YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 KNTT năm học 2023-2024

Tải về
 
NONE

Hãy cùng HỌC247 tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 KNTT năm học 2023-2024 để củng cố các kiến thức cơ bản đã được học trong học kì vừa qua. Ngoài ra, tài liệu còn có các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp các em luyện tập các bài tập thực hành để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 1 sắp tới. 

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết

  • Quá trình hình thành của Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết.

- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động. Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ haikhai mạc đêm 25/10/1917 (ngày 7/11/1917 theo lịch mới) tại Điện Xmô-nưi, ra tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu.

- Trong cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để giữ vững chính quyền Xô viết. Chiến tranh kết thúc, nhiệm vụ khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước đòi hỏi sự liên minh chặt chẽ hơn nữa, nhất là sự thống nhất trên cơ sở nhà nước của các nước Cộng hoà Xô viết.

- Tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là sự bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.

- Ngày 30/12/1922, tại Mátxcơva, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang.

- Tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

  • Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết.

- Sự ra đời của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Mở ra một con đường mới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa; để lại nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền.

1.2. Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay

  • Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

⇒ Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

  • Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.

Có 4 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:

- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ, thiếu công bằng làm nhân dân bất mãn.

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

à Tóm lại, đây là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn, xây dựng chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.

  • Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay.

- Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.

- Các nước như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và một số nước khác tiến hành cải cách mở cửa

- Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ công bằng văn minh vẫn là đích tới của các quốc gia trên thế giới.

1.3. Quá trình cai trị và xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

  • Quá trình xâm lược.

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

⇒ Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

  • Chính sách cai trị.

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã tác động tiêu cực đến các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục.

- Về chính trị:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

- Về kinh tế:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

  • Công cuộc cải cách ở Xiêm.

♦ Bối cảnh tiến hành cải cách:

- Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

- Từ năm 1851, vua Ra-ma IV đã tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 1868, dưới thời vua Ra-ma V, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục....

♦ Nội dung cải cách:

- Về kinh tế:

Trong nông nghiệp, năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất mới; đến đầu thế kỉ XX, ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.

+ Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,..

- Về hành chính: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

- Về giáo dục: Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. Năm 1898, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.

- Về ngoại giao:

+ Năm 1897, Rama V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.

+ Đầu thế kỉ XX, Chính phủ Xiêm kí một số hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

♦ Kết quả, ý nghĩa:

- Góp phần giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu..., đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.

- Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như những nước còn lại ở Đông Nam Á.

2. Trắc nghiệm tự luyện

Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1917
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.

Câu 2: Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm

A. Nga, Ucraina, Lítva và Ngoại Cáccadơ
B. Nga, Ucraina, Ácmênia và Ngoại Cáccadơ
C. Nga, Ucraina, Tátgikixtan và Ngoại Cáccadơ
D. Nga, Ucrana, Bôlêrútxia và Ngoại Cáccadơ

Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

A. 25/10/1917
B. 30/11/1917
C. 05/03/1918
D. 19/11/1918

Câu 4: Đến năm 1940, Liên Xô gồm có bao nhiêu nước Cộng hòa Xô viết?

A. 12
B. 13
C. 14
D. 15

Câu 5: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế

Câu 6: Lê-nin qua đời vào năm nào?

A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927

Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:

A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc

Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?

A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957

Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?

A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục

 

Trên đây là một phần nội dung đoạn trích tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 KNTT năm học 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON