YOMEDIA

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Tải về
 
NONE

Trong lòng mẹ là một đoạn trích nằm ở chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Đoạn trích kể về những đớn đau của cậu bé Hồng trong hoàn cảnh phải sống ở nhà họ hàng của nội khi mẹ phải tha hương cầu thực. Với bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, các em sẽ cảm nhận rõ hơn về nỗi tủi nhục cũng như niềm hạnh phúc vỡ òa của cậu bé Hồng khi gặp lại mẹ sau những ngày xa cách. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định.
  • Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích
    • Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả.
    • Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu. Đoạn trích kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.

2. Thân bài

  • Hoàn cảnh của bé Hồng.
    • Gần đến ngày giỗ đầu của thầy.
    • Mẹ ở Thanh Hóa chưa về.
    • Ở với họ hàng phía nội.

⇒ Hoàn cảnh đáng thương: mồ côi bố, sống xa mẹ.

  • Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
    • Thái độ của người cô
      • Gọi Hồng đến bên vào cười nói những lời làm lòng chú bé quặn đau.
      • ⇒ Bà cô là người giả dối, mỉa mai,cay độc.
    • TháI độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
      • Toan trả lời, cúi đầu không đáp.
      • Nước mắt chảy ròng.
      • Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng
      • ⇒ Tâm trạng đau đớn, tủi cực.
    • Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
      • Nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô.
      • Những rắp tâm tanh bẩn
      • Những cổ tục
      • Hiểu rõ bản chất của người cô là người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn, có cái nhìn định kiến hẹp hòi.
  • Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
    • Khi nghe những lời bà cô nói về mẹ, Hồng có ý nghĩa muốn được hành động để bảo vệ mẹ.
    • Khi gặp mẹ:
      • Khát khao được gọi mẹ.
      • Được nhìn thấy mẹ là niềm vui sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào như vỡ òa trong tiếng khóc nức nở.
      • Cảm nhận được tình cảm của mẹ: người mẹ có một sự êm dịu vô cùng.

3. Kết bài

  • Nội dung:
    • Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng.
    • Cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng.
  • Nghệ thuật
    • Hồi kí thấm đượm chất trữ tình, lời tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Gợi ý làm bài:

Nguyên Hồng là một nhà thơ có nhiều những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam, những đóng góp của ông đã tạo nên tiếng vang lớn cho nền văn học nước nhà, đặc biệt tác phẩm Trong lòng mẹ đã để lại nhiều cảm xúc khi tác giả đã ghi lại những kỉ niệm về người mẹ.                

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Trong lòng mẹ là một câu chuyện cảm động về hoàn cảnh của một cậu bé khi phải xa cách mẹ của mình, hoàn cảnh khó khăn nhưng Hồng không thay đổi tình yêu thương của mình đối với mẹ, những chi tiết cuối bài đã thể hiện được những điều đó nó mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc riêng và mang những cung bậc nhẹ nhàng và tình cảm đặc biệt sâu sắc qua tác phẩm trong lòng mẹ. Trong lòng mẹ đã để lại nhiều suy nghĩ và cảm xúc trong lòng rất nhiều những bạn đọc hôm nay và mai sau về tình yêu thương mẹ của mình.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF