YOMEDIA

Chuyên đề tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Chuyên đề tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án hướng dẫn chi tiết, giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 10 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

                                                                                                     

Câu 1. Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac:  N2 (k)  +  3H2(k)  ⇔ 2NH3 (k). Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận:

A. tăng lên 8 lần                   B. giảm đi 2 lần                   C. tăng lên 2 lần                    D. tăng lên 6 lần

Câu 2. Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là:

A. 5,0.10-4 mol/l.s                 B. 2,5.10-4 mol/l.s                C. 1,0.10-3 mol/l.s                  D. 5,0.10-5 mol/l.s

Câu 3. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: cho 0,1 mol Zn (dạng hạt) vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) đun nóng.

Thí nghiệm 2: cho 0,1 mol Zn (dạng hạt) vào 200,0 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) không đun nóng.

Phát biểu nào sau đây không đúng.

A. Lượng muối ZnSO4 thu được ở hai thí nghiệm như nhau                                         B. Lượng axit H2SO4 tham gia ở hai thí nghiệm bằng nhau.

C. Zn ở thí nghiệm (1) tan nhanh hơn Zn ở thí nghiệm (2).                                           D. Khí H2 thoát ra từ lá Zn ở thí nghiệm (1) > thí nghiệm (2).

Câu 4. Cho phản ứng sau: 2KClO3 (r)  2KCl (r)  +  3O2 (k) (1). Hãy cho biết yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. nhiệt độ                            B. áp suất                            C. kích thước KClO3                D. chất xúc tác

Câu 5. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k)  +  O2 (k) ⇔ 2SO3 (k)     

Trong các yếu tố sau: (1) tăng áp suất; (2) tăng lượng xúc tác V2O5; (3) tăng nhiệt độ; (4) giảm lượng SO3 trong bình; (5) giảm thể tích bình. Những yếu tố làm cân bằng chuyển dịch về phía thuận là:

A. (1), (2), (3)                       B. (1), (4), (5)                      C. (3), (4), (5)                        D. (1), (3), (4)

Câu 6. Tốc độ của một phản ứng tăng lên bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ phản ứng từ 2000C đến 2400C, biết rằng khi tăng 100C, tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

A. 32 lần                               B. 4 lần                                C. 8 lần                                 D. 16 lần

Câu 7. Sục khí clo vào nước, sẽ tồn tại cân bằng sau:  Cl2  +  H2O ⇔   H+   +  Cl-   +  HClO.  Cho các hóa chất sau: (1)  Na2CO3;  (2) dd HCl;  (3) dd H2SO4;  (4) dd NaOH; (5) NaCl. Những hóa chất nào khi thêm vào làm giảm độ tan của Cl2 trong nước?

A. (1), (2), (3)                       B. (1), (4), (5)                      C. (2), (3), (5)                        D. (2), (3), (4)

Câu 8. Hãy cho biết hằng số cân bằng Kcb của phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. áp suất                              B. nồng độ                           C. nhiệt độ                            D. chất xúc tác

 Câu 9. Cho các cân bằng sau: 

 (1)  H2 (k)  +  I2 (k) ⇔ 2HI (k); 

 (2)  ½ H2 (k)  +   ½ I2 (k) ⇔  HI (k)

 (3)  2HI (k) ⇔ H2 (k)  +  I2 (k); 

 (4)  HI (k) ⇔ ½ H2 (k)  +  ½ I2 (k); 

 (5)  H2 (k)  +  I2 (r) ⇔ 2HI (k)

Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằng:

A. (3)                                    B. (4)                                   C. (2)                                     D. (5)

Câu 10. Cho các cân bằng hóa học sau:  

 C (r)   +   H2O (k)   ⇔   CO(k)   +   H2 (k)                (1)  hằng số cân bằng K1.

 CO (k)  +  H2O (k)  ⇔   CO2 (k)   +   H2 (k)             (2)  hằng số cân bằng K2

 C (r)    +  2H2O (k)  ⇔  CO2 (k)   +   2H2 (k)            (3)  hằng số cân bằng K3

Mối liên hệ giữa K1, K2 và K3 là:

A. K3 =  K1/K2                      B. K3 =  K1. K2                    C. K3 =  K1 - K2                    D. K3 =  K1 +  K2

Câu 11. Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau: N2  + 3H2 ⇔  2NH3        H < 0.  Trong các yếu tố : (1) nhiệt độ ; (2) áp suất ;  (3) chất xúc tác ;  (4) nồng độ N2, H2 và NH3. Hãy cho biết dãy những tác động nào làm cân bằng chuyển dịch?

    A. (1), (3), (4)                       B. (1), (2), (3)                      C. (2), (3), (4)                        D. (1), (2), (4)

Câu 12. Cho cân bằng sau : N2 (k)   +   O2 (k) ⇔   2NO (k)   phản ứng thu nhiệt. Hãy cho biết yếu tố nào sau đây khi tác động vào làm cân bằng chuyển dịch về phía thuận?

A. giảm nhiệt độ                   B. tăng nhiệt độ                   C. tăng áp suất                      D. giảm áp suất

Câu 13. Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2 (k) + O2 (k)   ⇔ 2SO3 (k) ; 

(2) N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔ 2NH3 (k)

(3) CO2 (k) + H2 (k)   CO (k) + H2O (k)  ; 

(4) 2HI (k)   H2 (k) + I2 (k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là:

A. (1) và (3)                          B. (3) và (4)                         C. (2) và (4)                          D. (1) và (2)

Câu 14. Cho cân bằng sau : CO(k)  +  H2O (k)  ⇔   H2 (k)   +  CO2 (k)  (1)

Tại thời điểm ban đầu, người ta cho vào bình phản ứng 4,0 mol hơi H2O và 1,0 mol khí CO ở 4600C, có 80% CO đã phản ứng.

a.  Vậy hằng số cân bằng của cân bằng (1) là:

    A. 1,0                                    B. 2,0                                   C. 0,5                                    D. 1,5

b. Nếu ban đầu lấy 1,0 mol hơi H2O và và 1,0 mol khí CO. Tính số mol khí CO2 thu được tại 4600C khi PƯ đạt đến trạng thái cân bằng.

A. 0,60 mol                           B. 0,75 mol                          C. 0,40 mol                           D. 0,50 mol

Câu 15. Cho cân bằng sau trong bình kín:       2NO2 (k)   ⇔     N2O4 (k). 

                                                             (màu nâu đỏ)                (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt.                                        B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt.

C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.                                         D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt.

Câu 16. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k)  +  O2 (k)  ⇔  2SO3 (k) (1)  ΔH  < 0.  Tại nhiệt độ 4500C, phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thu được hỗn hợp có tỷ khối so với H2 là d1. Nâng nhiệt độ bình phản ứng lên 5000C, khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng mới, thu được hỗn hợp có tỷ khối so với H2 là d2. Mối quan hệ giữa d1 và d2 là:

A. d1 < d2                                       B. d1 = d2                             C. d1 > d2                                        D. d1 = d2

Câu 17. Cho các cân bằng hoá học:                     

N2 (k)  + 3H2 (k)   ⇔    2NH3 (k)(1)                       

H2 (k)  + I2 (k)  ⇔   2HI (k)(2).

2SO2 (k)  + O2 (k)   ⇔   2SO3 (k)(3)                        

2NO2 (k)   ⇔   N2O4 (k)(4).

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (4).                   B. (1), (3), (4).                C. (1), (2), (3).                D. (2), (3), (4).

Câu 18. Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào.

A. nhiệt độ.                        B. nồng độ.                    C. áp suất.                       D. chất xúc tác.

Câu 19: Khi hoà tan SO2 vào nước có cân bằng sau: SO2  + H2O  ⇔   HSO3-  + H+. Khi cho thêm NaOH và khi cho thêm H2SO4 loãng vào dung dịch trên thì cân bằng sẽ chuyển dịch tương ứng là

A. thuận và thuận.     

B. thuận và nghịch.    

C. nghịch và thuận.                

D. nghịch và nghịch.

Câu 20: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) ⇔ 2KCl(r)  + 3O2 (k). Yếu tố KHÔNG ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là        

A. kích thước hạt KClO3.          B. áp suất.               C. chất xúc tác.           D. nhiệt độ.

Câu 21: Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi

A. thay đổi nồng độ các chất.

B. thay đổi nhiệt độ.  

C. thay đổi áp suất.   

D. thêm chất xúc tác.

Câu 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.             B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.                     D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Câu 23: Cho phản ứng: N2 (k)  +  3H2 (k)   ⇔  2NH3 (k)  DH < 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 450OC xuống đến 25 OC thì

A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.    B. cân bằng không bị chuyển dịch.    

C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.  D. phản ứng dừng lại.

Câu 24: Phản ứng: 2SO2 + O2     ⇔   2SO3   DH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là

A. thuận và thuận.      B. thuận và nghịch.     C. nghịch và nghịch.               D.nghịch và thuận.

Câu 25: Cho phản ứng sau ở một nhiệt độ nhất định: N2  +  3H3   ⇔  2NH3. Nồng độ (mol/l) lúc ban đầu của N2 và H2 lần lượt là 0,21 và 2,6. Biết KC của phản ứng là 2. Nồng độ cân bằng (mol/l) của N2, H2, NH3 tương ứng là

A. 0,08; 1 và 0,4.        B. 0,01; 2 và 0,4.         C. 0,02; 1 và 0,2.                     D. 0,001; 2 và 0,04.

Câu 26. Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac. Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận:

A. tăng lên 8 lần.          B. tăng lên 2 lần.            C. giảm đi 2 lần.              D. tăng lên 6 lần.

Câu 27. Khi tiến hành este hóa giữa 1 mol CH3COOH với 1 mol C2H5OH thì thu được 2/3 mol este. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hóa 1 mol axit axetic cần số mol rượu etylic là (các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)

\A. 0,342.                                 B. 2,925.                     C. 0,456.                     D. 2,412.

Câu 28.  Cho cân bằng hóa học 2SO2 + O2 ⇔ 2SO3    phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 29. Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔  2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi.

A. thay đổi áp suất của hệ.                                      

B. thay đổi nhiệt độ.      

C. thêm chất xúc tác Fe.           

D. thay đổi nồng độ N2.

Câu 30. Cho chất xúc tác MnO2  vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2  (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là

A. 5,0.10-4  mol/(l.s).       

B. 2,5.10-4  mol/(l.s).   

C. 5,0.10-5  mol/(l.s).   

D. 5,0.10-3 mol/(l.s).

 

---(Để xem nội dung phần bài tập tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Chuyên đề tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học năm học 2018 - 2019, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON