YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Phú

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Phú là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ 2 năm 2021 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2

Năm học 2020 – 2021

MÔN: ĐỊA LÝ 6

Thời gian: 45p

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (1,25 điểm) Việt Nam nằm trong đới khí hậu:

A. đới nóng

B. đới cận nhiệt

C. đới ôn hòa

D. đới lạnh

Câu 2. (1,25 điểm) Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên được gọi là:

A. Chi lưu

B. Phụ lưu

C. Lưu vực sông

D. Cửa sông

Câu 3. (1,25 điểm) Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất ở miền Bắc nước ta là:

A. Sông Thái Bình

B. Sông Hồng

C. Sông Đà

D. Sông Mã

Câu 4. (1,25 điểm) Nước ta có biển:

A. Biển Thái Lan

B. Biển Đông

C. Biển đen

D. Biển Bắc Bộ

Câu 5. (1,25 điểm) Hiện tượng sóng thần là do:

A. Bão, lốc xoáy và áp thấp nhiệt đới

B. Sự thay đổi áp suất của biển

C. Chuyển động của dòng khí xoáy

D. Động đất ngầm dưới đáy biển

Câu 6. (1,25 điểm) Loài động vật thuộc loài động vật di cư là:

A. Các loài sống dưới nước

B. Các loài gặm ngấm

C. Các loại thuộc họ linh trưởng

D. Các loài chim

Câu 7. (2,5 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và thủy chế của sông?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,25 điểm)

Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến, nằm trong đới nóng. Chính vì vậy, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Chọn: A.

Câu 2: (1,25 điểm)

Lưu vực sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

Chọn: C.

Câu 3: (1,25 điểm)

Sông Cửu Long là sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta, sông Hồng lớn thứ hai và lớn nhất miền Bắc.

Chọn: B.

Câu 4: (1,25 điểm)

Nước ta có diện tích biển Đông khoảng 1 triệu km2.

Chọn: B.

Câu 5: (1,25 điểm)

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do các trận động đất ngầm dưới đáy biển.

Chọn: D.

Câu 6: (1,25 điểm)

Các loài chim thuộc loài động vật di cư. Các loài chim thường bay đến vùng ấm hơn khi mùa đông để tránh đông và tìm nguồn thức ăn.

Chọn: D.                                               

Câu 7: (2,5 điểm)

Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và thủy chế của sông là:

- Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước (Ví dụ: nước mưa) thì thủy chế của nó tương đối đơn giản.

- Những sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cấp nước khác nhau (Ví dụ: vừa phụ thuộc vào nước mưa, vừa phụ thuộc vào nước do băng tuyết tan) thì thủy chế của nó phức tạp hơn.

 

--(Hết đề thi số 1)--

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (1,25 điểm) Đới khí hậu có các mùa trong năm thể hiện rất rõ là:

A. Đới nóng

B. Đới lạnh

C. Đới ôn hòa

D. Đới cận nhiệt

Câu 2. (1,25 điểm) Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là:

A. Chi lưu

B. Phụ lưu

C. Hợp lưu

D. Chế độ dòng chảy

Câu 3. (1,25 điểm) Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau gọi là:

A. Chi lưu

B. Phụ lưu

C. Hợp lưu

D. Chế độ dòng chảy

Câu 4. (1,25 điểm) Dòng biển nóng là:

A. Dòng biển Gơn-xtrim

B. Dòng biển Pê-ru

C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a

D. Dòng biển Ben-ghê-la

Câu 5. (1,25 điểm) Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra:

A. thành phần hữu cơ trong đất

B. thành phần khoáng trong đất

C. thành phần độ phì của đất

D. thành phần dinh dưỡng cho đất

Câu 6. (1,25 điểm) Khí hậu có ảnh hưởng đến động vật và thực vật như thế nào?

A. Đông vật bị ảnh hưởng của khí hậu nhiều hơn thực vật

B. Đông vật bị ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật

C. Động vật và thực vật chịu ảnh hưởng của khí hậu như nhau

D. Tùy loài động vật và thực vật khác nhau

Câu 7. (2,5 điểm) Cho biết nguyên nhân chủ yếu sinh ra hiện tượng sóng, dòng biển, thuỷ triều và sóng thần?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,25 điểm)

Đặc điểm đới ôn hòa là lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

Chọn: C.

Câu 2: (1,25 điểm)

Chi lưu là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

Chọn: A.

Câu 3: (1,25 điểm)

Hợp lưu là nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

Chọn: C.

Câu 4: (1,25 điểm)

Các dòng biển nóng trên thế giới là dòng biển Gơn-xtrim, dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Đông Úc, dòng biển Cư-rô-si-ô và dòng biển Bra-xin.

Chọn: A.

Câu 5: (1,25 điểm)

Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng dến màu sắc và tính chất của đất.

Chọn: B.

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (1,25 điểm) Gió thổi thường xuyên ở vùng ôn đới là:

A. Gió mùa đông Bắc

B. Gió Đông Cực

C. Gió Tây ôn đới

D. Gió mùa đông Nam

Câu 2. (1,25 điểm) Đới nóng là đới nằm giữa:

A. chí tuyến và vòng cực.

B. hai chí tuyến Bắc - Nam.

C. hai vòng cực.

D. Cực và cận cực

Câu 3. (1,25 điểm) Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:

A. Gió đất – biển

B. Gió Đông Bắc

C. Gió Tây Nam

D. Gió mùa

Câu 4. (1,25 điểm) Hồ do hình thành từ khúc uốn sông ở nước ta là:

A. Hồ Tây        B. Hồ Trị An

C. Hồ Gươm        D. Hồ Tơ Nưng

Câu 5. (1,25 điểm) Nước biển và đại dương có những vận động nào?

A. Sóng, thủy triều và dòng biển

B. Sóng thần, dòng hải lưu

C. Các dòng biển nóng và lạnh

D. Triều cường, triều kém và sóng

Câu 6. (1,25 điểm) Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu ở nước ta là:

A. Cà phê, cao su, chè

B. Táo, nho, cà phê

C. Thông, tùng, chè

D. Chà là, dừa, cà phê

Câu 7. (2,5 điểm) Tại sao sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,25 điểm)

Gió thổi thường xuyên ở vùng ôn đới là gió Tây ôn đới.

Chọn: C.

Câu 2: (1,25 điểm)

Đới nóng có giới hạn là nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (vùng nội chí tuyến). Việt Nam nằm trong đới nóng.

Chọn: B.

Câu 3: (1,25 điểm)

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa. Đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Chọn: D.

Câu 4: (1,25 điểm)

Hồ Tây là hồ được hình thành từ một khúc uốn sông cũ của sông Hồng.

Chọn: B.

Câu 5: (1,25 điểm)

Nước biển và đại dương có 3 sự vận động. Đó là sóng, thủy triều và dòng biển.

Chọn: A.

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

4. ĐỀ SỐ 4

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ

A. lớn và rất phân tán.

B. nhỏ và rất phân tán.

C. nhỏ và khá tập trung.

D. lớn và khá tập trung.

Câu 2 : Loại khoáng sản kim loại màu gồm:

A. đồng, chì, kẽm.

B. crôm, titan, mangan.

C. than đá, sắt, đồng.

D. apatit, đồng, vàng.

Câu 3 : Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi:

A. 0,3°C.

B. 0,4°C.

C. 0,5°C.

D. 0,6°C.

Câu 4 : Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:

A. tập trung phần lớn ô dôn.

B. không khí rất đặc.

C. nằm trên tầng đối lưu.

D. không khí cực loãng.

Câu 5 : Nhiệt độ không khí thay đổi:

A. Theo độ cao.

B. Gần biển hoặc xa biển.

C. Theo vĩ độ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6 : Giả sử có một ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 25oC, lúc 13 giờ được 29oC và lúc 21 giờ được 27oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 25oC.

B. 26oC.

C. 27oC.

D. 28oC.

Câu 7 : Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:

A. Tín phong.

B. gió Tây ôn đới.

C. gió phơn tây nam.

D. gió Đông cực.

Câu 8 : Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?

A. Hàn đới.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt đới.

D. Ôn đới.

Câu 9 : Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

A. Từ 201 - 500 mm.

B. Từ 501- l.000mm.

C. Từ 1.001 - 2.000 mm.

D. Trên 2.000 mm.

Câu 10 : Tại sao không khí có độ ẩm?

A. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

B. Do không khí chứa nhiều mây.

C. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

D. Do mưa rơi xuyên qua không khí.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Nguyên nhân nào đã sinh ra gió? Kể tên và nêu đặc điểm cơ bản của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?

Câu 2 (3 điểm) : Hãy cho biết giữa 2 khu vực xích đạo và khu vực chí tuyến, khu vực nào mưa ít, khu vực nào mưa nhiều và giải thích tình hình mưa của từng khu vực?

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tập trung với tỉ lệ nhỏ và phân tán.

Chọn : B

Câu 2 : Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan,…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...).

Chọn : A

Câu 3 : Đặc điểm tầng đối lưu: Giới hạn dưới 16km, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C,…Đặc điểm tầng đối lưu: Giới hạn dưới 16km, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C,…

Chọn : D

Câu 4 : Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là: Có giới hạn từ 80km trở lên, không khí cực loãng và không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.

Chọn : D

Câu 5 : Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ, độ cao và tùy thuộc vào gần biển hay xa biển.

Chọn : D

Câu 6 : Tính nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Như vậy, nhiệt độ trung bình ngày của TP. Hồ Chí Minh là: Nhiệt độ TB = (25 + 29+27): 3 = 27oC.

Chọn : C

Câu 7 : Gió thổi thường xuyên ở đới nóng là gió Tín phong với tính chất khô và nóng.

Chọn : A

Câu 8 : Đặc điểm đới ôn hòa là lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

Chọn : D

Câu 9 : Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1.001 - 2.000 mm.

Chọn : C

Câu 10 : Không khí có độ ẩm là do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

Chọn : A

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

5. ĐỀ SỐ 5

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Mỏ nội sinh gồm có các mỏ:

A. Đồng

B. Than đá

C. Đá vôi

D. Apatit

Câu 2 : Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?

A. Kim loại.

B. Vật liệu xây dựng.

C. Phi kim loại.

D. Năng lượng.

Câu 3 : Các khối khí được đặt tên dựa vào yếu tố nào?

A. Khí áp và độ ẩm của khối khí.

B. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.

C. Nhiệt độ của khối khí.

D. Độ cao của khối khí.

Câu 4 : Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:

A. tầng đối lưu.

B. tầng bình lưu.

C. tầng nhiệt.

D. tầng cao của khí quyển.

Câu 5 : Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

A. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là giống nhau.

B. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau.

C. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.

D. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.

Câu 6 : Thời tiết là gì?

A. Là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.

B. Là hiện tượng khí tượng xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.

C. Là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7 : Trên Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 8 : Đới nóng (hay nhiệt đới) nằm giữa:

A. hai vòng cực.

B. 66°33 B và 66°33 N.

C. chí tuyến và vòng cực.

D. hai chí tuyến.

Câu 9 : Nguồn chính nào cung cấp hơi nước cho khí quyển?

A. sinh vật.

B. biển và đại dương.

C. sông ngòi.

D. ao, hồ.

Câu 10 : Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí

A. càng thấp.

B. càng cao.

C. trung bình.

D. Bằng 0°C.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Mỏ khoáng sản là gì? Giải thích vì sao chúng ta cần phải khai thác và sử dụng các mỏ khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm?

Câu 2 (3 điểm) :

a) Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

b) Tại sao không khí trên Mặt Đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma). Ví dụ: Vàng, đồng, chì, sắt,…

Chọn : A

Câu 2 : Khoáng sản năng lượng dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, chất đốt) nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất (phân bón).

Chọn : D

Câu 3 : Đặt tên khối khí dựa vào vị trí hình thành (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao); bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).

Chọn : B

Câu 4 : Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng đối lưu.

Chọn : A

Câu 5 : Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau, mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước nên về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

Chọn : B

Câu 6 : Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

Chọn : A

Câu 7 : Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái Đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.

Chọn : C

Câu 8 : Giới hạn đới nóng là từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

Chọn : D

Câu 9 : Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển chủ yếu từ biển và đại dương.

Chọn : B

Câu 10 : Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều.

Chọn : B

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF