Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Chuyên đề Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021 để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!
Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT Ở VIỆT NAM
1. LÝ THUYẾT
Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam:
- Hàng ngàn đời nay cuộc sống của nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Những kinh nghiệm vé sử dụng, cải tạo đất của cha ông ta còn lưu truyền và được chúng ta tiếp nhận, phát huy.
- Ngày nay nhiều vùng đất nông nghiệp của nước ta đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, năng suất và sản lượng cây trồng đã tăng nhiều lần so với trước đây.
- Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn có nhiều điều chưa hợp lí:
+ Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cán phải cải tạo.
+ Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
- Nhà nước ta đã ban hành Luật đất đai để bảo vệ và sử dụng đất ngày càng tốt hơn.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Trình bày vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
Trả lời:
- Đất đai là tài nguyên quý giá. Ngày nay, nhiều vùng đất nông nghiệp đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả.
- Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
- Cần phải sử dụng đất hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển.
Câu 2: So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
Trả lời
So sánh ba nhóm đất chính:
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiện tượng sa mạc hóa đang xảy ra ở Việt Nam tại
- Các vùng đất ven biển
- Vùng đất cát Quảng Ninh
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ
- Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ
Câu 2: Việt Nam có nhóm đất chính
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 3: Sự đa dạng của đất là do các nhân tố nào tạo nên?
- Đá mẹ.
- Địa hình, khí hậu, nguồn nước
- Sinh vật. tác động của con người.
- Tất cả đều đúng.
Câu 4: Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phi cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp được hình thành trên loại đá nào?
- Đá vôi.
- Đá bazan.
- Đá phiến mica.
- Đá granit.
Câu 5: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
- 18%
- 21%
- 24%
- 27%
Câu 6: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với cây
- Lương thực.
- Công nghiệp lâu năm.
- Cây ăn quả.
- Công nghiệp hằng năm.
Câu 7: Loại đất phù sa tốt nhất để trồng lúa hoa màu là
- Đất trong đê các con sông ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Đất ngoài đê các con sông ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Đất phù sa được bồi đắp hằng năm ở Nam Bộ.
- Tất cả đều đúng
Câu 8: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào?
- Đồng bằng sông Hồng.
- Duyên hải miền Trung,
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng Nam Trung Bộ
Câu 9: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
- Đất feralit
- Đất phù sa
- Đất mùn núi cao
- Đất mặn ven biển
Câu 10: Đặc điểm của nhóm đất feralit
- Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
- Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.
- Cả 3 đặc điểm trên.
Câu 11: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở
- Vùng miền núi thấp.
- Vùng miền núi cao
- Vùng đồng bằng.
- Vùng ven biển.
Câu 12: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật
- Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
- Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao
- Trồng nhiều cây công nghiệp
- Rừng ngập mặn.
Câu 13: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở
- Vùng núi cao
- Vùng đồi núi thấp
- Các cao nguyên
- Các đồng bằng
Câu 14: Đặc điểm của nhóm đất feralit
- Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
- Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
- Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn.
Câu 15: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu
- Ven sông Tiền và sông Hậu
- Vùng ven biển
- Đông Nam Bộ
- Vùng trũng Tây Nam Bộ.
Câu 16: Đất phù sa thích hợp canh tác:
- Các cây công nghiệp lâu năm
- Trồng rừng
- Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…
- Khó khăn cho canh tác.
Câu 17: Đất phù bazan phân bố chủ yếu
- Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đông Nam Bộ
- Tây Nguyên
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!