YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về Chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án môn Lịch sử 10

Tải về
 
NONE

Để hỗ trợ các em trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài và củng cố kiến thức, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về Chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án môn Lịch sử 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích các em trong kì thi sắp đến.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ CÁC CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

Câu 1: Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế mang tính chất:

A. hàng hóa.

B. tự nhiên, tự cấp, tực túc.

C. thị trường.

Câu 2: Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến là:

A. có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua.

B. thời bình họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa...

C. là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập.

D. là những người sản xuất chính trong xã hội.

Câu 3: Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. Chế độ chiếm nô

B. Chế độ nô lệ

C. Thời kì phát triển của đế quốc Rôma

D. Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột

Câu 4: Vương quốc nào không phải do người Giecma thành lập

A. Vương quốc Ba Tư

B. Vương quốc Tây Gốt

C. Vương quốc Phơrăng

D. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông

Câu 5: Khi tràn vào lãnh thổ rima người Giécman đã củng cố thế lực của mình bằng nhiều biện pháp, ngoại trừ

A. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma để chia cho nhau

B. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới của họ

C. Thủ lĩnh tự xưng là vua và phong các tước vị

D. Duy trì các tôn giáo nguyên thủy của người Giécman

Câu 6: Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc thị tộc người Giécman

C. Tăng lữ

D. Thân binh

Câu 7: Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.

B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.

C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.

D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.

Câu 8: Giai cấp nông nô ở Tây Âu thời phong kiến xuất thân từ:

A. nô lệ.

B. nông dân.

C. nô lệ và nông dân bị tước đoạt ruộng đất

D. những người bình dân bị tước quyền tự do thân thể.

Câu 9: Tạo điều kiện cho hàng hoá phát triển. Đó là tác động của:

A. kinh tế lãnh địa.

B. thành thị ra đời.

C. có sự mua bán.

D. có sự xuất hiện chuyên môn hóa trong sản xuất

Câu 10: Được phong các tước vị khác nhau và đất đai theo tước vị, đó là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc vũ sĩ

C. Tăng lữ

D. Quý tộc tăng lữ

Câu 11: Hãy tìm hiểu và cho biết vương quốc Phơrăng chính là tiền nhân của các quốc gia nào hiện nay?

A. Anh, Pháp, Đức

B. Pháp, Đức, Italia

C. Pháp, Hi Lạp, Italia

D. Pháp, Đức, Balan

Câu 12: Thương mại trong các thành thị đã phát triển mạnh vào thời điểm nào?

A. Từ thế kỉ XI.

B. Từ thế kỉ XII.

C. Từ thế kỉ XIII.

D. Từ thế ki XIV.

Câu 13: Trong các lãnh địa phong kiến, người đứng đầu lãnh địa là ai?

A. Quý tộc.

B. Tăng lữ.

C. Võ sĩ

D. Lãnh chúa.

Câu 14: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

A. Nông dân

B. Nông nô

C. Thợ thủ công

D. Nô lê

D. nông thôn.

Câu 15: Giai cấp nào trong xã hội Tây Âu phong kiến bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa phong kiến?

A. Nô lệ.

B. Nông dân bị mắt ruộng đất.

C. Nông nô.

D. Bình dân.

Câu 16: Ý phản ánh đúng nguyên nhân khiến đế quốc Rôma sụp đổ cuối thế kỉ V là

A. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ chống chủ nô

B. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt

C. Đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc

D. Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi đế quốc Rôma

Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?

A. Được coi như những công cụ biết nói

B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa

C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa

D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa

Câu 18: Trong xã hội phong kiến Tây Âu, các lãnh chúa phong kiến được hình thành từ:

A. nông dân có nhiều ruộng đất, giàu có.

B. các quý tộc võ sĩ.

C. các tâng lớp quý tộc võ sĩ và quý tộc tăng lữ có đặc quyền và rất giàu có.

D. các tầng lớp quý tộc mới chiếm được nhiều ruộng đất.

Câu 19: Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ

A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn

B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ

C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở

D. Đều được coi như những công cụ biết nói

Câu 20: Chế độ phong kiến ở Tây Âu là chế độ phong kiến phân quyền bởi vì:

A. quyền hành nắm trong tay lãnh chúa.

B. mỗi lãnh địa có một lãnh chúa như ông vua.

C. quyền hành nắm trong tay của một người, đó là vua chuyên chế.

D. quyền hành bị phân chia cho các lãnh chúa, tăng lữ và võ sĩ.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

A

D

B

C

C

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

D

B

C

C

A

C

C

B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về Chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án môn Lịch sử 10. Để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON