YOMEDIA

Chuyên đề Sự đa dạng của đất Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Chuyên đề Sự đa dạng của đất Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021 để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

ATNETWORK

SỰ ĐA DẠNG CỦA ĐẤT VIỆT NAM

 

1. LÝ THUYẾT

a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

b. Nước ta có ba nhóm đất chính:

 * Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

- Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

 - Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

 - Thích hợp trồng cây công nghiệp.

* Nhóm đất mùn núi cao:

- Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11%.

- Phân bố: dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

- Thích hợp trồng rừng đầu nguồn.

* Nhóm đất phù sa sông và biển:

- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

- Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

- Tập trung tại các vùng đồng bằng.

- Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời

Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Câu 2: Quan sát hình 36.2 (SGK trang 127), em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào?

Trả lời

- Đất ba dan: phân bố chủ yếu ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ.

- Đất đá vôi: phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việt Nam có nhóm đất chính

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. 3

Giải thích: Việt Nam có 3 nhóm đất chính: Feralit, đất mùn núi cao và đất phù sa (trang 121 SGK Địa lí 8).

Câu 2: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Đất feralit

B. Đất phù sa

C. Đất mùn núi cao

D. Đất mặn ven biển

Đáp án: A. Đất feralit

Giải thích: Đất feralit chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên (trang 126 SGK Địa lí 8).

Câu 3: Đặc điểm của nhóm đất feralit

A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

B. Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.

C. Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.

D. Cả 3 đặc điểm trên.

Đáp án: D. Cả 3 đặc điểm trên.

Giải thích: (trang 126 SGK Địa lí 8).

Câu 4: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở

A. Vùng miền núi thấp.

B. Vùng miền núi cao

C. Vùng đồng bằng.

D. Vùng ven biển.

Đáp án: B. Vùng miền núi cao

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

Câu 5: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật

A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao

C. Trồng nhiều cây công nghiệp

D. Rừng ngập mặn.

Đáp án: B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

Câu 6: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở

A. Vùng núi cao

B. Vùng đồi núi thấp

C. Các cao nguyên

D. Các đồng bằng

Đáp án: D. Các đồng bằng

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

Câu 7: Đặc điểm của nhóm đất feralit

A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.

B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

C. Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

D. Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn.

Đáp án: D. Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi.

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

Câu 8: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu

A. Ven sông Tiền và sông Hậu

B. Vùng ven biển

C. Đông Nam Bộ

D. Vùng trũng Tây Nam Bộ.

Đáp án: C. Đông Nam Bộ

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

Câu 9: Đất phù sa thích hợp canh tác

A. Các cây công nghiệp lâu năm

B. Trồng rừng

C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…

D. Khó khăn cho canh tác.

Đáp án: C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

Câu 10: Đất phù badan phân bố chủ yếu

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: D. Tây Nguyên

Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Sự đa dạng của đất Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON