Với mong muốn giúp các em nắm kiến thức về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930, ban biên tập HOC247 xin giới thiệu Chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930 môn Lịch sử 9. Hi vọng tài liệu giúp các em đạt thành tích cao trong học tập.
CHUYÊN ĐỀ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930
A. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
* Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, một mặt Pháp tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, mặt khác đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
* Nội dung:
So với cuộc khai thác lần thứ nhất thì đây là cuộc khai thác triệt để với quy mô và mức độ lớn hơn.
Pháp tăng cường đầu tư vốn tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
- Các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đều có bước phát triển mới. Nổi
bật là sự tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn diền cao su.
- Khai thác mỏ: chủ yếu là mỏ than, vì ở Việt Nam có trữ lượng than nhiều và than có giá trị kinh tế rất
cao.
- Công nghiệp: chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện,
nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).
- Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn
thuế.
- Giao thống vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Dông Dương. Như vậy, so với
chương trình khai thác lần thứ nhất, chương trình khai thác lần thứ hai có điểm mới là Pháp tăng cường
đầu tư vốn, kĩ thuật vào mở rộng sản xuất để kiếm lởi. Vì vậy, sau chiến tranh, các ngành kinh tế của tư
bản Pháp ở Đông Dương đều có bước phát triển mới. Song về cơ bản, thực dân Pháp hạn chế nền công
nghiệp thuộc địa phát triển, buộc nền kinh tế thuộc địa phải phụ thuộc vào chính quốc.
II. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục
Mọi chính sách được thực thi ráo riết, với những bổ sung, điều chỉnh có lợi cho tư bản Pháp:
- Chính sách chuyên chế triệt để, thâu tóm mọi quyền hành về tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ
là bù nhìn, tay sai.
+ Chính sách “chia để trị", chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ khác nhau, chia rẽ dân tộc, chia rẽ
tôn giáo.
+ Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn.
- Chính sách văn hoá - giáo dục nô dịch.
+ Thi hành chính sách văn hoá nô dịch.
+ Lợi dụng sách báo công khai để tuyên truyền chính sách “khai hoá" và gieo ảo tưởng hoà bình.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
- Do tác động của chính sách khai thác lần thứ hai và chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn chính trị lừa bịp
của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã phân hoá sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức
bóc lột nông dân. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia
các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Tầng lớp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.
+ Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái
độ không kiên định.
- Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép, bạc
đãi nên có đời sông bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan
trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị để quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần
cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh) và phát triển
nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng:
+ Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt);
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân;
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào
cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga.
Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt
trận chống để quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.
B. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1919 – 1925)
1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử
quốc tế to lớn, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nước tư bản gắn bó
với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa để quốc.
- Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên võ đài chính trị.
Tháng 3 – 1919, Đệ tam quốc tế (Quốc tế cộng sản) ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng
Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)...
- Đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy
cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới: tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác - Lênin
vào Việt Nam.
2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925)
- Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hoá (1919) và tổ chức
Đảng Lập hiến (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì
sẵn sàng thoả hiệp với Pháp).
- Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng
Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá....
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Điện (Quảng Châu - Trung Quốc tháng 6 -1924) mở màn cho
thời kì đấu tranh mới của dân tộc.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bôi Châu (1125) và đám tang Phan Chu Trinh (1926)
v.v…
3. Phong trào công nhân (1919 - 1925)
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh công nhân, thuỷ thủ Pháp và
Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải...., phong trào công nhân có bước phát
triển mới.
- Cuộc đấu tranh của công nhân thời kì này tuy còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp phát triển
nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
- Đáng kể nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn 1925). Với cuộc bãi công này,
giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác và đã đánh dấu một bước tiến mới của
phong trào công nhân Việt Nam - Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ
chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930 môn Lịch sử 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: