YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Hoá 10 CD năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 10 CD năm 2022-2023 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài môn Hoá học 10 CD để chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN:  HOÁ HỌC 10 – CÁNH DIỀU

 

 

I. LÝ THUYẾT

Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa – khử

- Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử. - Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử. - Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.

Chủ đề 5: Năng lượng hóa học

- Phản ứng hóa học và enthalpy

- Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

II. BÀI TẬP

Câu 1. Trong phản ứng oxi hóa – khử thì:

A. chất oxi hóa nhường electron và chất khử nhận electron.

B. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.

C. quá trình nhường electron gọi là quá trình khử.

D. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.

Câu 2. Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là:

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

A. chất khử.

B. chất oxi hóa.

C. chất khử và môi trường.

D. chất oxi hóa và môi trường

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng:

Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O

Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là:

A. 3 và 12.

B. 3 và 18.

C. 3 và 10.

D. 3 và 22.

Câu 4. Trong phản ứng:

FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ

A. nhận (2y – 3x) electron.

B. nhường (2y – 3x) electron.

C. nhường (3x – 2y) electron.

D. nhận (3x – 2y) electron.

Câu 5. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

A. chất oxi hóa.

B. chất khử.

C. axit.

D. vừa là axit vừa là chất khử.

Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng :

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là:

A. 10.

B. 9.

C. 29.

D. 25.

Câu 7. Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1

B. 2:3

C. 1:2

D. 1:3

Câu 8. Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì

A. xảy ra phản ứng thế.

B. không xảy ra phản ứng.

C. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.

D. xảy ra phản ứng trao đổi.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy nhất (đktc). Khí X là:

A. N2.

B. NO.

C. N2O.

D. NO2.

Câu 10. Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử?

A. Tạo ra chất kết tủa

B. Tạo ra chất khí

C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất

D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Câu 11. Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với O2 thu được 25,8 gamchất rắnX. Hoàtan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là:

A. Fe.

B. Mg.

C. Al.

D. Zn.

Câu 12. Trong phản ứng:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Nguyên tử Ag trong AgNO3:

A. bị oxi hóa

B. không bị oxi hóa hoặc khử

C. bị khử

D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

Câu 13. Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05mol NO. Công thức oxit sắt là

A. Fe2O3.

B. FeO.

C. Fe3O4.

D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 14. Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1

B. 2:3

C. 1:2

D. 1:3

Câu 15. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịchmuối Xtacũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.

B. Zn.

C. Al.

D. Fe.

Câu 16. Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HI.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch HBr.

D. Dung dịch HF.

Câu 17. Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.

B. là chất oxi hóa.

C. là chất khử.

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 18. Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 4,48 lít.

B. 2,24 lít.

C. 6,72 lít.

D. 7,84 lít.

Câu 19. Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.

B. 5,6 lít.

C. 2,24 lít.

D. 0,112 lít.

Câu 20. Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu đượclà

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

B. quỳ tím không chuyển màu.

C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.

D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 10 CD năm 2022-2023 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF