YOMEDIA

Đề thi HSG môn Lịch Sử 9 năm học 2019-2020 Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ

Tải về
 
NONE

Đề thi HSG môn Lịch Sử 9 năm học 2019-2020 Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ được Hoc247 sưu tầm và biên tập, nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học, đồng thời làm quen với các bài tập ôn luyện đội tuyển HSG, hình thành cơ sở kiến thức vững chắc để các em tự tin bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HUYỆN TỨ KỲ

 

 

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Năm học 2019-2020

MÔN : LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề này gồm có 05 câu, 01 trang)

 

I. Lịch sử thế giới. (10,0 điểm)

Câu 1. (5,0 điểm)

Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng "thần kì", trở thành một siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới. Em hãy chứng minh và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó?

Câu 2. (3,0 điểm)

Xu thế phát triển của thế giới sau "Chiến tranh lạnh" là gì? Theo em, xu thế mới này đã đặt ra cho Việt Nam thời cơ và thách thức gì?

Câu 3. (2,0 điểm)

Kể tên những "khuôn khổ" của trật tự thế giới đã được thiết lập sau các cuộc chiến tranh thế giới? Từ sau năm 1991 đến nay, thế giới đang trong quá trình hình thành trật tự mới nào? Sự hình thành trật tự này phụ thuộc vào những nhân tố gì?

II. Lịch sử Việt Nam. (10,0 điểm)

Câu 1. (6,0 điểm)

          Bằng hiểu biết của mình về cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

Câu 2. (4,0 điểm)

Trình bày mục tiêu, tính chất và những hạn chế cơ bản của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925.

-------- Hết --------

Câu

Đáp án

 

I. Lịch sử Thế giới

Câu 1

(5,0 điểm)

a) Chứng minh ( 2.5 điểm)

- Tổng sản phẩm quốc dân: Năm 1950, Nhật Bản chỉ mới đạt  20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới - sau Mĩ (830 tỉ USD).

- Thu nhập bình quân trên đầu người: Năm 1990, đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai thế giới - sau Thuỵ Sĩ (29850 USD).

- Công nghiệp: Trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961-1960 là 13,5 %.

- Nông nghiệp: Trong những năm 1967-1969, Nhật Bản đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai thế giới - sau Pê-ru.

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

b) Nguyên nhân (2.5 điểm)   

* Khách quan:

- Có thời cơ thuận lợi: Do Mĩ gây cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Nhật Bản đã nhận được đơn đặt hàng bán vũ khí cho Mĩ.

- Với việc kí Hiệp ước "An ninh Mĩ-Nhật" Nhật Bản đã lợi dụng sự bảo hộ của Mĩ, ít phải chi tiêu về quân sự mà tập trung phát triển kinh tế.

- Nhật Bản rất biết tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

- Nhật vừa chú ý đến việc phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước, vừa chú ý mua các phát minh nước ngoài và biết sử dụng có hiệu quả những phát minh đó. Hiện nay Nhật đang đứng đầu thế giới về trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong ngành công nghiệp dân dụng.

* Chủ quan:  

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Có những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo tiền đề cho sự phát triển.

- Do chính sách đối ngoại của Nhật Bản mềm dẻo, biết "len lách" vào thị trường các nước, mở rộng thị trường quốc tế.

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật  và coi trọng tiết kiệm.

Câu 2

(3,0 điểm)

* Xu thế phát triển của thế giới sau "Chiến tranh lạnh"

- Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

- Ba là, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (như ở châu Phi và một số nước ở Trung Á…).

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế.

* Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam

+ Thời cơ:

- Có môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác và hội nhập với khu vực và thế giới.

- Có cơ hội tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngaoif, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa.

+ Thách thức:

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

- Âm mưu mới của các thế lực phản động quốc tế.

- Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nếu không có chính sách và biện pháp thích hợp, không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ bị tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan…

Câu 3

(2,0 điểm)

* Kể tên:                                          

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: khuôn khổ của trật tự thế giới là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.                                                                                                      

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai: khuôn khổ của trật tự thế giới mới, lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.                                 

* Trật tự thế giới sau năm 1991: Trật tự đa cực, nhiều trung tâm.               

* Phụ thuộc vào:                          

+ Thực lực của các cường quốc về kinh tế và quân sự.                                   

+ Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới.                                        

+ Sự vươn lên của các nước mới giành được độc lập dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh.

+ Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.                                        

 

II. Lịch sử Việt Nam

Câu 1

(6,0 điểm)

- Nêu hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn này và nêu hoàn cảnh câu nói "Bao giờ…"

- Khi Pháp nổ súng xâm lược, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri phương, quân dân ta đã anh dũng chống trả quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại.

- Khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, nhân dân đã kiên quyết chống giặc, tiêu biểu như nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.

Trương Định đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa gây cho địch thất điên bát đảo…

- Khi kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long… với các lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực… họ đã chiến đấu kiên cường tới hơi thở cuối cùng, thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc, lại có những người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân triều đình cố gắng giữa thành nhưng thất bại, Nguyễn Tri Phương bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.

- Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy (1873), chúng đã bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết.

- Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu cùng với quân lính đã anh dũng chống trả, khi thành bị mất ông đã thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết. Cũng trong thời gian này, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến chống Pháp, tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần hai (1883) làm cho nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội, nhân dân đã tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa để chặn bước tiến của giặc…

- Kết luận: Như vậy, với cuộc kháng chiến diễn ra mạnh mẽ, liên tục của nhân dân ta chống lại quân Pháp xâm lược có thể khẳng định câu nói của Nguyễn Trung Trực " Bao giờ…." là hoàn toàn đúng.

Câu 2

(4,0 điểm)

* Phong trào đấu tranh của t­ư  sản dân tộc:

- Về mục tiêu:

+ Đòi một số quyền lợi về kinh tế như­: phong trào chấn hư­ng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)...

+ Đòi các quyền lợi về chính trị nh­ư: đòi các quyền tự do dân chủ, thành lập Đảng lập hiến...

- Về tính chất: Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều mang tính chất cải lương, nửa vời…

- Hạn chế: Các hoạt động của họ chỉ mang tính cải lương, phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vư­ợt qua...

* Phong trào đấu tranh của tiểu t­ư sản:

- Về mục tiêu:

+ Chống áp bức, chống cường quyền, đòi các quyền tự do dân chủ.

+ Thức tỉnh lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đấu tranh.

- Về tính chất: Theo khuynh hướng dân chủ tư­ sản, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét ...

- Hạn chế: Họ chưa đư­ợc tổ chức thành một chính đảng nên đấu tranh mang tính xốc nổi, ấu trĩ...

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HSG môn Lịch Sử 9 năm học 2019-2020 Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập môn Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Chúc các em học tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF