YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm học 2022-2023 được đội ngũ giáo viên HOC247 biên soạn chi tiết. Các em sẽ được củng cố kiến thức toàn diện, đồng thời củng cố kỹ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8 cũng như một số dạng bài tự luận trong bài thi Học kì 1 thật hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Nội dung ôn tập

1.1. Pháp luật và Kỷ luật

Pháp luật là các qui tắc xử sự chung;

  • Có tính bắt buộc;
  • Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ

Qui định của một tập thể:

  • Phải tuân theo qui định của pháp luật;
  • Không được trái với pháp luật.

Ý nghĩa:

- Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động;

- Xác định trách nhiệm, quyền lợi của mọi người;

Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một hướng chung.

1.2. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người cùng giới hoặc khác giới trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc quan niệm sống…

Đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh là:

- Phù hợp quan niệm sống, Bình đẳng tôn trọng nhau

- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau

- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau

Ý nghĩa:

- Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp:

- Cuộc sống ấm áp, tự tin hơn;

- Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.

1.3. Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội

Hoạt động chính trị - xã hội

- Hoạt động trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội;

- Hoạt động giao lưu giữa con người với con người;

- Hoạt động của các đoàn thể quần chúng và tổ chức chính trị …

Ý nghĩa: Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để:

  • Cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng;
  • Đóng góp trí tuệ, công sức vào công việc chung.

Rèn luyện:

Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - XH để :

- Hình thành phát triển thái độ tình cảm, niềm tin trong sáng;

- Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử, năng lực tổ chức và hợp tác

1.4. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.

Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.

- Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng.

Ý nghĩa:

- Thành tựu của mỗi dân tộc là vốn quí của loài người.

- Tạo điều kiện để nước ta phát triển nhanh và phát triển bản sắc dân tộc.  

Trách nhiệm của học sinh:

- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc

- Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống dân tộc ta.

1.5. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính… có sự liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích chung và riêng

Tiêu chuẩn nếp sống VH ở cộng đồng dân cư:

- Làm cho đời sống VH tinh thần ngày càng lành mạnh;

- Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp;

- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng;

- Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.

Ý nghĩa:

- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc

- Bảo vệ và phát huy truyền thống VH tốt đẹp của dân tộc

2. Bài tập ôn tập

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Trắc nghiệm GDCD 8 chủ đề: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

Câu 1:  Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là?

A. Hoạt động hành chính.

B. Hoạt động chính trị - xã hội.

C. Hoạt động nhân văn.

D. Hoạt động nhân đạo.

Câu 2:  Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị:

A.  Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa ng­ười với ng­ười.

B. Phát huy đ­ược truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.

C. Đem lại cho mọi ng­ười niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.

D.   Cả A, B, C

Câu 3:  Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?

A. Nhà nước.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.

D. Cả A và B.

Câu 4:  Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam. 

B. Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam.

C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Cả A, B, C.

Câu 5:  Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Câu 6:  Biểu hiện không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Trốn nghĩa vụ.

B. Tiếp tay cho bọn phản động truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.

C. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

D. Cả A, B, C.

Câu 7:  Các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.

B. Vận động bà con ủng hộ quần áo cho bà con vùng sâu, vùng xa.

C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.

D. Cả A, B, C.

Câu 8:  Biểu hiện thể hiện sự không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?

A.  Luôn luôn tham gia đúng giờ

B.  Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân

C.  Nhờ người khác tham gia để được nghỉ

D.   Vận động các bạn cùng tham gia

Câu 9:  Hoạt động nào không phải là hoạt động chính trị - xã hội

A.  Học tập văn hóa

B.  Tham gia sản xuất ra của cải vật chất

C.  Tham gia xây dựng các công trình 

D.  Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ

Câu 10:  Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội để:

A.   Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng

B. Rèn luyệ năng lực giao tiếp ứng xử

C. Năng cao năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..

D. Tất cả các ý trên

Câu 11:  Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E?

A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

C. Gia đình bà E sống ích kỉ.

D. Gia đình bà E sống vô cảm.

Câu 12:  Họat động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến

A.  Xây dựng cộng đồng 

B.  Bảo vệ an ninh, xã hội

C.  Môi trường

D. Cả A, B, C

Câu 13:  Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.

B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.

C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.

D. Cả A, B, C.

Câu 14:  Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?

A. V là người sống vô tâm.

B. V là người sống vô trách nhiệm.

C. V là người vô cảm.

D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.

Câu 15:  Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là?

A. Điều kiện.                 B. Tiền đề.                      C. Động lực.                   D. Yếu tố.

ĐÁP ÁN

1

B

4

C

7

D

10

D

13

D

2

D

5

D

8

C

11

A

14

D

3

D

6

D

9

A

12

D

15

A

Trắc nghiệm GDCD 8 chủ đề: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Câu 1:  Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì?

A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.

B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.

C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.

D. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật.

Câu 2:  Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.                      B. Giáo dục.                   C. Văn hóa.                    D. Cả A, B, C.

Câu 3:  Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?

A. Điều kiện.                 B. Tiền đề.                      C. Động lực.                   D. Đòn bẩy.

Câu 4:  Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi dân tộc khác:

A.  Chỉ dùng hàng ngoại

B.  Chê bai hàng nước ngoài

C.  Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác

D.  Chê hàng Việt Nam

Câu 5:  Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và đào tạo. 

B. Kinh tế - xã hội.

C. Quốc phòng - An ninh. 

D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 6:  Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để:

A.  Đưa đất nước hội nhập với quốc tế  

B.  Nước ta sẽ bị lạc hậu

C.  Học hỏi hết tất cả của nước ngoài 

D.  Làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng

Câu 7:  Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là?

A. Tôn trọng các dân tộc khác. 

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Học hỏi các dân tộc khác. 

D. Giúp đỡ các dân tộc khác.

Câu 8:  Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?

A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.

B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.

C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.

D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.

Câu 9:  Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.

B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.

C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

D. Cả A, B, C.

Câu 10:  Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là

A.  Lấy cắp của người khác thành của mình

B.  Bắt chước người khác

C.  Học hỏi những điều tốt của người khác phát triển thành cái riêng của mình

D.  Chê bai người khác

Câu 11:  Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?

A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.

B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.

C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.

D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.

Câu 12:  Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây?

A.  Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam

B.  Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới

C.  Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam

D.  Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác

Câu 13:  Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là:

A. Luôn nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trên thế giới

B.  Sẵn sàng chia sẽ và tiếp thu những tiến bộ về mọi mặt của các dân tộc trên thế giới

C.  Tôn trong, sẵn sàng làm bạn với tất cả các dân tộc khác trên trên cơ sở tôn trong độc lập dân tộc, chủ quyền và các quyền cơ bản của công dân.

D.  A, B, C

Câu 14:  Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Cả A, B, C.

Câu 15:  Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung… và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình. 

B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.

C. Các bạn trẻ sống vô tâm. 

D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.

ĐÁP ÁN

1

A

4

C

7

B

10

C

13

D

2

D

5

A

8

A

11

A

14

D

3

A

6

A

9

D

12

B

15

A

Trắc nghiệm GDCD 8 chủ đề: Pháp luật và kỷ luật

Câu 1: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật. 

B. Vi phạm kỉ luật. 

C. Vi phạm quy chế

D. Vi phạm quy định.

Câu 2: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.

D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.

Câu 3: Các hành động: Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế. 

D. Vi phạm quy định.

Câu 4: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?

A. Pháp luật.                  B. Kỉ luật.                       C. Chữ tín.                      D. Liêm khiết.

Câu 5: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.

Câu 6: Biểu hiện của pháp luật là?

A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.

B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.

D. Cả A, B, C.

Câu 7: Biểu hiện của kỉ luật là?

A. Nội quy lớp học. 

B. Quy chế thi cử.

C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra. 

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết.                B. Công bằng.                C. Pháp luật.                  D. Kỉ luật.

Câu 9: Mối quan hệ pháp luật và kỉ luật:

A.  Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

B. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, được trái với pháp luật.

C. Những quy định của tập thể không phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

D. Tất cả các ý đều sai

Câu 10: Để chống lại những âm mưu xảo quyệt cỉa bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?

A. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư

B. Thực hiện đúng những lời Bác Hồ căn dặn đối với các chiến sĩ công an

C. Dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại

D. Tất cả các ý trên

Câu 11: Pháp luật dùng để

A.  Bảo vệ quyền lợi của con người 

B.  Bảo vệ quyền lợi người bị tội

C.  Bảo vệ quyền lợi những người có tiền

D.  A, B đúng

Câu 12: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Câu 13: Pháp luật là

A.  Các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành

B.  Dùng để thuyết phục

C.  Dùng để cưỡng chế

D.  A, B, C

Câu 14: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Câu 15: Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật

A.  Đất có lề, quê có thói

B.  Phép vua thua lệ làng

C.  Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm

D.  A, B, C

ĐÁP ÁN

1

A

4

B

7

D

10

D

13

D

2

A

5

A

8

D

11

A

14

A

3

B

6

D

9

A

12

C

15

D

Trắc nghiệm GDCD 8 chủ đề: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Câu 1:  Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?

A.  Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía

B.  Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C.  Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.

D.  Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Câu 2:  Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh

A.  Giúp con người tự tin yêu cuộc sống 

B.  Cảm thấy ấm áp tự tin yêu cuộc sống hơn.

C.  Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.

D.  A, B, C

Câu 3:  Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. 

B. Tình bạn đầy toan tính.

C. Tình bạn để vụ lợi.

D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.

Câu 4:  Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn

Câu 5:  A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.

B. Tình yêu.

C. Tình anh em.

D. Tình đồng nghiệp.

Câu 6:  Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là:

A. Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.

B. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.

C. Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.

D. Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập

Câu 7:  Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

A. Không chơi với bất kì ai.

B. Chỉ nên chơi với người xấu.

C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.

D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Câu 8:  Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?

A. Rủ bạn nghỉ học chơi game. 

B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.

C. Rủ bạn chơi ma túy.

D. Cả A, B, C.

Câu 9:  D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì?

A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.

Câu 10:  Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là?

A. Tình yêu.

B. tình bạn

C. Tình đồng chí.

D. Tình anh em.

Câu 11:  Tình bạn lệch lạc, tiêu cực

A.  Bao che khuyết điểm cho nhau

B.  Lợi dụng lòng tốt của bạn

C.  Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của bạn

D. Cả A, B, C

Câu 12:  Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó.

B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.

C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm. 

D. Cả A, B, C.

Câu 13:  Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?

A.  Tình yêu.                  B.  Tình bạn.                  C.  Tình đồng chí.         D.  Tình anh em.

Câu 14:  Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.                   B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.      D. Cả A, B, C.

Câu 15:  Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào?

A. Chỉ có ở giới nam.                                            B. Chỉ có ở giới nữ.

C. Chỉ có ở giới tính thứ 3.                                  D. Cả A và B.

ĐÁP ÁN

1

C

4

A

7

D

10

B

13

B

2

D

5

A

8

D

11

D

14

D

3

A

6

B

9

A

12

D

15

D

2.2. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải?

Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác? Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác?

Câu 3: Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín? Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? (nêu một số biểu hiện).

Câu 4: Thế nào là tự lập? Nêu ý nghĩa của tự lập? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tự lập? Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, danh ngôn thể hiện tự lập?

Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào trong học tập và cuộc sống?

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

- Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải?

+ Chấp hành tốt nội qui nhà trường.

+ Phê phán những việc làm sai trái.

+ Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng cần tranh luận để tìm ra lẽ phải.

+ Nghe lời dạy dỗ của thầy cô.

Câu 2:

- Thế nào là tôn trọng người khác?

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

- Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác

+ Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

+ Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác?

+ Trong lớp chú ý nghe giảng.

+ Hoàn thành bài tập thấy cô giao.

+ Không vứt rác bừa bài.

+ Không nói tục, chửi bậy.

- Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác?

+ Kính già yêu trẻ.

+Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

+ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa (toại) lòng nhau"

+ Ăn có mời, làm có khiến.

Câu 3:

- Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín?

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

- Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? (nêu một số biểu hiện). HS tự liên hệ.

Câu 4:

- Thế nào là tự lập?

+ Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình.

+ Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

- Nêu ý nghĩa của tự lập?

+ Gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

+ Xứng đáng được mọi người kính trọng, khâm phục và học tập

- Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tự lập?: HS tự liên hệ

- Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, danh ngôn thể hiện tự lập?

+ Muốn ăn thì lăn vào bếp

+ Con mèo nằm bếp co ro

Ít ăn nên mới ít lo ít làm

+ Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

+ Làm người ăn tối lo mai. Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

Câu 5:

* Em hãy nêu ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?

- Đó là yêu cầu là đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Giúp chúng ta tiếp thu (cái mới) kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục.

- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, nghị lực của cá nhân.

- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.

*Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào trong học tập và cuộc sống?

- Biết coi trọng lao động

- Lao động cần cù, khoa học, năng suất cao.

- Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện.

- Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong học tập, lao động.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

- Rút kinh nghiệm sau mỗi việc làm.

- Rèn luyện hàng ngày thường xuyên.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF