YOMEDIA

Cảm nhận tình mẫu tử từ đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Tải về
 
NONE

Tình mẫu tử là một trong những đề tài sâu sắc trong nền văn học Việt Nam, chuyện về chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ cũng là một câu chuyện sâu sắc nói về tình mẫu tử. Và để hiểu rõ về câu chuyện ấy, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu cảm nhận tình mẫu tử từ đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy Cảm nhận tình mẫu tử từ đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu đoạn trích Trong lòng mẹ và tác giả Nguyên Hồng
  • Dẫn dắt vào vấn đề: tình mẫu tử từ đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Đoạn trích “Trong lòng mẹ”; trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của  Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.
    • Cảm nhận chung về tình mẹ: Mẹ là sợi dây tình cảm thiêng liêng không thể chia lìa, nơi chất chứa bao yêu thương, ấm áp, tình thương bao la, chở che tâm hồn của mỗi người...
  • Cảm nhận
    • Tuổi thơ bất hạnh, thiếu vắng tình mẹ của Chú bé Hồng:
      • Cha nghiện ngập rồi chết
      • Mẹ vì túng thiếu mà phải tha phương cầu thực
      • Sống trong sự cay nghiệt của họ hàng nhất là bà cô, luôn tìm cách làm xấu đi hình ảnh người mẹ trong lòng đứa cháu mình.
      • Một đứa trẻ sống xa vòng tay mẹ, chịu đựng sự ghẻ lạnh của họ hàng, những câu nói cay độc và ký ức tuổi thơ hãi hùng qua ngòi bút của tác giả.
    • Tình cảm trọn vẹn bé Hồng dành cho mẹ:
      • Trong mắt trẻ thơ, hình ảnh mẹ luôn tốt và đẹp một cách trọn vẹn nhất.
      • Tình cảm dành cho mẹ đủ lớn để vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo vào lòng tác giả với vẻ đầy sự khinh khi, miệt thị, xỉ vả...( dẫn chứng..." vì tôi biết rõ...nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị....")
      • Sự chịu đựng của đứa trẻ thơ trước lời cay độc của họ hàng:
      • Vì thương mẹ nên thấy đau đớn, tủi nhục trước những lời miệt thị của mọi người dành cho mẹ...( dẫn chứng...)
      • Kiên quyết bảo vệ tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ, không vì bị mọi người mỉa mai, dèm pha mà ghét mẹ... ( dẫn chứng...)
      • Kiên quyết bảo vệ mẹ mình trước những thành kiến ác độc của bà cô, hiểu và cảm thông hoàn cảnh nên mẹ phải đi xa...( dẫn chứng...)
      • Phải có tình yêu thương sâu sắc lắm một đứa trẻ thơ mới có thể giữ vững niềm tin về mẹ, tình yêu về mẹ một cách trọn vẹn nhất.
    • Niềm tin mẹ sẽ trở về, nỗi chờ mong và giây phút hạnh phúc khi gặp lại mẹ:
      • Bé Hồng vẫn giữ vững niềm tin mẹ vẫn yêu thương mình, và nhất định có ngày trở về ( dẫn chứng...)
      • Nỗi khát khao cháy bỗng được gặp mẹ lúc nào cũng thường trực trong tâm hồn cậu bé ( dẫn chứng...)
      • Nỗi lo sợ, hồi hợp khi sợ nhận lầm mẹ đã lột tả hết niềm khao khát ấy, sợ nhận lầm, tủi nhục vì chúng bạn cười....( dẫn chứng...)
      • Hình ảnh mẹ ngay giây phút gặp lại vẫn đẹp như ngày nào...( dẫn chứng...)
      • Giây phút hạnh phúc khi được sà vào lòng mẹ, cảm nhận sự ấm áp, bảo bộc, chở che, yêu thương,...( dẫn chứng...)
      • Chính nhờ tình yêu thương mẹ trọn vẹn và sâu sắc nhất mà tác giả đã giữ được trọn vẹn niềm tin, tình yêu thương dành cho mẹ ( dẫn chứng...)
      • Và ngay giây phút đó, tác giả không quan tâm gì khác ngoài những hạnh phúc đông đầy trong ngày đoàn tụ với mẹ sau bao năm xa cách trong thương nhớ, chờ mong....( dẫn chứng...) 

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận chung về vấn đề, cách suy nghĩ và nhìn nhận của mỗi cá nhân về tình mẫu tử qua đoạn trích Trong lòng mẹ
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận tình mẫu tử từ đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Gợi ý làm bài

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.

Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.

Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

Học 247 tin rằng câu chuyện của chú bé Hồng trong đoạn trích đã làm rung động trái tim bạn đọc bằng những cung bậc cảm xúc bình dị và chân thật nhất. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay về tình mẫu tử qua đoạn trích Trong lòng mẹ.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON