YOMEDIA

Chuyên đề Sự đa dạng về hệ sinh thái Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu với các em tài liệu Chuyên đề Sự đa dạng về hệ sinh thái Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021 do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức phần Địa lý Việt Nam trong chương trình Địa Lý lớp 8. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

SỰ ĐA DẠNG VỀ HỆ SINH THÁI VIỆT NAM

 

1. LÝ THUYẾT

Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.

a) Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

b) Vùng đồi núi nước ta phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao,…

c) Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

d) Các hệ sinh thái nông nghiệp

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.

Trả lời

Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta:

- Môi trường sống thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, ánh sáng dồi dào, độ ẩm lớn (>80%), lượng mưa dồi dào (1500 - 2000mm) thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển quanh năm của sinh vật.

+ Đất: đất feralit đồi núi vụn bở, độ phì cao; đất phù sa phì nhiêu, giàu mùn, tơi xốp...thuận lợi cho cây trồng phát triển xanh tốt.

- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), nước ta còn là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ - Mi-an-ma; các luồng này chiếm khoảng gần 50%.

Câu 2: Nêu tên và sự phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta.

Trả lời

Các hệ sinh thái ở nước ta:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:

+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).

+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.

+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.

+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).

- Hệ sinh thái rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi phân bố ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ, sông.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

A. Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng

B. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

C. Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

D. Cả 3 đặc điểm chung.

Đáp án: D. Cả 3 đặc điểm chung

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

Câu 2: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện

A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

B. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

C. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

D. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Đáp án: A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

Câu 3: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố

A. Rộng khắp trên cả nước.

B. Vùng đồi núi

C. Vùng đồng bằng

D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo

Đáp án: D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

Câu 4: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật

A. Lúa, hoa màu, cây ăn quả, …

B. Chè, táo, mận,lê,…

C. Sú, vẹt, đước, …

D. Rừng tre, nứa, hồi, lim, …

Đáp án: C. Sú, vẹt, đước, …

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

Câu 5: Hệ sinh thái rừng thưa rụng phân bố

A. Hoàng Liên Sơn

B. Việt Bắc

C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên

Đáp án: D. Tây Nguyên

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

Câu 6: Hệ sinh thái ôn đới núi cao phân bố

A. Hoàng Liên Sơn

B. Đông Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: A. Hoàng Liên Sơn

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

Câu 7: Vườn quốc gia Cát Bà phân bố ở tỉnh

A. Quang Ninh

B. Hải Phòng

C. Thái Bình

D. Nam Định

Đáp án: B. Hải Phòng

Giải thích: (trang 131 SGK Địa lí 8).

Câu 8: Các vườn quốc gia có giá trị:

A. Giá trị kinh tế: Lấy gỗ, dược liệu, gia vị, thục phẩm….

B. Phòng chống thiên tai: bão, lũ hụt, lũ,..

C. Bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học.

D. Cải tạo đất.

Đáp án: C. Bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học

Giải thích: (trang 131 SGK Địa lí 8).

Câu 9: Hệ sinh thái nông nghiệp phân bố

A. Vùng đồi núi

B. Vùng đồng bằng.

C. Vùng ven biển

D. Rộng khắp, ngày càng mở rộng.

Đáp án: D. Rộng khắp, ngày càng mở rộng.

Giải thích: (trang 131 SGK Địa lí 8).

Câu 10: Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam

A. Ba Vì

B. Cúc Phương

 C. Bạch Mã

D. Tràm Chim

Đáp án: B. Cúc Phương

Giải thích: (trang 132 SGK Địa lí 8).

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Sự đa dạng về hệ sinh thái Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON