YOMEDIA

Đề cương ôn tập Chương Oxi - Lưu huỳnh có đáp án môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Vĩnh Lộc

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập Chương Oxi - Lưu huỳnh có đáp án môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Vĩnh Lộc dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

 

Câu 1: Sự hình thành tần ozon (O3) ở tầng bình lưu của khí quyển là do nguyên nhân chính nào sau đây?

A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi.

B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển.

C. Sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất

D. A, B, C đều đúng.

Câu 2: Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào trong số các chất sau?

A. CaCO3                          B. KClO3                           C. (NH4)2SO4                   D. NaHCO3

Câu 3: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon:

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh như nhau.

B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử

C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi

D. Cả oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như: Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường

Câu 4: Khi nhiệt phân cùng một khối lượng KMnO4, KClO3, CaOCl2 với hiệu suất là 100%, muối nào tạo nhiều oxi nhất ?

A. KMnO4                         B. KClO3                           C. KNO3                           D. CaOCl2

Câu 5: Để thu được cùng một thể tích O2 như nhau bằng cách nhiệt phân KMnO4, KClO3, KNO3, CaOCl2 (hiệu suất bằng nhau). Chất có khối lượng cần dùng ít nhất là:

A. KMnO4                         B. KClO3                           C. KNO3                           D. CaOCl2

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. Điện phân nước.           B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.                     D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 7: Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VIA).

Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:

A. Độ âm điện của nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm giảm.

B. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng.

C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố tăng.

D. Tính phi kim giảm, tính kim loại tăng.

Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là

A. ns2np3.                          B. ns2np4.                          C. ns2np5.                          D. ns2np2.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhóm VIA

A. Các nguyên tố nhóm VIA là những phi kim (trừ Po).

B. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí.

C. Oxi thường có số oxi hóa -2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit.

D. Tính axit tăng dần theo chiều: H2SO4 > H2SeO4 > H2TeO4.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi

A. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.

B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.

C. Oxi tham gia vào các quá trình cháy, gỉ, hô hấp.

D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa - khử.

Câu 11: Hãy chọn câu trả lời đúng trong số các câu sau :

A. Oxi chiếm phần thể tích lớn nhất trong khí quyển.

B. Oxi chiếm phần khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất.

C. Oxi tan nhiều trong nước.

D. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí.

Câu 12: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này là do

A. sự oxi hóa tinh bột .      B. sự oxi hóa kali.

C. sự oxi hóa iotua  I2  D. sự oxi hóa ozon oxi.

Câu 13: Trong nhóm VIA, kết luận nào sau đây là đúng

Theo chiều điện tích hạt nhân tăng:

A. Lực axit của các hiđroxit ứng với mức oxi hóa cao nhất tăng dần.

B. Tính oxi hóa của các đơn chất tương ứng tăng dần.

C. Tính khử của các đơn chất tương ứng giảm dần.

D. Tính bền của hợp chất với hiđro giảm dần.

Câu 14: Kết luận nào sau đây là không đúng? Trong nhóm VIA:

A. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA thường có oxi hóa là -2.

B. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA (S, Se, Te) thường có số oxi hóa là +4, +6. 

C. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA thường có số oxi hóa là +6.

D. Số oxi hóa cao nhất của S, Se, Te trong các hợp chất là +6.

Câu 15: Kết luận nào sau đây là đúng đối với O2.

A. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất trong nhóm VIA.

B. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất trong nhóm VIA.

C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không cực.

D. Tính chất cơ bản của oxi là tính khử mạnh.

Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi

A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp:                   B. Oxi ít tan trong nước.

C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí.                        D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.

Câu 17: Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá hủy tầng ozon

A. NO2.                             B. hơi nước.                      C. CO2.                             D. CFC.

Câu 18: Cho các phản ứng:

(1) \(C + {O_2} \to C{O_2}\)                             

(2) \(2Cu + {O_2} \to 2CuO\)

(3) \(4N{H_3} + 3{O_2} \to 2{N_2} + 6{H_2}O\)          

(4)  \(3Fe + 2{O_2} \to F{e_3}{O_4}\)

Trong phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxi hóa

A. Chỉ có phản ứng (1).                                               B. Chỉ có phản ứng (2). 

C. Chỉ có phản ứng (3).                                               D. Cả 4 phản ứng.

Câu 19: Trong các nhóm chất nào sau đây, nhóm nào đều chứa các chất đều chảy trong oxi

A. CH4, CO2, NaCl.           B. H2S, FeS, CaO.            

C. FeS, H2S, NH3.             D. CH4, H2S, Fe2O3.

Câu 20: Ozon tan nhiều trong nước hơn oxi. Lí do giải thích nào sau đây là dúng

A. Do phân tử khối của O3 > O2.

B. Do O3 phân cực còn O2 không tác dụng với nước.

C. Do O3 tác dụng với nước còn O2 không tác dụng với nước.

D. Do O3 dễ hóa lỏng hơn O2.

Câu 21: Với tỉ lệ nào sau đây thì sự có mặt của ozon trong không khí có tác dụng tốt, làm không khí trong lành.

A.                         B.                         C.                         D. từ

Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon

A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn.

B. Khử trùng nước uống, khử mùi.

C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.

D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 23: Sự có mặt của ozon trên thượng tần khí quyển rất cần thiết, vì

A. Ozon là cho trái đất ấm hơn.

B. Ozon ngăn cản oxi không cho thoát ra khỏi mặt đất.

C. Ozon hấp thụ tia cực tím.

D. Ozon hấp thụ tia đến từ ngoài không gian để tạo freon.

Câu 24: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng:

A. Dung dịch KI và hồ tinh bột                                   B. dung dịch H2SO4

C. dung dịch CuSO4          D. nước

Câu 25: Để chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi, người ta dùng chất nào trong số các chất sau: (1) Ag;        (2) dung dịch KI + hồ tinh bột;          (3) tàn đóm;              (4) dung dịch CuSO4.

A. Chỉ được dùng (1)       B. Chỉ được dùng (2)

C. Cả (1) và (2) đều được                                            D. (1), (2), (3) đều được

Câu 26: Nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng

A. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm không khí trên thế giới thoát ra bên ngoài.

B. Lỗ thủng tần ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên toàn thế giới.

C. Tia tử ngoại gây tác hại cho con người sẽ lọt xuống mặt đất.

D. Không xảy ra được quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với H2O2

A. Phân tử H2O2 có 2 liên kết cộng hóa trị có cực.

B. H2O2 là chất lỏng không màu, không mùi, nhẹ hơn nước.

C. Ít bền, rất dễ bị phân hủy tạo oxi.

D. Có tính oxi hóa mạnh hơn ozon.

Câu 28: Chọn câu đúng:

A. H2O2 chỉ có tính oxi hóa.

B. H2O2 chỉ có tính khử.

C. H2O2 không có tính oxi hóa lẫn tính khử.

D. H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 29: Cho các phản ứng sau:

(1) \({H_2}{O_2} + KN{O_2} \to {H_2}O + KN{O_3}\)

(2) \({H_2}{O_2} + 2KI \to {I_2} + 2KOH\)

(3) \({H_2}{O_2} + A{g_2}O \to 2Ag + {H_2}O + {O_2}\)

(4) \(5{H_2}{O_2} + 2KMn{O_4} + 3{H_2}S{O_4} \to 5{O_2} + 8{H_2}O + 2MnS{O_4} + {K_2}S{O_4}\)

 Có bao nhiêu phản ứng trong đó H2O2 đóng vai trò chất oxi hóa ?  

A. 1 phản ứng                    B. 2 phản ứng.

C. 3 phản ứng                    D. cả 4 phản ứng.

Câu 30: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực

A. H2S.                              B. SO2.                              C. Al2S3.                           D. O2.

....

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA 10

01.A

02. B

03. C

04. B

05. B

06. C

07. C

08. B

09. B

10. B

11. B

12. C

13. D

14. C

15. C

16. B

17. D

18. D

19. C

20. B

21. A

22. D

23. C

24. A

25. C

26. C

27. B

28. D

29. B

30. D

31. C

32. B

33. B

34. A

35. D

36. C

37. D

38. C

39. C

40. C

41. D

42. C

43. A

44. C

45. B

46. C

47. A

48. C

49. C

50. A

51. C

52. B

53. D

54. B

 

 

 

 

 

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Oxi - Lưu huỳnh có đáp án môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Vĩnh Lộc. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON