Mời các bạn cùng tham khảo:
Tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Sinh học 10 nâng cao - Trường THPT Vĩnh Linh bao gồm các câu hỏi tự luận do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em kiểm tra các kiến thức về Vận chuyển các chất qua màng sinh chất trong chương trình Sinh học 10 khi kỳ thi HK1 sắp tới gần. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn tập và thi cử.
CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT SINH HỌC 10 NÂNG CAO
Câu 1: Phân biệt sự vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
ĐA:
Vận chuyển thụ động |
Vận chuyển chủ động |
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp(vận chuyển theo chiều gradien nồng độ) - Không tiêu tốn năng lượng - Có thể khuếch tán qua lớp kép photpholipit (với những phân tử nhỏ không phân cực) hay qua kênh đặc hiệu (nước, các chất phân cực ) |
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(vận chuyển ngược gradien nồng độ)
- Tiêu tốn năng lượng - Phải có kênh protein vận chuyển đặc hiệu |
Câu 2: Trình bày sự vận chuyển đặc hiệu các chất qua màng sinh chất
ĐA: Sự vận chuyển đặc hiệu các chất qua màng sinh chất:
- Khuếch tán nhanh: các chất vận chuyển qua kênh P. Các chất vận chuyển liên kết với Protein trên màng, TB hấp thụ các chất cần thiết, hoặc loại bỏ những chất không cần cho tế bào theo chiều gradien nồng độ.
- Bơm Na – K: Kênh Protein tiêu thụ năng để bơm ion Na+ ra ngoài màng, K+ đi vào trong màng ngược chiều gradien nồng độ.
- Bơm proton: Kênh Protein tiêu thụ năng lượng để bơm proton ra ngoài màng ngược chiều gradien nồng độ.
Câu 3: Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:
- dung dịch ưu trương
- dung dịch nhược trương.
Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?
ĐA: Hiện tượng:
Môi trường |
Tế bào hồng cầu |
Tế bào biểu bì hành |
Ưu trương |
TB co lại và nhăn nheo |
Co nguyên sinh |
Nhược trương |
Tế bào trương lên ->Vỡ |
Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước ) |
Giải thích:
- Tế bào hồng cầu ở môi trường nhược trương có nồng độ chât tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo
- Tương tự như tế bào hồng cầu nhưng vì tế bào biểu bì hành là tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào hồng cầu
Câu 4: Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ.
a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao?
b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
- Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo
- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân tạo.
- Saccarôzơ là loại đường đôi có kích thước phân tử lớn hoàn toàn không thấm qua màng chọn lọc.
- Glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài bình
- Fructose trong bình khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo
Câu 5 :
a. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích?
b. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào?
ĐA:
a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+:
- Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp phôtpholipit kép
- Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không có kênh prôtêin nên không thể đi qua đươc.
b. * Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng
* Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 6-7 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Sinh học 10 nâng cao các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !