YOMEDIA

Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Hùng Vương có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin gửi đến bạn đọc Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Hùng Vương có đáp án bao gồm các câu hỏi khái quát các kiến thức sinh học 9 đã học sẽ giúp các em ôn tập tốt kiến thức đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm bài tập môn Sinh học 9. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG

Họ và tên:……………………………

Lớp:………………………………

ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP HK2

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 9

ĐỀ

Câu 1. Nêu tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người. Trình bày một số giải pháp nhằm hạn chế tác hại của rác thải nhựa.

Câu 2. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 3. Phân biệt giữa quần thể và quần xã

Câu 4. Sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ về mối quan hệ cộng sinh?

Câu 5. Cho các sinh vật sau: cỏ, thỏ, hổ, châu chấu, ếch nhái, rắn, vi sinh vật.  Hãy lập 2 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên, 1 chuỗi có ba  mắt xích và 1 chuỗi có 5 mắt xích

ĐÁP ÁN

Câu 1: Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người. Một số giải pháp giảm tác hại của rác thải nhựa.

  • Rác thải nhựa có thời gian phân hủy tự nhiên kéo dài từ 500 đến 1000 năm, nó gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm cực kỳ lớn do các chất độc có trong nhựa như DOP, các kim loại nặng như chì…khi đốt rác thải nhựa, các chất có trong nhựa là PE và PP sẽ biến đổi thành khí Cacbon, khí Metan, gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, đặc biệt là chất dioxin cực kỳ độc hại đến sức khỏe con người. Rác thải nhựa còn gây tác hại lớn đến các loài động vật sống trong nước gây chết hoặc nhiễm bệnh.
  • Con người khi sử dụng các túi nhựa để gói thức ăn sẽ có nguy cơ nhiễm một số kim loại nặng như chì và các chất độc có trong nhựa gây ung thư, bại não, vô sinh, dị tật bẩm sinh.
  • Các giải pháp nhằm giảm tác hại của rác thải nhựa là:
    • Thay đổi thói quen sinh hoạt, nói không hoặc hạn chế sử dụng các vật dụng được làm từ nhựa
    • Phân loại rác thải nhựa đưa về nơi xử lý an toàn, không vức rác thải nhựa vào môi trường, nhất là môi trường nước
    • Thay thế nhựa bằng các vật liệu xanh, vật liệu tái sinh

Câu 2. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.

  • Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
    • Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
    • Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, các chất độc hóa học
    • Ô nhiễm do các chất phóng xạ
    • Ô nhiễm do chất thải rắn
    • Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
    • Ô nhiễm do rác thải, rác thải nhựa
  • Tác hại của ô nhiễm môi trường:
    • Ô nhiễm môi trường gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu làm mất cân bằng sinh thái
    • Ô nhiễm môi trường dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật
    • Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật phát triển nhanh chóng.
    • Ô nhiễm môi trường gây ra các bệnh nguy hiểm ở người, làm giảm tưởi thọ, sức sống và gia tang khả năng tử vong ở người.
  • Học sinh cần có hành động cụ thể nhằm bảo vệ và phục hồi môi trường:
    • Không vức rác bừa bãi
    • Tham gia trồng cây xanh, giữ gìn cảnh quang nơi ở, học tập, sinh hoạt xanh, sạch, đẹp.
    • Tích cực thu gom rác, nhất là rác thải nhựa
    • Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn năng lượng như nước, điện, khí đốt…
    • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho bạn bè, người thân.

Câu 3. Phân biệt giữa quần thể và quần xã.

 

QUẦN THỂ

QUẦN XÃ

GIỐNG NHAU

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

KHÁC NHAU

+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 4, 5 của Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Hùng Vương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON