YOMEDIA

Cách làm phần Đọc - hiểu trong bài thi Ngữ Văn ôn thi THPT QG năm 2020 - Trường THPT Số 2 Tuy Phước

Tải về
 
NONE

Để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT QG sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em Cách làm phần Đọc - hiểu trong bài thi Ngữ Văn ôn thi THPT QG năm 2020 được sưu tầm và cập nhật từ Trường THPT Số 2 Tuy Phước. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức, sẵn sàng bước vào kì thi đầy cam go. Hãy nỗ lực hết mình nhé. Chúc các em thành công!

ADSENSE
YOMEDIA

 

       CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC – HIỂU TRONG BÀI THI NG VĂN, THI THPT QUC GIA

                                   TRƯỜNG THPT SỐ 2 TUY PHƯỚC

I. KHÁI QUÁT VỀ PHẦN ĐỌC HIỂU TRONG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN.

  • Phần Đọc hiểu (có lượng điểm là 3,0 đểm) gồm văn bản ngữ liệu và 4 câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu
  • Ngữ liệu là văn bản khoảng 200-300 chữ (không lấy trong sách giáo khoa), là văn bản  nhật dụng (thường là văn bản chính luận hay văn bản báo chí)  hoặc văn bản nghệ thuật (thường là văn bản thơ); có khi là một câu chuyện ngắn.
  • Câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu:  gồm 4 câu

II. CÁC DẠNG  CÂU HỎI/YÊU CẦU TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.Câu hỏi/yêu cầu về năng lực nhận biết (Nhận biết thông tin văn bản), bao gồm:

  • Nhận biết thông tin về hình thức văn bản: phương thức biểu đạt hay phong cách ngôn ngữ của văn bản - Thể thơ -  Chi tiết/hình ảnh/biện pháp tu từ/thông tin,… nổi bật trong văn bản - Cách thức/phép liên kết trong văn bản - Các thao tác lập luận -  Hình thức trình bày ý trong đoạn văn - Kiểu câu/loại câu.
  • Nhận biết thông tin về nội dung: các ý/ nội dung chính, quan trọng.

(Từ khóa câu hỏi: Chỉ ra …  Nêu ra …  Theo tác giả ……? Theo văn bản ………?)

2. Câu hỏi/yêu cầu về năng lực thông hiểu (Phân tích, lí giải thông tin của văn bản): Kết nối những thông  tin từ từ ngữ, bối cảnh trong văn bản  để xác định các ý tưởng, nội dung quan trọng của văn bản. Kết nối các mối liên hệ trong văn bản để nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, ý tưởng sáng tác của tác giả, các thông điệp được gửi gắm

  • Khái quát chủ đề/nội dung chính/vấn đề chính mà văn bản đề cập
  • Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu văn trong văn bản
  • Hiểu được quan điểm/tư tưởng của tác giả
  • Hiểu được ý nghĩa/tác dụng/hiệu quả của việc sử dụng thể loại/phương thức biểu đạt/từ ngữ/ chi tiết/hình ảnh/biện pháp tu từ,… trong văn bản

         (Từ khóa câu hỏi: Theo anh/chị……? Hiểu như thế nào… ? Nghĩa là gì …..?  Tác dụng gì…?)

3. Câu hỏi/yêu cầu về năng lực vận dụng (Phản hồi về thông tin trong văn bản): Sử dụng  thông tin trong và ngoài văn bản, thông tin từ các nguồn khác và kinh nghiệm bản thân để nhận xét, đánh giá hoặc rút ra bài học liên quan.

  • Nhận  xét/đánh giá về tư tưởng/quan điểm/thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản
  • Nhận xét về một giá trị nội dung/nghệ thuật của văn bản
  • Rút ra thông điệp cho bản thân
  • Rút ra bài học về tư tưởng/nhận thức

III. CÁC KIẾN THỨC - KĨ NĂNG CẦN NẮM ĐỂ LÀM BÀI  PHẦN ĐỌC HIỂU

Để thực hiện tốt phần Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, học sinh phải nắm vững các kiến thức và kĩ năng sau đây :

  • Kiến thức về từ, ngữ, câu và kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
  • Kiến thức về các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn bản (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ ngữ, điệp cú pháp, phóng đại, tương phản, đối lập,…) và kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của chúng
  • Các phương thức biểu đạt của văn bản (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành)
  • Các loại phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, nghị luận, khoa học, hành chính).
  • Các thao tác lập luận và các cách kết cấu trong đoạn văn, văn bản.
  • Các phép liên kết văn bản.
  • Các thể thơ và các thể loại văn xuôi
  • Kĩ năng nắm hiểu nội dung chính, ý nghĩa đoạn văn, đoạn thơ, văn bản
  • Kĩ năng tạo lập đoạn văn từ một chủ đề

IV.CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC HIỂU TRONG ĐỀ THI THPT THPT QUỐC GIA

1.Đọc kĩ văn bản ngữ liệu

Sau đây là một ví dụ về đề Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ghi bên dưới:

Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua.

Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương thơm của cây cỏ, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn  thuở đang dâng lên ngào ngạt. Chúng ta mỉm cười và cất tiếng chào thân ái ngày mới với một ai đó bên cạnh mình. Thế nhưng, khoảnh khắc diệu kỳ ấy trong đời sống thế gian lại luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra.

 Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Những lời thù hận vẫn hiện lên trên những tờ báo phát hành buổi sáng ở đâu đấy, hiện lên trong giọng nói của chính con người trên một hệ thống phát thanh, hiện lên trong một toà nhà nào đấy vốn tôn nghiêm và hiện lên trong cả ngôi nhà giản dị mà đêm qua chúng ta đã từng thì thào hạnh phúc. Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đôi mắt con người.

 Tại sao những khoảnh khắc kỳ diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

       (Trích bài Cần một ngày hòa giải để yêu thương,  dẫn theo báo điện tử Vietnamnet, 07/09/2010)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Vấn đề chính tác giả nêu lên trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Theo anh/ chị, nhan đề Cần một ngày hòa giải để yêu thương có liên quan gì đến vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích?

Câu 4: Đoạn trích giúp anh/ chị nhận ra điều gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình?

         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

                                                                                                 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF