Mời các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm học 2022-2023 sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức môn Ngữ văn 8, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. Lý thuyết
1.1. Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
- Tôi đi học – Thanh Tịnh
+ Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “tôi”.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
- Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
+ Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật.
- Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố
+ Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
- Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
+ Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa.
- Lão Hạc – Nam Cao
+ Giá trị nội dung:
- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.
- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
1.2. Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
+ Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
VD: Giáo dục:
+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…
+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…
- Trường từ vựng:
+ Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…
- Từ tượng hình, tượng thanh:
+ Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: gập ghềnh.
+ Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: ầm ầm.
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
+ Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: cha, ba, bố,…
+ Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: trẫm, khanh,…
- Trợ từ, thán từ:
+ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay…
+ Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…
- Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…
- Tình thái từ:
+ Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
+ Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:
- Tình thái từ nghi vấn.
- Tình thái từ cầu khiến.
- Tình thán từ cảm thán.
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
1.3. Tập làm văn
- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
VD: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em.
DÀN Ý
A. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh khiến em nhớ về kỉ niệm mà em nhớ mãi không quên.
B. Thân bài:
- Kỉ niệm đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Cùng với ai?
- Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc).
- Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Thái độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao?
- Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của sự kiện ra sao?
C. Kết bài:
- Thời gian trôi qua, những suy nghĩ, cảm nhận của em ở hiện tại về kỉ niệm đó.
- Mỗi khi nghĩ về kỉ niệm đó em có cảm xúc gì đặc biệt.
2. Đề thi minh họa
PHẦN 1: Đọc hiểu văn bản:
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn trích:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ văn 8 - tập 1)
a, Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, tác giả là ai? Xác định thể loại văn bản đó?
b, Nêu tâm trạng của lão Hạc trong đoạn trích trên?
c, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu) nêu suy nghĩa của em về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao ni long và ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ (gạch chân trợ từ)
PHẦN 2: Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy thuyết minh về chiếc bút bi.
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm học 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.