con người cá nhân và xã hội.

c. Chứng minh

“Chuyện người con gái Nam Xương” được bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người:

  • Tác phẩm miêu tả chân thực số phận đáng thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:
    • Nỗi mặc cảm về thân phận. Vũ Nương mang nỗi mặc cảm thân phận con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Trong cuộc sống đời thường, nàng luôn phải giữ gìn khuôn phép trong lễ giáo tam tòng hà khắc.
    • Chịu đựng nỗi cô đơn, mòn mỏi vì chiến tranh loạn lạc. Ngày qua tháng lại, ... thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được ... Hình ảnh Vũ Nương cùng chiếc bóng năm canh phần nào thể hiện được tình cảnh cô đơn tội nghiệp.
    • Nỗi oan khiên tày trời và cái chết thê thảm. Lời nói ngây thơ của đứa con cùng với thói ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã đẩy nàng vào nỗi oan khuất. Tiếng khóc, tiếng thanh minh, tiếng than thảm thiết bên bờ Hoàng Giang chỉ có trời mới thấu. Khép lại nỗi oan ấy là hành động đầy bi kịch: tự vẫn.
  • Tác phẩm phản ánh những bất công trong xã hội cũ:
    • Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ tiếp tay cho thói gia trưởng mà nhân vật Trương Sinh chính là sản phẩm của xã hội ấy.
    • Chiến tranh phi nghĩa gây cảnh ngộ đôi lứa chia li, gia đình tan nát ...
    • Chế độ phong kiến thối nát bất công, quyền sống của con người không được đảm bảo, người phụ nữ không thể tự đứng ra bảo vệ mình (số phận của người phụ nữ lại phụ thuộc vào lời buộc tội, gỡ tội của đứa trẻ lên ba).
  • Tác phẩm phát hiện miêu tả cảm động những phẩm chất tâm hồn cao quý của người phụ nữ:
    • Đảm đang, hiếu nghĩa, giàu tình yêu thương (Người mẹ yêu con hết mực, người con dâu hiếu thảo, người vợ yêu thương chồng)
    •   Thủy chung, son sắt: luôn giữ gìn khuôn phép, ngày đêm ngóng trông chờ đợi chàng Trương, kể cả khi bị đẩy đến cái chết vẫn khát khao được sống trong tình yêu.
    •   Nhân nghĩa, vị tha, trọng danh dự, trọng ân tình... (Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, luôn nhớ thương chồng con, quê hương, khát khao được phục hồi danh dự, ...
    • (HS lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh)

.

                 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên

                                                                                                      --Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON