YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022 do Hoc247 biên soạn. Tài liệu bao gồm phần lý thuyết tổng hợp kiến thức đã học và bài tập có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM 2021 – 2022

1. Lý thuyết

1.1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

a. Truyền thống gia đình, dòng họ

- Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: lòng yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống,...

b. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

c. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình, từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống

1.2. Yêu thương con người

a. Thế nào là yêu thương con người?

Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

b. Biểu hiện yêu thương con người

Biểu hiện của tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác,...

c. Giá trị của yêu thương con người

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống, giúp đỡ con người thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

1.3. Siêng năng, kiên trì

a. Khái niệm siêng năng, kiên trì

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng, dù gặp khó khăn, gian khổ.

b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- Trong học tập: Chăm chỉ học tập; làm bài tập về nhà; chủ động học kiến thức mới; xây dựng mục tiêu học tập; tự giác học tập; nỗ lực giải bài tập khó; không bỏ cuộc,...

- Trong lao động: Chăm chỉ làm việc nhà; tìm tòi và sáng tạo; không bỏ dở công việc; kiên trì làm đến cùng,...

- Trong hoạt động khác: thường xuyên rèn luyện thân thể; bảo vệ môi trường; dũng cảm đấu tranh với cái sai bảo vệ cái đúng; siêng năng và kiên trì trong mọi công việc,...

c. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. 

Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.

Mỗi khi làm việc gì, em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử thách bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ cuộc giữa chừng.

1.4. Tôn trọng sự thật

a. Tôn trọng sự thật là gì?

- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng luật, bảo vệ sự thật.

b. Biểu hiện tôn trọng sự thật

- Biểu hiện của tôn trọng sự thật là người sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.

- Biểu hiện trái với tôn trọng sự thật: ăn không nói có, đổ oan cho người khác, trốn tránh trách nhiệm, thiếu trung thực, nói dối, nói xấu người khác...

c. Tại sao cần phải tôn trọng sự thật?

- Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.

- Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.

1.5. Tự lập

a. Thế nào là tự lập?

- Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

b. Biểu hiện của tự lập

- Biểu hiện của tự lập là: tự suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Trái ngược với tự lập là: ỷ lại vào người khác, lười nhác, không nỗ lực, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm...

c. Vì sao cần phải tự lập?

- Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.

- Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.

1.6. Tự nhận thức bản thân

a. Tự nhận thức bản thân là gì?

- Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.

b. Biểu hiện tự nhận thức bản thân

- Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.

- Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần: nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản

c. Ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

- Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân

- Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.

2. Bài tập

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án trong các câu từ 1 -> 4 mà em cho là đúng nhất.

Câu 1 (0,5 điểm): Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm.

Câu 2 (0,5 điểm): Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình văn hóa.

Câu 3 (0,5 điểm): Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm

Câu 4 (0,5 điểm): Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường xe bị hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu tức bạn.

Câu 5 (1 điểm): Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? (Đánh dấu X vào ô em chọn).

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

A. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở

   

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác

   

C. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

   

D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

   

II. TỰ LUẬN:( 7 điểm)

Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình yêu thương giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên phố...)

Câu 2: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Câu 3: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 19h tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài tập đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài tập đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài tập nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

a, Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì?

b, Nếu là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

3. Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

- Trong các câu từ 1 -> 4 mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

B

C

Câu 5: Mỗi ý đúng được 0.25 điểm

+ Tán thành: C, D.

+ Không tán thành: A, B.

II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

Câu

Nội dung

(3đ)

- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người.

- Một việc làm cụ thể: Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy vậy, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, thu dọn làm việc nhà giúp cụ. điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em.

2 (2đ)

- Vì đây là những truyền thống có giá trị về tinh thần, vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

3 (2đ)

a. An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm đến cùng khi gặp bài tập khó.

b. Em sẽ khuyên An: là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON