Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng câu hỏi của Công nghệ Cơ khí trước bài thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 11 Cơ khí KNTT năm 2023-2024. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Tóm tắt lí thuyết
1.1 Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo
1.1.1. Khái quát về cơ khí chế tạo
- Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo
Cơ khí chế tạo là ngành Kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của Toán học, nguyên lí của Vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chỉ tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.
Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất gồm:
+ Chế tạo ra các công cụ, máy giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công.
+ Chế tạo ra các đồ dùng, dụng cụ giúp cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Chế tạo ra các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.
- Đặc điểm của cơ khí chế tạo
+ Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác.
+ Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn,...
- Các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí
Để tạo thành sản phẩm cơ khí, cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quy trình chế tạo cơ khí gồm 5 bước cơ bản sau đây:
+ Bước 1: Đọc bản vẽ chi tiết
+ Bước 2: Chế tạo phôi
+ Bước 3: Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
+ Bước 4: Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
+ Bước 5: Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm
1.1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo
- Thiết kế sản phẩm cơ khí
Thiết kế sản phẩm cơ khí là việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.
- Gia công cơ khí
+ Gia công cơ khí là quá trình chế tạo ra sản phẩm cơ khí.
+ Đó là việc sử dụng các máy, công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.
- Lắp ráp sản phẩm cơ khí
+ Sản phẩm cơ khí là tổ hợp của nhiều chi tiết.
+ Quá trình gia công cơ khí là giai đoạn chủ yếu của quá trình sản xuất nhằm chế tạo được các chi tiết đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật đề ra.
+ Lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh.
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí là các công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lí sự cố, sửa chữa các sai hỏng nhằm duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị cơ khí.
1.2. Vật liệu cơ khí
1.2.1. Tổng quan về vật liệu cơ khí
a. Khái niệm về vật liệu cơ khí
- Vật liệu cơ khí: sử dụng trong sản xuất cơ khí (thiết bị máy móc,...) và nhiều lĩnh vực khác như: giao thông, y tế, văn hoá, giáo dục,...
b. Các yêu cầu chung đối với vật liệu cơ khí
- Yêu cầu về tính sử dụng
- Yêu cầu về tính công nghệ
- Yêu cầu về tính kinh tế
c. Phân loại vật liệu cơ khí
Hình 1. Phân loại vật liệu cơ khí
1.2.2. Vật liệu kim loại và hợp kim
a. Phân loại vật liệu kim loại và hợp kim
Hình 2. Phân loại kim loại và hợp kim
b. Tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim
- Tính chất cơ học
- Tính chất vật lí
- Tính chất hoá học
- Tính công nghệ
c. Một số vật liệu kim loại và hợp kim thông dụng
- Gang
- Thép carbon
- Thép hợp kim
- Nhôm và hợp kim nhôm
- Đồng và hợp kim đồng
- Nickel và hợp kim nickel
d. Một số phương pháp đơn giản nhận biết tính chất cơ bản của kim loại và hợp kim
- Quan sát màu sắc và mặt gãy của các mẫu
- Xác định tính cứng, tính dẻo
- Xác định khả năng biến dạng
- Xác định tính giòn của vật liệu
- Xác định khối lượng riêng
1.2.3. Vật liệu phi kim loại
a. Phân loại vật liệu phi kim loại
Hình 3. Phân loại vật liệu phi kim loại
b. Tinh chất cơ bản của vật liệu phi kim loại
- Tính chất cơ học
- Tính chất vật lí
- Tính chất hoá học
- Tính công nghệ
c. Một số vật liệu phi kim loại thông dụng
- Nhựa nhiệt dẻo
- Nhựa nhiệt rắn
- Cao su
d. Một số phương pháp đơn giản nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại
- Quan sát đặc trưng quang học
- Xác định khối lượng riêng
- Phá huỷ của mẫu khi chịu tác động cơ học
1.2.4. Vật liệu mới
a. Khái niệm vật liệu mới
Vật liệu mới là những loại vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất.
b. Một số loại vật liệu mới
- Vật liệu nano
- Vật liệu composite
- Vật liệu có cơ tính biến thiên
- Hợp kim nhớ hình
1.3. Các phương pháp gia công cơ khí
a. Khái quát về gia công cơ khí
- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí sử dụng các máy móc, công cụ và công nghệ.
- Phân loại gia công cơ khí bao gồm hai loại chính:
+ Phân loại theo công nghệ gia công (có hai loại là gia công cơ khí không phoi và có phoi).
+ Phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công (bao gồm gia công cơ khí truyền thống và hiện đại).
b. Một số phương pháp gia công cơ khí
- Đúc là quá trình rót vật liệu lỏng vào khuôn để tạo hình dạng và kích thước của vật đúc.
- Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy và tạo thành mối hàn khi vật liệu kết tinh.
- Khoan là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, sử dụng mũi khoan ruột gà.
- Tiện là một quá trình gia công cắt gọt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động quay của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt.
- Phay là phương pháp gia công cắt gọt bao gồm hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và chuyển động tịnh tiến của phôi.
c. Quy trình công nghệ gia công chi tiết
- Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết là một phần của quy trình chế tạo cơ khí sau khi đã có bản vẽ kĩ thuật.
- Để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết có các bước chính sau:
+ Bước 1. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất.
+ Bước 2. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.
+ Bước 3. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết.
- Dự án: Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt
+ Giới thiệu
+ Nhiệm vụ
+ Tiến trình thực hiện
+ Đánh giá
+ Thông tin bổ trợ
1.4. Sản xuất cơ khí
a. Quá trình sản xuất cơ khí
- Quá trình sản xuất cơ khí là tác động vào vật liệu thông qua các công cụ để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
- Các giai đoạn của quá trình sản xuất cơ khí
+ Chế tạo phôi
+ Gia công tạo hình sản phẩm
+ Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
+ Lắp ráp sản phẩm
+ Đóng gói sản phẩm
b. Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot
Robot công nghiệp
- Khái niệm và đặc điểm
Robot là máy có thể tự động thực hiện các công việc theo chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.
- Phân loại robot
Phân loại robot trong hệ thống sản xuất tự động dựa trên công dụng của robot.
Dây chuyển sản xuất tự động
- Dây chuyển sản xuất tự động
Dây chuyền sản xuất là tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục trong sản xuất.
- Một số dây chuyền sản xuất tự động
+ Dây chuyền sản xuất tự động cứng
+ Dây chuyền sản xuất tự động mềm
c. Tự động hoá quá trình sản xuất dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- Cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm kĩ thuật số, công nghệ sinh học và vật lí.
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng vào quá trình sản xuất cơ khí, cải thiện nhiều công đoạn.
+ Gia công thông minh
+ Giám sát thông minh giúp giám sát tiêu thụ năng lượng tốt hơn
+ Điều khiển thông minh
+ Lập lịch thông minh
d. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
- An toàn lao động trong sản xuất cơ khí
+ An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong trong quá trình lao động.
+ Một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí
- Bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí
+ Bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp và đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
+ Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí gòm các yếu tố trực tiếp và gián tiếp.
- Các biện pháp phòng ngừa mất ATLĐ và vệ sinh môi trường trong lĩnh vực sản xuất cơ khí
+ Thay đổi công nghệ, thiết bị
+ Các biện pháp về kĩ thuật an toàn
2. Trắc nghiệm tự luyện
Câu 1: Dụng cụ cắt là sản phẩm của loại vật liệu nào?
A. Gang
B. Thép hợp kim
C. Thép carbon
D. Hợp kim nhôm
Câu 2: Sắp xếp các bước sau sao cho đúng với quy trình chế tạo cơ khí:
(1) Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
(2) Đọc bản vẽ chi tiết
(3) Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
(4) Chế tạo phôi
(5) Lắp ráp và kiểm tra chất lượng của sản phẩm
A. 1 - 2 - 3 - 4 - 5
B. 2 - 4 - 1 - 3 - 5
C. 2 - 4 - 5 - 3 - 1
D. 4 - 1 - 2 - 5 - 3
Câu 3: Phương pháp hàn là?
A. Là phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. Là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, ...
C. Là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. Là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.
Câu 4: Vì sao cao su được dùng làm săm, lốp xe?
A. Vì cao su có độ cứng cao và chịu được nhiệt độ cao
B. Vì cao su có tính dẫn nhiệt, dẫn điện cai, chống ăn mòn tốt, dẻo
C. Vì cao su có độ bền nhiệt, nhẹ, chống ăn mòn, chịu va đập tốt
D. Vì cao su có tính đàn hồi, độ bền, độ dẻo cao, chịu mài mòn, ma sát tốt
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thép hợp kim có tính cơ học không cao bằng thép carbon
B. Thép carbon dễ bị ăn mòn hóa học
C. Thép carbon là thép có thêm các nguyên tố khác như Cr, Ni, Mn,
D. Thép hợp kim được dùng chế tạo các chi tiết tải trọng nhỏ và vừa
Câu 6: Trong quy trình chế tạo cơ khí, bước nào quyết định đến việc tạo hình, độ chính xác của chi tiết chế tạo?
A. Đọc bản vẽ chi tiết
B. Chế tạo phôi
C. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
Câu 7: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là phương pháp gia công nào?
A. Gia công hàn
B. Gia công mài
C. Gia công xọc
D. Gia công tiện
Câu 8: Vật liệu phi kim loại gồm
A. Vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ
B. Kim loại, hợp kim
C. Nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, cao su
D. Các vật liệu mới
Câu 9: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu nào?
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu hợp kim
C. Vật liệu phi kim
D. Vật liệu mới
Câu 10: Phương pháp đúc phổ biến nhất hiện nay là?
A. Đúc trong khuôn cát
B. Đúc trong khuôn kim loại
C. Đúc áp lực
D. Đúc ly tâm
Câu 11: Vật liệu có màu trắng bạc, khối lượng riêng nhỏ, tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao, chống ăn mòn tốt, dẻo là
A. Gang
B. Thép
C. Hợp kim nhôm
D. Hợp kim đồng
Câu 12: Khi tác động cơ học vào mẫu, vật liệu bị gãy, vỡ. Đây là dấu hiệu nhận biết vật liệu phi kim loại nào?
A. Nhựa nhiệt dẻo
B. Nhựa nhiệt rắn
C. Cao su tự nhiên
D. Cao su nhân tạo
Câu 13: Trong chế tạo máy, vật liệu composite dùng để chế tạo gì?
A. Vỏ máy bay, ô tô, tàu thủy
B. Dụng cụ cắt gọt, các trục truyền, bánh răng
C. Chi tiết robot, cánh tay robot
D. Bình chịu áp lực, quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng/ khí
Câu 14: Vật liệu có kích thước rất nhỏ cỡ từ 1 đến 100 nanomet là?
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu vô cơ
C. Vật liệu composite
D. Vật liệu nano
Câu 15: Công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kỹ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán, kích thước các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đặt ra là?
A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
B. Gia công cơ khí
C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
Câu 16: Sản phẩm đúc:
A. Có hình dạng giống khuôn
B. Có kích thước giống khuôn
C. Có hình dạng và kích thước giống khuôn
D. Có hình dạng và kích thước của lòng khuôn
Câu 17: Vật liệu khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, không có khả năng tái chế là?
A. Gang
B. Nhựa nhiệt dẻo
C. Nhựa nhiệt rắn
D. Cao su
Câu 18: Phương pháp gia công có phoi là?
A. Hàn
B. Cán
C. Khoan
D. Kéo
Câu 19: Đâu không phải tính chất của vật liệu kim loại là?
A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
B. Hầu hết có khả năng biến dạng dẻo
C. Độ bền cơ học cao
D. Độ bền hóa học cao
Câu 20: Vì sao sử dụng được các phần mềm AutoCAD, 3D Solidworks, ... là một lợi thế của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí?
A. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc tính toán - công việc của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí
B. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc thiết kế - công việc của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí
C. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc chế tạo - công việc của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí
D. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc lắp ráp - công việc của người làm thiết kế kỹ sản phẩm cơ khí.
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 11 Cơ khí KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!