Chuyên đề Bảo về tài nguyên sinh vật Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!
BẢO VỀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
A. LÝ THUYẾT
1. Giá trị tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cành và hoa;…
- Giá trị của các loài động vật cũng vô cùng to lớn: Làm thức ăn.làm thuốc, làm đẹp cho con người,…
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm về thành phần loài và số lượng loài. Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp khoảng 35-38%.
- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.
B. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.
Trả lời
Một số sản phẩm từ động vật rừng và từ biển:
- Làm thức ăn: thịt, cá, tôm, trứng...
- Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, nọc rắn, phấn hoa ...
- Làm vật trang trí: sừng hươu, sừng nai, lông thú, vỏ sò, ốc, san hô....
- Làm vật dụng: đồ dùng thời trang (túi xách, giày dép, ví..từ da cá sấu..).
Câu 2: Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta.
Trả lời
Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta:
- Chiến tranh tàn phá.
- Cháy rừng.
- Chặt phá, khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy...
Câu 3: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
Trả lời
Giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật nước ta:
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn,
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...
Câu 3: Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lí bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
Trả lời
Cả bốn nguyên nhân trên đều làm suy giảm tải nguyên rừng ở nước ta.
Câu 4: Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm (SGK trang 135), hãy:
- Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
- Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.
- Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
Trả lời
a) Tính độ che phủ rừng:
Độ che phủ rừng = Diện tích rừng / Diện tích đất liền x 100%
Áp dụng công thức, tính được kết quả sau:
b)
Biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2001.
c) Nhân xét
Xu hướng biến động diện tích rừng ở nước ta:
- Diện tích rừng nước ta có sự biến động từ năm 1943 đến 2001.
+ Giai đoạn 1943 đến 1993 diện tích rừng nước ta giảm nhanh từ 14,3 triệu ha xuống 8,6 triệu ha.
+ Giai đoạn từ 1993 đến 2001 diện tích rừng khôi phục và tăng lên, tuy nhiên chưa bằng diện tích rừng năm 1943 (từ 8,6 triệu ha lên 11,8 triệu ha).
- Độ che phủ rừng có sự thay đổi và còn thấp trong điều kiện nước ta 3/4 diện tích là đồi núi.
+ Giai đoạn 1943 - 1993 giảm 17,2%.
+ Giai đoạn 1993 - 2001 tăng 9,7% và đạt 35,8% năm 2001.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các loài động vật nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?
A. Báo, gấu, vượn đen.
B. Tê giác, trâu rừng.
C. Tất cả đều đúng.
D. Voọc đen, sếu cổ trụi.
Câu 2: Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:
A. Phục hồi và phát triển.
B. Tất cả đều sai.
C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.
D. Giảm sút và không thể phục hồi.
Câu 3: Để nguồn tài nguyên sinh vật nước ta khỏi bị suy giảm, cần phải:
A. Trồng rừng, khai thác hợp lí đi đôi với bảo tồn, đa dạng sinh học.
B. Giữ gìn và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.
C. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Nhóm cây cho tinh dầu nhựa là:
A. Nhân trần, vạn tuế.
B. Giang, trúc.
C. Xuyên khung, ngũ gia bì.
D. Hồi, sơn, quế.
Câu 5: Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?
A. Tràm, hạt dẻ.
B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.
C. Mây, trúc, giang.
D. Vạn tuế, phong lan.
Câu 6: Dựa vào sự hiểu biết, hãy nêu rõ khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quí hiếm của thế giới?
A. Nam Cát Tiên (Đồng Nai).
B. Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
C. Tràm Chim (Đồng Tháp).
D. Bến En (Thanh Hóa).
Câu 7: Nhóm cây nào sau đây không phải là nhóm cây cho tinh dầu, nhựa?
A. Măng, mộc nhĩ.
B. Tất cả đều đúng.
C. Lát hoa, cẩm lai.
D. Song, tre, nứa.
Câu 8: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay ở nước ta chỉ đạt:
A. 33 - 35%
B. 15-25%
C. 30 - 33%
D. 25 -30%
Câu 9: Nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
A. Tất cả đều đúng.
B. Chiến tranh hủy diệt.
C. Quản lý và bảo vệ kém.
D. Khai thác quá mức.
Câu 10: Nhóm cây nào sau đây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc?
A. Cẩm lai, gụ, đinh.
B. Tất cả đều đúng.
C. Lim, sến, táu.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
D |
C |
C |
B |
A |
A |
B |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Bảo về tài nguyên sinh vật Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!