YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – HÓA 10

NĂM HỌC 2018 – 2019

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :

A. ns2.                         B. ns2np3.                    C. ns2np4.                    D. ns2np5.

Câu 2: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :

A. 1s22s22p63s23p4.     B. 1s22s22p63s23p2.      C. 1s22s22p63s23p6.     D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 3: Anion X- có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :

A. Chu kì 2, nhóm IVA.                                 B. Chu kì 3, nhóm IVA.        

C. Chu kì 3, nhóm VIIA.                               D. Chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 4: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ;  I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

A. F2.                           B. Cl2.                         C. Br2.                         D. I2.

Câu 5: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :

A. flo.                          B. clo.                          C. brom.                      D. iot.

Câu 6: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron ?

A. Nhận thêm 1 electron.                                B. Nhận thêm 2 electron.

C. Nhường đi 1 electron.                                D. Nhường đi 7 electron.

Câu 7: Chọn câu đúng :

A. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+.

B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+.

C. Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br­-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.

D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.

Câu 8: Câu nào sau đây không chính xác ?

A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.

B. Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.

C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:  –1, +1, +3, +5, +7.

D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.

Câu 9: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác :                      

A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.

B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.

C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.

D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.   

Câu 10: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần ?

A. HCl, HBr, HI, HF.                                                 B. HI, HBr, HCl, HF.            

C. HCl, HI, HBr, HF.                                                 D. HF, HCl, HBr, HI.

Câu 11: Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là :

A. –1, +1, +3, 0, +7.                                       B. –1, +1, +5, 0, +7.       

C. –1, +3, +5, 0, +7.                                       D. +1, –1, +5, 0, +3.

Câu 12: Trong các halogen, clo là nguyên tố

A. Có độ âm điện lớn nhất.

B. Có tính phi kim mạnh nhất.

C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.

D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

Câu 13: Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào là :

A. H2 và O2.                B. N2 và O2.                C. Cl2 và O2.               D. SO2 và O2.

Câu 14: Clo không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. NaOH.                   B. NaCl.                      C. Ca(OH)2.                D. NaBr.

Câu 15: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây ?

A. H2, Cu, H2O, I2.                                        B. H2, Na, O2, Cu.

C. H2, H2O, NaBr, Na.                                   D. H2O, Fe, N2, Al.

Câu 16: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

A. Cl2, H2O.                                                    B. HCl, HClO.                       

C. HCl, HClO, H2O.                                      D. Cl2, HCl, HClO, H2O. 

Câu 17: Cho sơ đồ:   

Cl2    +    KOH  →  A     +     B      +    H2O   

Cl2     +    KOH →  A     +     C     +     H2O

Công thức hoá học của A, B, C, lần lượt là :

A. KCl, KClO, KClO4.                                   B. KClO3, KCl, KClO.          

C. KCl, KClO, KClO3.                                   D. KClO3, KClO4, KCl.        

Câu 18: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 ?

A. Br2 + 2NaCl 2NaBr + Cl2                              B. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O

C. Br2 + 2NaOH NaBr + NaBrO + H2O              D. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2

Câu 19: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là :

A. Chất khử.                                                   B. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. Chất oxi hoá.                                              D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON