YOMEDIA

Cảm hứng nhân đạo và ký ức tuổi thơ gắn tình mẹ của nhà văn Nguyên Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu về cảm hứng nhân đạo và ký ức tuổi thơ gắn tình mẹ của nhà văn Nguyên Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ trong chương trình Ngữ văn 8 dưới đây. Hi vọng, với tài liệu này, các em sẽ hiểu hơn về nhà văn Nguyên Hồng và có thêm tài liệu văn mẫu hay, thú vị.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Cảm hứng nhân đạo và ký ức tuổi thơ gắn tình mẹ của nhà văn Nguyên Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Cảm hứng nhân đạo và ký ức tuổi thơ gắn tình mẹ của nhà văn Nguyên Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm.
    • Đoạn trích “Trong lòng mẹ”; trích hồi kí “Những ngày thơ ấu”  của  Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.
    • Bố cục:
      • Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
      • Phần 2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
  • Phân tích:
    • Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng: mồ côi, sống xa mẹ, chịu nhiều tủi cực
    • Cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô:
      • Thái độ của bà cô: giả dối, mỉa mai cay độc
      • Thái độ và tinh cảm của bé Hồng trước câu chuyện: đau đớn tủi cực, và thấy thương mẹ nhiều hơn
    • Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
      • Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở
      • Niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
    • Nhận xét: Cảm hứng nhân đạo và ký ức tuổi thơ dươc thể hiện rõ qua
      • Cách nhìn nhận của chú bé Hồng về những hủ tục phong kiến à thương mẹ à thấu hiểu và thương cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến
      • Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng: tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ với những mong chờ, những cung bậc cảm xúc sâu lắng
      • Những ký ức tuổi thơ được gìn giữ một cách chân thành qua lời văn cũng tác giả: sự việc, câu chuyện được tái hiện sinh động qua hồi kí

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm hứng nhân đạo và ký ức tuổi thơ gắn tình mẹ của nhà văn Nguyên Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ

Gợi ý làm bài

Tuổi thơ trong ký ức của mỗi con người bao giờ cũng chất chứa biết bao điều kỳ diệu: nhiều khi là cánh diều chao giữa tầng không với muôn ngàn sắc màu rực rỡ; lắm lúc lại là cánh cò trắng chập chờn bay vào những giấc mơ; và thỉnh thoảng là chị Hằng Nga sống trên cung trăng bên chú Cuội… Nhưng hình ảnh ta đều bắt gặp trong mọi ký ức tuổi thơ lại chính là Mẹ – quen thuộc và gần gũi nhất. Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là đoạn trích đã gây nhiều xúc động mạnh mẽ cho người đọc khi thể hiện gần như trọn vẹn những tình cảm sâu sắc của tình mẫu tử thiêng liêng chất chứa trong từng câu chữ.

Đến với tác phẩm của Nguyên Hồng, người ta không phải là thưởng thức những câu chuyện được dựng xây bằng tưởng tượng mà Nguyên Hồng đã “lôi kéo” con người cùng sống chung với cuộc đời số phận của nhà văn – chứ không còn là nhân vật. Bởi lẽ Những ngày thơ ấu là một phần kỷ niệm được rứt ra trong tuổi thơ cay cực của chính nhà văn. Nó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ. Niềm khát khao ấy cháy bỏng, mãnh liệt như muốn phá tung tất cả để tìm đến tình thương, tìm đến người mẹ. Và cũng chính từ tình cảm ấy, người đọc nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Đó là động lực để giúp những đứa trẻ vượt lên khó khăn, vượt lên hoàn cảnh bất hạnh để tìm đến một tương lai rạng ngời. Đó cũng là nguồn sức mạnh vô hình an ủi và chở che cho những trái tim run rẩy.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Cảnh đời thực của những số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc bởi hủ tục phong kiến khắt khe đã được ghi lại đầy đủ đậm nét bằng những trang hồi ký nóng hổi niềm thương cảm của chính tác giả. Nhằm phản ánh một xã hội bất công, dồng thời lên tiếng bảo vệ cho con người bất hạnh, tác phẩm đã thể hiện một tinh thần nhân đạo cao cả. Gắn với tình cảm chân thành của nhà văn là sự chuyển tải nỗi xúc động trong từng câu chữ hình ảnh đã khắc hoạ sâu sắc giá trị tình cảm thiêng liêng trong gia đình: tình mẫu tử. Trong lòng mẹ cũng là tiêu biểu cho phong cách “văn nóng” của Nguyên Hồng.

Có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề suy xuyển. Đó cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực.

Mong rằng, với tài liệu trên, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về đoạn trích Trong lòng mẹ trong chương trình Ngữ văn 8. Học 247 chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức thú vị và bổ ích từ tài liệu, và có thêm một quá trình ôn tập Ngữ văn hiệu quả.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF