YOMEDIA

Đề ôn tập Chương 4 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Mai Lão Bạng

Tải về
 
NONE

Để đạt được kết quả cao trong học tập thì tài liệu ôn tập là người bạn đồng hành không thể thiếu, hiểu được điều đó HOC247 xin gửi tới các em học sinh lớp 10 tài liệu Đề ôn tập Chương 4 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Mai Lão Bạng. Các em có thể tải về máy để tham khảo từ đó có kế hoạch học tập cụ thể. 

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT MAI LÃO BẠNG

 

Câu 1. Trong phản ứng 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Khí NO2 đóng vai trò

A. chất oxi hóa.                                           

B. chất khử.

C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.     

D. không phải chất oxi hóa và chất khử.

Câu 2. Tìm định nghĩa sai.

A. Chất bị oxi hóa là chất nhận electron.

B. Chất khử là chất bị oxi hóa.

C. Chất khử là chất cho electron.

D. Quá trình oxi hóa là quá trình cho electron.

Câu 3. Cho phản ứng sau aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số tối giản của phương trình. Tổng a + b bằng

A. 3                         

B. 4                            

C. 5                            

D. 6

Câu 4. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa – khử là

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

D. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl → 6FeCl3 + KCl + 3H2O.

Câu 5. Trong hóa học vô cơ, phản ứng có số oxi hóa của các chất luôn luôn không đổi là phản ứng

A. hóa hợp              

B. trao đổi                  

C. phân hủy                

D. thế

Câu 6. Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3, H2O và V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48 lít.               

B. 2,24 lít.                  

C. 8,96 lít.                  

D. 17,92 lít.

Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số cân bằng tối giản của FeSO4

A. 10                                   

B. 8                            

C. 6                            

D. 2

Câu 8. Phương trình Cu → Cu2+ + 2e biểu thị quá trình

A. oxi hóa.              

B. nhận electron.        

C. phân hủy.               

D. hòa tan.

Câu 9. Cho phản ứng aHCl + bMnO2 → cMnCl2 + dCl2 + eH2O. Hệ số cân bằng a và b lần lượt là

A. 2 và 1.                

B. 4 và 2.                    

C. 4 và 1.                    

D. 1 và 2.

Câu 10. Cho phản ứng sau Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O; hệ số cân bằng của các chất lần lượt là

A. 3, 4, 3, 2 và 2.    

B. 3, 8, 3, 2 và 4.        

C. 3, 2, 3, 2 và 1.        

D. 3, 2, 2, 3 và 1.

Câu 11. Theo quan niệm mới, sự khử là   

A. sự thu electron.  

B. sự cho eletron.       

C. lấy oxi.                   

D. mất oxi.

Câu 12. Phương trình Fe3+ + 1e → Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây?

A. oxi hóa.              

B. hòa tan.                  

C. khử.                       

D. phân hủy.

Câu 13. Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được Cu(NO3)2, H2O và 3,36 lít khí NO (đktc) là chất khử duy nhất. Giá trị của m là

A. 14,4 g.                

B. 6,4 g.                     

C. 9,6 g.                     

D. 16,0 g.

Câu 14. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hóa học nào có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phân hủy và trao đổi.                             

B. trao đổi và thế.

C. thế và hóa hợp.                                       

D. phân hủy và hóa hợp.

Câu 15. Phản ứng hóa học nào sau đây cho thấy NO2 chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa

A. 2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2.                       

B. NO2 + SO2 → NO + SO3.

C. 2NO2 → N2O4.                                       

D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.

Câu 16. Định nghĩa đúng về phản ứng oxi hóa – khử

A. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều thay đổi số oxi hóa.

B. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố.

C. phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự cho nhận electron giữa các chất.

D. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó quá trình oxi hóa và quá trình khử diễn ra không đồng thời.

Câu 17. Phản ứng mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hóa và không đóng vai trò chất khử là

A. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.                   

B. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

C. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.   

D. SO2 + 2Mg → S + 2MgO

Câu 18. Hòa tan 5,6 gam kim loại Fe vào dung dịch HNO3 1M loãng dư, sau phản ứng thu được Fe(NO3)3, NO và H2O. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch HNO3 đã dùng.

A. 500 ml.               

B. 200 ml.                  

C. 300 ml.                  

D. 400 ml.

Câu 19. Trong phản ứng FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò là

A. chất tạo môi trường                               

B. chất khử

C. chất oxi hóa                                            

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.

Câu 20. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

A. m = 41,6             

B. m = 54,4                

C. m = 48,0                

D. m = 46,4

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử

A. Là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhận electron của nguyên tử hay ion khác.

B. Là phản ứng trong đó có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

C. Là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia đều phải thay đổi số oxi hóa.

D. Là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhường electron cho nguyên tử hay ion khác.

Câu 22. Cho phản ứng sau H2SO3 + Br2 + H2O → H2SO4 + (A), chất (A) là

A. HBr.                   

B. HBrO3.                  

C. HBrO4.                  

D. HBrO.

Câu 23. Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + HNO3 → Fe2(SO4)3 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số cân bằng của HNO3 dưới dạng số nguyên tối giản của phản ứng trên là

A. 10                                   

B. 4                            

C. 5                            

D. 16

Câu 24. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S                  

B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

C. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2.                       

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 25. Cho phản ứng HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng các hệ số nguyên dương tối giản trong phương trình của phản ứng đó là

A. 12                                   

B. 22                          

C. 20                          

D. 16

....

Trên đây là phần trích dẫn Bộ câu hỏi ôn tập Chương 4 môn Hóa 10 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF