YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Chí Diểu

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Chí Diểu được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ 2 năm 2021 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ DIỂU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2

Năm học 2020 – 2021

MÔN: ĐỊA LÝ 6

Thời gian: 45p

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Thành phần không khí bao gồm:

A. Nitơ 1%, Ôxi 21%, Hơi nước và các khí khác 78%.

B. Ni tơ 78%, Ôxi 1%, Hơi nước và các khí khác 21%.

C. Nitơ 78%, Ô xi 21%, Hơi nước và các khí khác 1%.

D. Nitơ 78%, Ô xi 1%, Hơi nước và các khí khác 21%

Câu 2. (0,5 điểm) Trong tầng đối lưu, càng lên cao thì nhiệt độ:

A. Càng giảm

B. Tăng tối đa

C. Càng tăng

D. Không đổi

Câu 3. (0,5 điểm) Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão. Hiện tượng này xảy ra ở:

A. Tầng đối lưu

B. Tầng bình lưu

C. Các Tầng cao của khí quyển

D. Tầng Ô dôn

Câu 4. (0,5 điểm) Một ngọn núi có độ cao (tương đối) 3000m, nhiệt độ ở vùng chân núi là 25°C. Biết rằng lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh nùi này là:

A. 23°C

B. 7°C

C. 17°C

D. 10°C

Câu 5. (0,5 điểm) Gió là sự chuyển động của không khí từ:

A. Từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp

B. Từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao

C. Từ đất liền ra biển

D. Từ biển vào đất liền

Câu 6. (0,5 điểm) Trên Trái Đất có những loại gió thường xuyên nào?

A. Gió Tín Phong, Tây Ôn Đới, Đông Cực

B. Gió lào và gió mùa đông bắc

C. Gió Đông Cực và gió Tín Phong

D. Gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc

Câu 7. (0,5 điểm) Khối khí nóng hình thành:

A. Ở vĩ độ thấp

B. Ở vĩ độ cao

C. Ở lục địa

D. Ở biển và đại dương

Câu 8. (0,5 điểm) Đới khí hậu ôn hoà (ôn đới) là vùng có giới hạn:

A. Từ xích đạo đến hai chí tuyến bắc, nam.

B. Từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam.

C. Từ vòng cực bắc,nam đến cực bắc, nam.

D. Từ 2 chí tuyến đến hai vòng cực.

Câu 9. (0,5 điểm) Gió thổi thường xuyên quanh năm ở vùng Xích đạo là gió:

A. Gió tín phong

B. Gió tây ôn đới

C. Gió đông cực

D. Gió mùa

Câu 10. (0,5 điểm) Ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực không phải là:

A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng

B. Mang cây trồng từ nơi này đến nơi khác

C. Khai thác rừng bừa bãi

D. Trồng và bảo vệ rừng

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Khí áp và gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió?

Câu 2. (2,5 điểm) Trên Trái Đất có những loại khoáng sản nào? Nêu rõ công dụng của chúng và giải thích tại sao cần phải khai thác, sử dụng các mỏ khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm?

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 3: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 7: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 8: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 9: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 10: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Nguyên nhân là do sự chênh lệch khí áp giữa khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng tạo ra.

Câu 2: (2,5 điểm)

- Các loại khoáng sản:

    + Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt,...

    + Khoáng sản kim loại đen và màu: Kim loại đen gồm có sắt, mangan, titan, crom, ... và kim loại màu gồm có đồng, chì, kẽm,...

    + Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi,...

- Công dụng: Dùng để làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, hóa chất, luyện kim, sản xuất phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng,...

- Phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm: Vì các mỏ khoáng sản không phải là vô tận, nếu không khai thác hợp lí và tiết kiệm dẫn đến lãng phí trong việc khai thác; chưa tận dụng hết công dụng của khoáng sản; bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến môi trường, liên quan đến quá trình phát triển bền vững của đất nước.

 

---(Hết đề thi số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Các mỏ khoáng sản như Đồng, Chì, vàng,... là các mỏ khoáng sản:

A. Năng lượng

B. Kim loại đen

C. Kim loại màu

D. Phi kim loại

Câu 2. (0,5 điểm) Trong không khí thì khí Oxi chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 sau khí:

A. Khí cacbonic

B. Khí nito

C. Hơi nước

D. Hidro

Câu 3. (0,5 điểm) Nhiệt độ trung bình ngày thường được đo vào các thời điểm:

A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ

B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ

C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ

D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ

Câu 4. (0,5 điểm) Gió Tín Phong còn được gọi là gió:

A. Gió Đông cực

B. Gió biển

C. Gió Mậu Dịch

D. Gió Tây ôn đới

Câu 5. (0,5 điểm) Trên Trái Đất có các đới khí hậu là:

A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

Câu 6. (0,5 điểm) Nhiệt độ không khí không thay đổi theo:

A. Độ cao

B. Vĩ độ

C. Mức độ gần hay xa biển

D. Màu nước biển

Câu 7. (0,5 điểm) Những nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất là:

A. Dọc hai chí tuyến

B. Vùng xích đạo và nơi đón gió

C. Dọc 2 bên đường vòng cực

D. Sâu trong nội địa

Câu 8. (0,5 điểm) Sóng biển là:

A. Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

B. Là dòng chuyển động trên biển và đại dương

C. Là hình thức dao động dưới đáy biển sinh ra

D. Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền

Câu 9. (0,5 điểm) Có mấy loại thủy triều:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10. (0,5 điểm) 

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn và về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Câu 2. (2,5 điểm) Thổ nhưỡng (lớp đất) là gì? Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là các nhân tố nào? Trình bày các nhân tố đó?

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 3: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 4: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 5: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 6: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 7: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 8: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 9: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 10: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau (các loại đất đá… mau nóng, nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn), dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sau trong lục địa cũng khác nhau.

- Vì vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

Câu 2: (2,5 điểm)

- Khái niệm: Lớp đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.

- Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.

    + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ ảnh hưởng đến mầu sắc và tính chất đất.

    + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

    + Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

    + Ngoài ba nhân tố chính trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình, thời gian hình thành đất và con người.

 

---(Hết đề thi số 2)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Khoáng sản không phải là khoáng sản phi kim loại là:

A. Thạch anh

B. Đá vôi

C. Dầu khí

D. Kim cương

Câu 2. (0,5 điểm) Các mỏ khoáng sản dùng để làm nguyên liên liệu sản xuất ra phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng là:

A. Muối mỏ, apatit, sắt, dầu mỏ, đồng

B. Muối mỏ, apatit, thạch anh, crôm, titan

C. Kim cương, thạch anh, đá vôi, cát, muối mỏ

D. Kim cương, thạch anh, than đá , than bùn, chì, kẽm

Câu 3. (0,5 điểm) Nguyên nhân sinh ra gió là do:

A. các hoàn lưu khí quyển

B. sự chênh lệch của khí áp

C. tác động của con người

D. động lực và nội lực

Câu 4. (0,5 điểm) Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất gọi là:

A. Khí hậu

B. Nhiệt độ

C. Khí nóng

D. Khí áp

Câu 5. (0,5 điểm) Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là:

A. sông ngòi.

B. ao, hồ.

C. sinh vật.

D. biển và đại dương.

Câu 6. (0,5 điểm) Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm:

A. 0,06°C        B. 0,5°C        C. 0,6°C        D. 0,7°C

Câu 7. (0,5 điểm) Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có mấy loại hồ:

A. 3 loại hồ

B. có 4 loại hồ

C. có 2 loại hồ

D. có 5 loại hồ

Câu 8. (0,5 điểm) Các đại dương trên Trái Đất là:

A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương

B. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

Câu 9. (0,5 điểm) Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:

A. 25‰        B. 30‰        C. 35‰        D. 40‰

Câu 10. (0,5 điểm) Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật là:

A. Khí hâu

B. Địa hình

C. Đất

D. Con người

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận không? Khi khai thác và sử dụng khoáng sản chúng ta phải làm gì?

Câu 2. (2,5 điểm) Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 2: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 5: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 6: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 7: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 8: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 9: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 10: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

- Khái niệm:

    + Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

    + Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản và cho khả năng khai thác.

- Khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận chính vì vậy, khi khai thác phải hợp lí, sử dụng phải tiết kiệm.

Câu 2: (2,5 điểm)

- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng, đó là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển.

- Đặt điểm của tầng đối lưu:

    + Tập trung 90% lượng không khí.

    + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C.

    + Nơi sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm chớp,…

 

---(Hết đề thi số 3)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Khoán sản phi kim loại là:

A. Đồng

B. Crôm

C. Dầu khí

D. Kim cương

Câu 2. (0,5 điểm) Dụng cụ đo độ ẩm không khí:

A. Nhiệt kế

B. Thùng đo Mưa

C. Ẩm kế

D. Áp kế

Câu 3. (0,5 điểm) Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp trong đó có:

A. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp

B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp

C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp

D. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp

Câu 4. (0,5 điểm) Các khoán sản Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt là loại khoán sản:

A. Kim loại

B. Năng Lượng

C. Phi kim loại

D. Kim loại đen

Câu 5. (0,5 điểm) Các tầng khí quyển xếp theo thứ tự từ mặt đất trở lên:

A. Bình lưu, đối lưu, tầng cao khí quyển

B. Bình lưu, tầng cao khí quyển, đối lưu

C. Đối lưu, tầng cao khí quyển, bình lưu

D. Đối lưu, bình lưu, tầng cao khí quyển

Câu 6. (0,5 điểm) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới:

A. Đương đối đồng đều

B. Rất đồng đều

C. Không đều giảm dần từ xích đạo đến hai cực

D. Không đồng đều.

Câu 7. (0,5 điểm) Đồng bằng châu thổ được hình thành do:

A. Phù sa các sông lớn bồi đắp

B. Khu vực biển ở cửa sông nông

C. Sóng biển nhỏ và thuỷ triều yếu

D. Sông rộng và lớn

Câu 8. (0,5 điểm) Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do:

A. Núi lửa phun

B. Do gió thổi

C. Động đất ở đáy biển

D. Sức hút của Mặt trăng và Mặt Trời

Câu 9. (0,5 điểm) Biển và đại dương có bao nhiêu hình thức vận động?

A. 1 sự vận động        B. 3 sự vận động

C. 5 sự vận động        D. 7 sự vận động

Câu 10. (0,5 điểm) Lưu vực của một con sông là:

A. Vùng đất sông chảy qua

B. Vùng đất nơi sông bắt nguồn

C. Vùng đất nơi sông đổ vào

D. Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Trình bày đặc điểm của sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới?

Câu 2. (2,5 điểm) Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 2: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 4: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 6: (0,5 điểm)

Chọn: C.

Câu 7: (0,5 điểm)

Chọn: A.

Câu 8: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Câu 9: (0,5 điểm)

Chọn: B.

Câu 10: (0,5 điểm)

Chọn: D.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

* Sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau.

- Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)

- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

- Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

* Đặc điểm gió Tín phong và gió Tây ôn đới

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến (30° - 0) về xích đạo.

Câu 2: (2,5 điểm)

- Ảnh hưởng tích cực: Mở rộng sự phân bố của thực, động vật. Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á,...

- Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật. Con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong,...

 

---(Hết đề thi số 4)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (1,25 điểm) Vĩ độ ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phân hóa của thành phần tự nhiên nào trên Trái Đất?

A. Thực vật

B. Địa hình

C. Khí hậu

D. Thổ nhưỡng

Câu 2. (1,25 điểm) Chế độ dòng chảy của một con sông là:

A. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông trong năm

B. Sự lên xuống của nước sông trong một năm

C. Khả năng chứa nước của con sông trong một năm

D. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm

Câu 3. (1,25 điểm) Độ muối của nước biển và đại dương lớn hay nhỏ (mặn hay nhạt) là do:

A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra

B. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra

C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra

D. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra

Câu 4. (1,25 điểm) Ở nước ta, đất badan thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm tập trung chủ yếu ở:

A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

Câu 5. (1,25 điểm) Sinh vật là nguồn gốc sinh ra:

A. thành phần khoáng trong đất

B. thành phần dinh dưỡng trong đất

C. độ phì nhiêu trong đất

D. thành phần hữu cơ trong đất

Câu 6. (1,25 điểm) Các loài thực vật như rêu, địa y sống chủ yếu ở:

A. Nhiệt đới

B. Cận nhiệt đới

C. Đới ôn hòa

D. Đới lạnh (hàn đới)

Câu 7. (2,5 điểm) Các yếu tố khí hậu đã tác động đến thực vật như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,25 điểm)

Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nhân tố vĩ độ trên Trái Đất. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của địa hình, dòng biển, gió,…

Chọn: C.

Câu 2: (1,25 điểm)

Chế độ dòng chảy của một con sông chính là nhịp điểu thay đổi lưu lượng nước của con sông đó trong một năm.

Chọn: D.

Câu 3: (1,25 điểm)

Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển. Chính vì vậy, độ muối của nước biển lớn hay nhỏ, mặn hay nhạt là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra và vùng biển đó nằm ở khu vực nào (nhiệt đới, ôn đới hay hàn đới).

Chọn: A.

Câu 4: (1,25 điểm)

Ở nước ta, đất badan thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Một số loại cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu như cao su, cà phê, tiêu, điều,…

Chọn: C.

Câu 5: (1,25 điểm)

Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là do sinh vật phá hủy xác động vật, lá cây,…

Chọn: D.

Câu 6: (1,25 điểm)

Những miền cực có khí hậu lạnh giá sinh vật phát triển rất khó khăn, chỉ có các loài rêu, địa y sinh trưởng được trong mùa hạ.

Chọn: D.

Câu 7: (2,5 điểm)

- Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng.

- Tác động của các yếu tố khí hậu đến thực vật:

    + Nhiệt độ: Nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

    + Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đây.

    + Ánh sáng: Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

 

---(Hết đề thi số 5)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Chí Diểu. Để xem nhiều tài liệu hữu ích khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF