YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 năm học 2019 - 2020 Trường THCS Minh Hòa

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 năm học 2019 - 2020 được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ trường THCS Minh Hòa , tài liệu gồm 2 phần trắc nghiêm và tự luận có đáp án hướng dẫn chi tiết, giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 9 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS MINH HÒA

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1

MÔN HÓA HỌC 9

Năm học 2019 - 2020

 

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit?

A. CO2.                           B. CuO.                           C. Al2O3.                           D. ZnO.

Câu 2: SO2 không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. H2O.                           B. BaO.                           C. H2SO4.                         D. NaOH.

Câu 3: Chất nào sau đây khi nung nóng ở nhiệt độ cao bị phân huỷ?

A. CaCO3.                       B. Fe­2O3.                         C. Al2O3.                           D. Na2CO3.

Câu 4: Để thu khí O2 khô từ hỗn hợp gồm: O2, CO2, SO2 người ta cho hỗn hợp khí đi qua

A. dung dịch NaOH lấy dư.                                    B. nước.

C. CaO (rắn, dư).                                                    D. dung dịch axit sunfuric.

Câu 5: Có các dung dịch: H2SO4 (loãng), HCl, NaOH; các chất rắn Fe, Fe(OH)3 và các chất khí CO2, NO. Số phản ứng xảy ra khi cho các chất đó tác dụng với nhau từng đôi một là

 A. 7.                               B. 4.                                 C. 5.                                  D. 6.

Câu 6: Có các oxit: (1) H2O; (2) CuO; (3) Na2O; (4) CO2; (5) P2O5.

Dãy các oxit có thể điều chế bằng phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ?

A. H2O, CuO, Na2O.      B. H2O, CuO, CO2.         C. Na2O, CO2, P2O5.        D. CuO, CO2, P2O5.

Câu 7: Để phân biết các oxit: Na2O, P2O5 và CaO người ta có thể dùng

A. nước và quỳ tím.        B. dung dịch HCl.           C. nước.                            D. giấy quỳ tím khô.

Câu 8: Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric?

A. Axit sunfuric tác dụng với đồng(II) oxit.

B. Axit sunfuric đặc, nóng tác dụng với kim loại đồng.

C. Axit sunfuric loãng, nóng tác dụng với kim loại đồng.

D. Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại đồng.

Câu 9: Khi cho axit sunfuric đặc vào cốc thủy tinh đựng đường, cuối cùng thấy

A. xuất hiện chất rắn màu đen.

B. hơi nước và khí SO2.

C. có cacbon và khí CO2.

D. xuất hiện chất rắn màu đen, đồng thời có nước và các chất khí CO2, SO2 thoát ra.

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm natri oxit (Na2O) rất khó bảo quản, vì natri oxit

A. rất dễ tác dụng với khí oxi trong không khí.

B. kém bền dễ bị ánh sáng phân hủy.

C. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí cacbonic trong không khí.

D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 11: Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là

A. lưu huỳnh trioxit, không khí, nước.                                                             

B. lưu huỳnh (hoặc quặng pirit).                             

C. lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí, nước.

D. lưu huỳnh đioxit, không khí, nước.

Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá:   Cu (+ X) → CuSO4 (+ Y) → BaSO4

X và Y lần lượt là

A. H2SO4 loãng, nóng và BaCl2.                             B. H2SO4 đặc, nóng và BaCl2.         

C. BaCl2 và H2SO4 đặc, nóng.                                D. Na2SO4 và Ba(OH)2.

II. Phần tự luận  (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Có một hỗn hợp rắn gồm CaO và MgO. Làm thế nào để biết trong CaO có lẫn MgO?

Câu 2 (2 điểm). Cho 17,1 gam Ba(OH)2 vào 250 gam dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hóa đỏ. Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng.

Câu 3 (2 điểm). Đá vôi là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi,... Nung 100 gam đá vôi (chứa 80% CaCO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b) Xác định thành phần của chất rắn sau khi nung. Tính giá trị của m.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 năm học 2019 - 2020 Trường THCS Minh Hòa, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF