YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Nguyễn Trân

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 12 của Trường THPT Nguyễn Trân. Tài liệu này sẽ giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề của đề cũng như các kiến thức trọng tâm, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập thật tốt cho bản thân. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ đạt kết quả cao. Chúc các em thành công!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH                                                           ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

  TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN                                                                       NĂM HỌC: 2018 - 2019

                                                                                                                                 MÔN: NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Không nhất thiết phải là một chính trị gia, một doanh nhân thành đạt hay một bậc học rộng, hiểu sâu thì mới có thể góp phần làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được điều đó.

(2) Nếu bạn làm được những việc như nở một nụ cười khi tình cờ gặp người quen trên đường phố, giúp đỡ một người nào đó khi họ đang mang vác vật nặng, sẵn sàng nhường ghế cho một cụ già ngồi trên xe buýt…có lẽ cũng không có ai để ý hay nhớ đến bạn, nhưng nếu không làm được thì bạn đã tự đánh mất giá trị của bản thân mình.

(3) Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.

                                    (Trích “10 nghịch lí cuộc sống” của Tiến sĩ Kent M. Keith Ph.D)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, mỗi người tự đánh mất giá trị của bản thân mình khi không làm được những điều gì?

Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn (3) và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Câu 4. Cho biết điều tâm đắc nhất mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ của mình trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.        

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả Mị: Lúc đầu thấy A Phủ bị trói vào cột, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng sau đó, nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị lại động lòng thương. Lòng thương người đã đưa Mị đến hành động quyết liệt “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cởi trói cho A Phủ.      

Cảm nhận hình ảnh nhân vật Mị trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

..............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, mỗi người tự đánh mất giá trị của bản thân mình khi không làm được những điều như: nở một nụ cười khi tình cờ gặp người quen trên đường phố, giúp đỡ một người nào đó khi họ đang mang vác vật nặng, sẵn sàng nhường ghế cho một cụ già ngồi trên xe buýt…

Câu 3:

Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn (3) và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

  • Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ (Hãy làm việc tốt vì), điệp cấu trúc (Hãy....vì....)
  • Hiệu quả nghệ thuật: Tăng tính hấp dẫn, sinh động cho văn bản; nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của những việc tốt, điều tốt.

Câu 4:

HS có thể rút ra những điều tâm đắc khác nhau, chẳng hạn:

  • Nên sống hết lòng với cuộc sống của mình vì chính mình
  • Bất kì ai cũng có thể góp phần làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn
  • Hãy làm điều tốt khi có thể...

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn:

  • Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
  • Có đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: bày tỏ thái độ của mình trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.

c. Nội dung đoạn văn:

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng.

Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: thái độ của mình trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.

Các câu phát triển đoạn:

  • Nêu lên thực trạng của vấn đề: nhiều người lợi dụng lòng tốt của người khác (giả dạng nghèo khổ, bệnh tật,...để ăn xin, lừa đảo,...)
  • Thái độ của bản thân: Không thể đồng tình, không thể khoanh tay đứng nhìn trước tình trạng lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.
  • Khi lòng tốt bị lợi dụng: Con người trở nên mất lòng tin, hoang mang trước chính những điều tốt đẹp, không phân biệt được cái xấu – cái tốt; những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác nhằm mục đích trục lợi, nhiều khi đẩy người tốt vào hoàn cảnh bất lợi (người có lòng tốt lại trở thành nạn nhân của bạo lực, bắt cóc, uy hiếp...). Vì vậy khoanh tay trước lòng tốt bị lợi dụng là tiếp tay cho cái xấu, cái ác...
  • Phê phán những kẻ không biết trân trọng lòng tốt của người khác, những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình,...

Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Cần phải lên tiếng, cần phải chung tay góp sức để đẩy lùi tình trạng này trong xã hội.

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2 (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hình ảnh nhân vật Mị và phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài:

  • Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tô Hoài, về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
  • Giới thiệu nhân vật Mị: tâm trạng và hành động của Mị qua 2 chi tiết.

Thân bài:

Giới thiệu sơ lược về hai nhân vật Mị, A Phủ:

Nhân vật Mị (HS khái quát về cuộc đời của Mị trước và khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Mị là một cô gái xinh đẹp, thông minh, hiếu thảo, yêu lao động, thích tự do, có tài thổi sáo và thổi lá, có một tình yêu đẹp nhưng Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Từ khi trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, Mị bắt đầu kiếp sống nô lệ, trâu ngựa. Sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Càng ngày Mị càng không nói, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị sống đau khổ còn hơn chết. Tâm hồn Mị đã trở nên chai sạn, trơ lì trước những cảnh ngang trái ở nhà thống lí Pá Tra.)

Nhân vật A Phủ - một thanh niên có thân phận như Mị, A Phủ cũng là người ở trừ nợ cho nhà thống lí. Do để hổ ăn mất 1 con bò nên A Phủ bị cha con thống lí trói đứng.

               -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Nguyễn Trân. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

    ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF