Qua nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2022 - 2023 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em ôn tập, hoàn thiệt kiến thức Công nghệ 8 và củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 8 đồng thời trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em hoàn thành tốt kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em học tốt nhé!
A. LÝ THUYẾT
1/ Khái niệm bản vẽ kĩ thuật:
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ
2/ Các phép chiếu:
Phép chiếu |
Đặc điểm các tia chiếu |
Xuyên tâm |
Luôn xuất phát từ 1 điểm |
Song song |
Song song với nhau |
Vuông góc |
Vuông góc với mặt phản chiếu |
3/ Các hình chiếu vuông góc
- Các mặt phản chiếu:
- Mặt chính diện gọi là mặt phản chiếu đứng
- Mặt nằm ngang gọi là mặt phản chiếu bằng
- Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phản chiếu cạnh
- Các hình chiếu:
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
4/ Vị trí các hình chiếu
- Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng
5/ Khối đa diện: được bao bởi các hình đa giác phẳng.Các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
6/ Hình hộp chữ nhật: được bao bởi 6 hình chữ nhật
7/ Hình lăng trụ đều: được bao bởi 2 mặt đáy là hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau
8/ Hình chóp đều: được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
óChú ý: Mỗi 1 hình chiếu thể hiện 2/3 kích thước chiều dài, chiều cao, chiều rộng của 1 khối đa diện
9/ Khối tròn xoay:
- Khi quay hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định, ta được hình trụ
- Khi quay hình tam giác vuông 1 vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón
- Khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu
- Khối tròn xoay được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định(trục quay) của hình
10/ Phân loại bản vẽ kĩ thuật:
- Bản vẽ cơ khí
- Bản vẽ xây dựng
11/ Khái niệm hình cắt:
- Là hình biểu diễn phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt
- Dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể
12/ Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
- Khung tên
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Yêu cầu kĩ thuật
- Tổng hợp
13/ Quy ước vẽ ren
- Ren ngoài: được hình thành bên ngoài của chi tiết
ò Quy ước:
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ ¾ vòng
- Ren trong: được hình thành ở mặt trong chi tiết
ò Quy ước:
- Ren trong được vẽ theo phương pháp hình cắt
- Cách vẽ giống ren ngoài
- Ren che khuất
- Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, đường chân ren được vẽ bằng nét đứt
14/ Trình tự đọc bản vẽ nhà:
- Khung tên
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Các bộ phận
B. BÀI TẬP
Câu 1. Nêu khái niệm về hình chiếu? Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm gì? Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?
* Khái niệm về hình chiếu: Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu của vật thể.
* Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm:
– Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu của nó vuông góc với mặt phẳng chiếu. Vì vậy, nó sẽ cho kích thước của vật được chiếu chính xác nhất.
– Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau
– Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm
* Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ:
– Hình chiếu đứng ở góc bên trái của bản vẽ
– Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
– Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng.
Câu 2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Cách đọc bản vẽ chi tiết?
* Bản vẽ chi tiết là một loại bản vẽ kĩ thuật. Nó bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy.
* Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo các chi tiết máy
* Cách đọc bản vẽ chi tiết:
– Khi đọc phải hiểu rõ các nội dung trình bày trên bản vẽ, đọc theo trình tự sau:
1. Khung tên; 2. Hình biểu diễn; 3. Kích thước; 4. Yêu cầu kĩ thuật; 5. Tổng hợp.
Câu 3. Ren dùng để làm gì? Nêu quy ước vẽ ren?
Ren dùng để ghép nối và truyền lực.
Quy ước vẽ ren:
– Ren nhìn thấy:
+ Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ ¾ vòng.
– Ren bị che khuất:
+ Các đường đỉnh ren, đường chân ren và giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Câu 4. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?
– Chi tiết máy thường được ghép với nhau theo 2 kiểu mối ghép:
+ Mối ghép cố định: các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại:
Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, hàn.
Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt.
+ Mối ghép động: các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau để thuận lợi cho quá trình gia công, lắp ráp, sửa chữa và sử dụng.
Câu 5. Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
– Máy hay thiết bị cần truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
– Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị.
Câu 6. Cho bộ truyền động đai: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10cm.
a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai?
b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn 2, biết rằng bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15vòng/phút.
Câu 7. Đía xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 30 răng.
a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động?
b) Hãy cho biết đĩa xích và đĩa líp, chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 8. Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Hãy lấy ví dụ ở gia đình và địa phương em?
– Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống.
– Là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị… trong sản xuất và đời sống xã hội.
– Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
=> HS tự lấy VD minh hoạ.
Câu 9. Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân nào? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?
– Tai nạn điện thường xảy ra khi:
+ Vô ý chạm vào vật có điện.
+ Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.
+ Đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất.
– Khi sử dụng điện cần đảm bảo một số nguyên tắc an toàn điện sau:
+ Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
+ Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.
+ Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
– Khi sửa chữa điện, cần đảm bảo một số nguyên tắc an toàn điện sau:
+ Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện.
+ Khi sửa chữa điện cần sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc.
......
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.