YOMEDIA

Cái tôi trữ tình của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng

Tải về
 
NONE

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 11 tư liệu văn mẫu phân tích cái tôi trữ tình của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vội vàng để nắm chắc hơn các kiến thức trọng tâm của bài học. 

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
  • Khái quát về phong cách sáng tác của Xuân Diệu.
  • Dẫn dắt vào đề bài.

b. Thân bài

  • Khái quát về cái tôi trong thơ mới
    • Nếu văn học trung đại là nền văn học phi ngã, ở đó cái tôi của tác giả bị triệt tiêu hoặc giấu đi thì văn học hiện đại mà tiêu biểu là sự xuất hiện của phong trào thơ mới lại là nền vh cổ xúy cho cái tôi của người nghệ sĩ được bộc lộ sắc nét và rõ ràng nhất.
    • Ở phong trào thơ mới, ý thức về cái tôi cá nhân trở nên hết sức mạnh mẽ, đó là sự bung nở của mỗi hồn thơ, mỗi một cảm xúc riêng biệt.
    • Thậm chí trong vh hiện đại, mỗi người nghệ sĩ còn tự tạo cho mình một cái tôi, một phong cách riêng biệt.
    • Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, có một cái tôi, một "chất" riêng vô cùng độc đáo.
  • Phân tích bài thơ “Vội vàng”
    • Xuân Diệu là một cái tôi yêu đời đắm say rạo rực, một cái tôi nhiệt huyết tích cực.
      • Xuân Diệu nhận ra cuộc sống hết sức tươi đẹp và hạnh phúc (Phân tích bức tranh cuộc sống)
      • Xuân Diệu có một lối sống lạc quan tích cực và tràn đầy say mê (Ở đây mọi người phân tích lối sống của Xuân Diệu, chú ý cần so sánh với các tác giả tác phẩm đương thời (vì đa số các tác giả khác nhìn cuộc sống bằng cái nhìn u ám ảm đạm bế tắc, đối lập hoàn toàn với Xuân Diệu))
    • Xuân Diệu là một cái tôi rất mới mẻ
      • Xuân diệu có những quan niệm rất mới về thời gian, tuổi trẻ (Phân tích quan niệm)
      • Xuân diệu có những cách tân mới mẻ về hình thức nghệ thuật (Phân tích cách sử dụng từ ngữ, thể thơ, sử dụng dấu chấm, chất liệu, hình ảnh thơ).
    • Xuân Diệu là một cái tôi đáng trân trọng
      • Đây chỉ là ý phụ, mọi người bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của riêng bản thân mình)

c. Kết bài

  • Khẳng định lại tầm quan trọng của cái tôi trong nền văn học hiện đại nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng.
  • Phát biểu cảm nghĩ của bản thân.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.

Gợi ý làm bài

       Vội vàng sống, vội vàng yêu, vội vàng khát khao đến cuồng si và điên dại. Xuân Diệu – chính ông đã viết lên những vần thơ hối hả và cuồng nhiệt như thế. Mà ở đó, cái tôi trữ tình đã được nhà thơ gửi gắm bao tình cảm nồng nàn thiết tha: tình yêu cuộc sống mãnh liệt, yêu thiên nhiên đắm say với những ước muốn tưởng chừng như táo bạo và ngông cuồng. Xuân Diệu đã sớm nhận thức được sự tàn phá ghê gớm của thời gian đối với tuổi xuân, với cuộc đời, nên ông băn khoăn, day dứt “tiếc nuối cả đất trời”. Với những tâm tư và tình cảm ấy, ông đã đặt bút viết nên những vần thơ mang tên “Vội vàng” đúng như tâm trạng của mình.

       Xuân Diệu từng được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Bài thơ “Vội vàng” là một trong những đứa con tinh thần quý báu của ông. Ở đó, cái tôi trữ tình được Xuân Diệu thể hiện một cách rất sâu sắc và đầy triết lý.

Tất cả cũng chỉ vì lòng ông quá yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu đến nỗi muốn làm chủ cả vũ trụ:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Những gì mà Xuân Diệu muốn lúc này là “tắt nắng”, là “buộc gió” – những hành động không một ai có thể thực hiện được, thậm chí là chưa từng ai nghĩ đến. Vậy mà nhà thơ lại viết ra rất thẳng thắn và bộc trực. Không những thế, ông còn liên tục dùng đại từ “tôi muốn”. “Tôi muốn” thời gian ngừng trôi, muốn cuộc sống luôn luôn tỏa màu nắng, muốn gió cứ thổi mãi không ngừng. Vẫn biết những ước muốn ấy không bao giờ trở thành hiện thực nhưng Xuân Diệu vẫn khát khao đến cháy bỏng được đắm mình vào những gì tươi đẹp nhất của thiên nhiên.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

 

Dấu ba chấm bị bỏ lửng cuối dòng thay cho những khát khao đang bùng cháy. Điều mà tác giả nhận ra cũng chính là điều mà ai cũng biết nhưng mọi người không mấy khi để ý đến. Chỉ khi có một quả tim tràn trề tình yêu say đắm và một dòng cảm xúc nồng nàn thiết tha mới cảm nhận được hết những điều đơn giản mà giàu giá trị của thiên nhiên, của cuộc sống.

Niềm khát khao cuộc sống đến vội vàng, cuống quýt. Biết rằng không thể “tắt nắng” hay “buộc gió” nên Xuân Diệu đã tự giục lòng mình:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Cà non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Có lẽ nhà thơ cũng giống như làn gió “hờn vì nỗi phải bay đi”, như tiếng chim “sợ độ phai tàn sắp sửa”, nên khi “mùa chưa ngả chiều hôm”, ta phải “mau đi thôi”. Nhịp thơ lại trở nên gấp gáp, vội vàng như bước chân tác giả đang cuống quýt chạy để không bị thời gian chìm lấp. Lúc này, ông đã dùng đại từ “ta” chứ không phải “tôi” nữa. “Ta muốn ôm”, ôm trọn tất cả mọi thứ vào lòng, muốn “riết”, muốn “say” và rồi muốn “thâu”… Dường như mọi thứ vẫn chưa thể đủ để thỏa mãn sự cuồng nhiệt của nhà thơ. Dù “chếnh choáng mùi thơm”, dù “đã đầy ánh sáng” hay “no nê thanh sắc của thời tươi”, Xuân Diệu cũng vẫn muốn được chiếm trọn cả đất trời, cả thiên nhiên. Rồi lại một lần nữa, ông táo bạo muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Xuân hồng chứ không phải xuân non như lúc trước nữa. “Hồng” có nghĩa là vừa chín tới, không còn xanh và cũng không chín quá, vừa đúng thời điểm ngon nhất để thưởng thức.

       Như vậy, những gì mà cái tôi trữ tình thể hiện xuyên suốt trong bài thơ là tình yêu cuộc sống đến si mê, cuồng nhiệt, là những khát khao cháy bỏng đến điên cuồng muốn được làm chủ thời gian, làm chủ đất trời. Tiếc rằng “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật” nên phải “mau đi thôi” kẻo tuổi xuân qua đi, kẻo đời người không kịp tận hưởng hết thì đã già nua. Tận hưởng nhưng không có nghĩa là lạm dụng nó quá mức đến nỗi buông thả, hoang phí. Tận hưởng ở đây là trân trọng, nâng niu từ những thứ bé nhỏ nhất như ngọn cỏ, cành cây, là sống hết mình và quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những tháng năm của tuổi xuân.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân cái tôi trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF