YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa Lý 6 năm 2021

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu với các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa Lý 6  năm 2021 do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 6 HỌC KÌ 2

 

I. LÝ THUYẾT BÀI HỌC

CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

1. Các loại khoáng sản 

- Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

- Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ và rất phân tán. Khi chúng tập trung với một tỉ lệ cao thì gọi là quặng.

- Dựa vào công dụng, khoáng sản được chia ra làm 3 loại:

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt.

+ Khoáng sản phi kim: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi..

+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, titan, crôm, đồng, chì, kẽm…

2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ. Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…

+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất. Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…

* Vấn đề đặt ra: Cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.

LỚP VỎ KHÔNG KHÍ

1. Thành phần của không khí

- Thành phần của không khí gồm:

+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%

+ Khí ôxi: 21%

+ Hơi nước và các khí khác: 1%

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa…

2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC).

+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,….

- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

3. Các khối khí

Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)

- Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao

- Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn

- Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

 

THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

1. Thời tiết và khí hậu 

a) Thời tiết

- Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.

- Thời tiết luôn thay đổi.

b) Khí hậu

- Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

a) Nhiệt độ không khí

- Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

b) Cách tính nhiệt độ trung bình

- Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.

- Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

- Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5giờ, 13giờ, 21giờ.

- Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày

- Nhiệt độ trung bình năm: nhiệt độ các tháng chia 12 tháng.

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí

a) Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển.

Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.

c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

- Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:

- Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.

- Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

...

II. CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?

-    Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

-    Những nơi tập trung khoáng sản, đáp ứng được yêu cầu khai thác và sử dụng thì gọi là mỏ khoáng sản.

Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng

-    Dựa vào công dụng, khoáng sản có thể phân ra ba loại:

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt… Chúng dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

+ Khoáng sản kim loại: kim loại đen (sắt, mangan, titan, crom…) và kim loại màu (đồng, chì, kẽm…). Đây là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…

+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi... Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, vật liệu xây dựng.

Câu 3: Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?

-    Mỏ nội sinh: hình thành do nội lực, từ các vật chất nóng chảy trong lòng đất, được nội lực đưa lên gần mặt đất tích tụ lại thành mỏ (quá trình mắc ma)

-    Mỏ ngoại sinh: hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, quá trình bồi tụ…) ở trên mặt hoặc gần mặt đất.

Câu 4: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu

-    Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

-    Tầng đối lưu:

+ Vị trí: ở gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km.

+ Đặc điểm: Luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Là nơi sinh ra các hiện tượng như mây mưa, sấm, chớp… Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi 0,6 độ .

Câu 5: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?

-    Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, lạnh

-    Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí đại dương, khối khí lục địa.

Câu 6: Khi nào khối khí bị biến tính

-    Các khối khí không đứng yên tại chỗ mà chúng luôn luôn di chuyển. Di chuyển đến đâu chúng lại chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi đó mà thay đổi tính chất. (hay gọi là bị biến tính)

Câu 7: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

-    Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi.

-    Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

Câu 8: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

-    Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước. Làm cho nhiệt độ không khí ở những vùng nằm gần biển và những vùng nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.

Câu 9: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

-    Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho Trái đất. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, bức xạ mặt trời mạnh nhất vào lúc 12 giờ trưa, nhưng không khí trên mặt đất lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

Câu 10: Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?

-    Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng của nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.

-    Nhiệt độ trung bình năm là trung bình cộng của nhiệt độ 12 tháng trong năm.

Câu 11: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?

-    Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất

-    Không khí cũng có trọng lượng và tạo ra sức ép trên bề mặt đất, tạo ra khí áp.

Câu 12: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?

-    Do sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió. Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

Câu 13: Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới

-    Trên Trái Đất có 7 đai khí ap. Trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp phân bố xen kẽ nhau.

-    Ở mỗi bán cầu có 2 đai áp cao, 1 đai áp thấp và cả hai bán cầu chung nhau đai áp thấp xích đạo. Từ xích đạo về cực có: đai áp thấp xích đạo, đai áp cao chí tuyến, đai áp thấp ôn đới, đai áp cao cực.

-    Ở mỗi bán cầu, có gió tín phong thổi từ đai cao áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, gió Tây ôn đới thổi từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai ápt hấp ở khoảng vĩ độ 60 độ.

Câu 14: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?

-    Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Khi không khí ở nhiệt độ nhất định đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì nó sẽ đạt đến mức bão hòa.

Câu 15: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…

-    Khi không khí bão hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước, sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương…

Câu 16: Nước ta năm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

-    Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ  1001- 2000 mm.

Câu 17: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?

-    Các chí tuyến là những ranh giới của các vành đai nóng với các vành đai ôn hòa

-    Các vòng cực là những ranh giới của các vành đai ôn hòa với các vành đai lạnh.

Câu 18: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?

-    Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn , thời gian chiếu sang trong năm chênh nhau ít.

-    Quanh năm nóng

-    Gió tín phong thổi thường xuyên

-    Lượng mưa trong năm từ 1000 – 2000mm

Câu 19: Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

-    Góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhiều.

-    Có lượng nhiệt trung bình, trong năm các mùa thể hiện rõ rệt

-    Gió Tây ôn đới thổi chủ yếu

-    Lượng mưa trong năm từ 500 – 1000mm.

Câu 20: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

-    Góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng trong năm dao động rất lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày.

-    Là khu vực giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm

-    Gió Đông cực thổi chủ yếu

-    Lương mưa trung bình năm thường dưới 500mm.

 

...

-(Nội dung từ câu 21-33 của đề cương, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa Lý 6  năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON