YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 8 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 8 năm học 2022-2023 do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 8 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Nội dung đề cương tóm gọn những nội dung chính, dễ hiểu. Hi vọng đề cương ôn tập HK1 này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự thành lập nước Mỹ. Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được coi là cách mạng tư sản?

- Từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập bên bờ Đại Tây dương Bắc Mỹ 13 thuộc địa. Kinh tế 13 thuộc địa này sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Thực dân Anh tìm đủ mọi cách ngăn cản sự phát triển này.

- Tháng 12.1773 nhân dân cảng Boston tấn công 3 tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh.

- Năm 1774 đại biểu các thuộc địa họp tại Philadelphia đòi vua Anh xoá các luật cấm vô lý. Nhà vua không chấp thuận.

- Tháng 4.1775 chiến tranh bùng nổ giữa Anh và các thuộc địa.

- Năm 1777 quân thuộc địa thắng trận ở Xa-ra-tô-ga quân Anh đầu hàng và ký hiệp ước Véc-xai 1783 thừa nhận nền độc lập các thuộc địa Bắc Mỹ. Chiến tranh kết thúc với sự ra đời một quốc gia mới Hợp Chúng Quốc Mỹ.

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của giới chủ nô và tư sản đại diện là Washington, đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho kinh tế tư bản Mỹ phát triển. Do đó, cuộc chiến tranh giành độc lập này đồng thời cũng là cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

1.2. Tình hình nước Pháp trước cách mạng

Trước năm 1789 nước Pháp nổi bật những mặt sau:

a. Kinh tế:

- Nông nghiệp: lạc hậu, công cụ thủ công thô sơ nên năng suất thấp. Mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân khổ cực

- Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm chế. Nước Pháp lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

b. Chính trị:

- Là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn với nhau rất gay gắt. Tăng lữ, quý tộc nắm hết quyền hành và không bị đóng thuế trong khi đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và bình dân thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế.

c.Về tư tưởng: Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên án chế độ chuyên chế.

Tình hình đó cho thấy một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra ở Pháp.

1.3. Ý nghĩa cúa sự ra đời máy hơi nước

Phát minh này coi như một cuộc cách mạng về kĩ thuật trong sản xuất. Trước Jame Watt, người ta sử dụng máy móc chạy bằng sức gió, hoặc bằng sức nước, yêu cầu là phải xây gần những khúc sông chảy xiết xa trung tâm thành phố và nơi giao thông thuận tiện...Vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu thì máy móc hoạt động bình thường nhưng khi đông đến, nước đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động

Trong hoàn cảnh như vậy, máy hơi nước của Jame Watt ra đời đã khắc phục nhược điểm trên, nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không cần xây dựng bên những bờ sông, xa trung tâm thành phố... Không những vậy, nhờ việc phát minh máy hơi nước mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.

1.4. Tác động của cách mạng công nghiệp chuyển biến như thế nào về kinh tế, xã hội

* Về kinh tế: Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hoá việc sản xuất. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh sớm hơn ở các nước khác 60 đến 100 năm và trở nên phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới "

* Về xã hội: hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

1.5. Nguyên nhân của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ tư sản.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời và phát triển ở Anh rồi đến các nước khác. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh của giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà trẻ em phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở tồi tàn

Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân.

1.6. Những nét lớn về phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX.

- Cuối thế kỷ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng đã bắt đầu nổ ra ở Anh. Đầu thế kỷ XIX, phong trào này lan nhanh các nước khác Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.

- Từ những năm 30 - 40 thế kỷ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

- Năm 1831, Công nhân dệt tơ của nhà máy Lion (Pháp) biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bị đàn áp mạnh. Năm 1834, thợ tơ Lion lại tiếp tục khởi nghĩa và chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.

- Năm 1844, Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Chỉ cầm cự trong 3 ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

- Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào hiến chương".

1.7. Nguyên nhân của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

Từ giữa thế kỉ XVIII, Ấn Độ trở thành một thuộc địa của thực dân Anh. Chiếm được Ấn Độ, thực dân Anh thực hiện chính sách trực tiếp cai trị và bóc lột tàn bạo. Nữ hoàng Anh Victoria cũng được coi là nữ hoàng Ấn Độ. Thực dân Anh đã ra sức cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, vơ vét của cải mang về chính quốc. Chỉ trong 25 năm cuối thế kỷ XIX, ở Ấn Độ có 26 triệu người bị chết đói do chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Anh.

Sự thống trị tàn bạo của Anh ở Ấn Độ là nguyên nhân dẫn tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

1.8. Đánh giá cuộc cách mạng Tân Hợi

- Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hoà ra đời. Cách mạng tạo điều kiên thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển giải phóng dân tộc một số nước châu Á.

- Cách mạng Tân Hợi còn có hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì nó không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Sau khi cách mạng giành thắng lợi những người lãnh đạo không kiên quyết tiêu diệt chế độ phong kiến đến cùng, ngược lại họ còn thương lượng với Viên Thế Khải, một đại thần của nhà Thanh và đưa ông này lên làm tổng thống thay cho Tôn Trung Sơn. Cuộc cách mạng này chỉ có lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế nhà Thanh chứ chưa đụng đến giai cấp địa chủ phong kiến, cũng không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

1.9. Những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Từ khi thực dân phương tây tiến hành xâm lược, phong trào đấu tranh chống thực dân ở Đông Nam Á diễn ra không ngừng:

+Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1908, hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời.

+ Ở Phi-lip-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hoà Phi-lip-pin nhưng sau đó bị Mỹ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, sau khi vua Nô-rô-dom kí hiệp ước thừa nhận đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pu-com-pô ở Cra-chê (1866-1867)

+ Ở Lào, đầu thế kỉ XX, nhân dân nhiều lần nổi lên chống Pháp. Năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuôc. Cùng năm đó một cuộc khởi nghĩa khác nổ ra ở cao nguyên Bo-lô-ven, lan sang Việt Nam kéo dài đến tận 1907 mới bị dập tắt.

+ Ở Việt Nam phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra khắp nơi. Tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế.

-Các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt thất bại vì:

+ Lực lượng của bọn xâm lược mạnh.

+ Chính quyền phong kiến nhiều nước đầu hàng làm tay sai.

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh..

1.10. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản

Tháng 1.1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục và quân sự:

*Kinh tế:

- Thống nhất tiền tệ.

- Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống... phục vụ giao thông liên lạc.

*Chính trị:

- Chế độ nông nô đươc bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản và đại tư bản lên nắm quyền.

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kinh tế trong chương trình giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi học phương Tây.

*Quân sự:

- Được tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, Nhât Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đến thế kỉ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?

A. Hà Lan.

B. Anh                  

C. Pháp.                           

D. Đức.

 Câu 2: Câu nói Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?

A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.

B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.

D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.

Câu 3: Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ tác động như thế nào đến nền nông nghiệp nước Anh trước cách mạng?

A. Các địa chủ phong kiến cho tá điền chuyển sang nuôi cừu.

B. Nhiều địa chủ đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu.

C. Tá điền chuyển sang nuôi cừu và nộp tô bằng tiền cho quý tộc.

D. Các tá điền bỏ ruộng đất, ra các vùng đô thị làm thuê cho các công trường thủ công.

Câu 4: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, vì

A. giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.

B. sau khi chiến tranh kết thúc, G.Oasinhton được bầu làm tổng thống.

C. cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ 

D. đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

Câu 5: Đâu là hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ?

A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Không xóa bỏ chế độ nô lệ.

C. Đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

D. Xóa bỏ sự cai trị của chính phủ Anh.

Câu 6: Xác định điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Đều có sự tham gia của giai cấp nô lệ.

B. Đều mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Đều do giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến tư sản hoá lãnh đạo.

D. Đều xoá bỏ các tàn dư phong kiến.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát?

A. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.

D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIII - XIX?

A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. Các thành thị đông dân xuất hiện ngày càng nhiều.

D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.

Câu 9: Cuối thế kỷ XIX, nước Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?

A. Pháp, Mĩ.          

B. Mĩ, Đức.           

C. Mĩ, Nga.         

D. Mĩ, Pháp, Đức.

Câu 10: Đến cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?

A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.                                      

B. Đứng thứ nhất.

C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.                              

D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 11: Cách mạng ngày 18/3/1871 ở nước Pháp được gọi là cách mạng vô sản, vì cuộc cách mạng này

A. lật đổ chính quyền giai cấp tư sản

B. do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. đánh đuổi được quân Phổ.

D. do giai cấp chủ nô lãnh đạo.

Câu 12: Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới, vì Công xã

A. do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

D. vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.

Câu 13: Đảng Quốc Đại được thành lập (năm 1885) đã

A. đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc.

B. chứng minh năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản Ấn Độ.

C. đưa giai cấp vô sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

D. đánh dấu phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ đã thắng lợi hoàn toàn.

Câu 14: Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc.

C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh.

D. Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 15: Tính chất xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là

A. nước thuộc địa.                   

B. thuộc địa nửa phong kiến.

C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. phong kiến.

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do mâu thuẫn giữa

A. nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

B. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

C. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

D. phe Hiệp ước với phe Liên minh

Câu 17: Sau cách mạng 1905 - 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?

A. Xã hội chủ nghĩa.

B. Dân chủ đại nghị.

C.  Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 18: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Cách mạng văn hóa.

Câu 19: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?  

A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.

B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.

C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.

D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.

Câu 20: Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?

A. Liên kết với Liên Xô để chống.

B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.

C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.

D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:

A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới

B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

Câu 22: Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao?

A. Tư sản           

B. Địa chủ           

C. Quý tộc            

D. Quý tộc tư sản hóa

Câu 23: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?

A. Thiên Hoàng        

B. Tư sản.             

C. Tướng quân                  

D. Thủ tướng

Câu 24: Cuộc   Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 25: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 26: Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ?

A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc.    

B. Khởi nghĩa Xi-Pay.                                 

C. Chống đạo luật chia cắt Ben-gan.             

D. Đấu tranhôn hòa.

Câu 27: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc bùng nổ?

A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương

B. Tôn Trung Sơn thông qua Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội

C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”

D. Chính quyền Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc

Câu 28: Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc

C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh

D. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày

Câu 29: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp.             

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 30: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.              

B. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. Chiến  tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

D. Chính nghĩa thuộc về nhân dân.

............

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 8 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON