YOMEDIA

Bức tranh phố huyện nghèo qua Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Tải về
 
NONE

Hai đứa trẻ là một khúc ca ru người đọc đi trên từng cung bậc cảm xúc quen thuộc êm ả đến say sưa thoang thoảng cảm xúc chạnh buồn, dạt dào niềm thương cảm và day dứt nỗi hi vọng mong manh. Để hiểu rõ hơn điều này, Học 247 mời các em cùng tìm hiểu về bức tranh phố huyện trong truyện được tái diễn qua ngòi bút tinh tế của Thạch Lam

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bức tranh phố huyện nghèo qua Hai đứa trẻ - Thạch Lam mời các em cùng tham khảo thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng giúp các em thấy được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy -Bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ
  • Dẫn dắt: Bức tranh phố huyện nghèo trong tác phẩm

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Xuất xứ: Trích trong tập truyện “Nắng trong vườn”
    • Tóm tắt: Chuyện kể về một phố huyện nghèo với những người dân khốn khó, buôn bán trên ga xép. Trong những ngày đó, nổi bật là hai chị em Liên và An. Như mọi ngày, chúng vẫn làm công việc nhàm chán là bán hàng lặt vặt. Niềm an ủi duy nhất là được nhìn thấy chuyến tàu đêm. Kết thúc là hình ảnh đoàn tàu cuối cùng với bao hi vọng về một ngày mai tươi sáng.
  • Phố huyện nghèo
    • Khung cảnh phố huyện
      • Thời gian: Chiều tối
      • Không gian: không khí êm ái, tĩnh lặng của một buổi chiều man mác với:
        • Phiên chợ vãn: trên đất chỉ còn rác rưỡi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía….
        • Mùi: âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày, mùi cát bụi quen thuộc
        • Âm thanh:
          • Tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều
          • Tiếng trống cầm canh
          • Tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng ruộng
          • Tiếng muỗi vo ve
          • Tiếng cót két của chiếc chõng tre
          • Tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên
          • Tiếng đàn bầu bần bật trong im lặng
      • Sự tương quan giữa ánh sáng, bóng tối ở phố huyện.
      • Phố huyện được tác giả Thạch Lam tái hiện trong khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận ở hai chiều thời gian và không gian. Đó là khoảng thời gian rất ngắn của ngày tàn và không gian có sự vận động từ cảnh chiều đến khi màn đêm buông xuống và đất trời về khuya. Khung cảnh ngập chìm trong đêm tối mênh mông.
      • Trên nền cảnh thiên nhiên ngày tàn, bức tranh đời sống thiên nhiên phố huyện nghèo được diễn tả theo sự thu hẹp dần của không gian: quang cảnh một phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, một góc chợ đơn sơ, một quán hàng lụp xụp.
    • Hình ảnh những con người đáng thương:
      • Những kiếp người tàn
        • Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước nhưng cũng chả kiếm được bao nhiêu và họ cũng không tha thiết với nghề này
        • Bác Siêu: gánh phở của Bác như một món quà xa xỉ, nhiều tiền
        • Những đứa trẻ nghèo ở ven chợ
        • Bà cụ Thi điên say lảo đảo trong đêm tối
        • Gia đình bác Xẩm nheo nhóc góp chuyện bằng tiếng đàn  bầu
        • Chị em Liên đến giờ đóng của hàng
      • Phố huyện hiện lên với những kiếp người tàn. Những người kiếm sống ban ngày với phiên chợ và những người kiếm sống ban đêm quanh góc chợ và sân ga xép.
      • Nhịp sống của người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những hành động, việc làm quen thuộc, những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày.
      • Tuy trong bóng tối, trong sự lam lũ, tâm hồn của những kiếp người ấy vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình quê hương và niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng. Hằng ngày, họ vẫn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày.

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá chung về phố huyện (con người và khung cảnh, cuộc sống và tâm hồn
  • Cảm nghĩ của cá nhân và mở rộng vấn đề

Bài văn mẫu

​Đề bài: Bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Thạch Lam là một nhà văn tài hoa, xuất sắc. Những truyện ngắn mà ông viết như một bài thơ trữ tình, đi sâu vào phân tích nội tâm nhân vật, như một lời tâm tình thủ thỉ nhưng lại để lại nhiều suy nghĩ nơi người đọc. “Hai đứa trẻ” cũng là một truyện ngắn như vậy. Tác phẩm được rút từ tập truyện “Nắng trong vườn”  – 1938 là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam

Truyện của Thạch Lam thường có cốt truyện rất đơn giản hoặc không có cốt truyện, mỗi câu truyện là một mảnh đời rất đỗi quen thuộc, cảm tưởng như ta đã gặp đâu đó trong chính những hồi ức của mình, hay phải chăng ta lại gặp được chính mình trong những tác phẩm đó. Mỗi tác phẩm là một bài văn xuôi, thấm đẫm chất trữ tình, man mác xót thương. Ta có thể bắt gặp chúng qua các tác phẩm như “Dưới bóng hoàng lan”, “Cô hàng xén”, ….Truyện ngắn “hai đứa trẻ” là câu truyện xoay quanh cuộc sống nơi phố huyện nghèo của An và Liên trong buổi chiều tối, cảnh vật nơi phố huyện cứ “chầm chậm, nhàn nhạt” được tô vẽ bằng những nét ký họa rất đỗi chân thực của chính tác giả.

     Cảnh vật  được hiện lên qua những trang viết đầu tiên nghèo nàn, xơ xác, có một đường tàu hoang vắng, một ga xép, và một cái chợ nhỏ bé nằm giữa cánh đồng và thôn xóm. Khung cảnh và thời gian đươc tô điểm bằng tiếng trống thu không dìu dặt  “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều…….”. Trong khung cảnh tĩnh mịch, vắng vẻ nơi xóm chợ, tiếng trống vang lên gọi  chiều tối không làm cho quang cảnh nơi đây bớt phần u tịch mà còn tạo cho con người và cảnh vật  như đang chìm đắm vào trạng thái lơ đãng. “Một chiều êm ả như ru”, tiếng trống như gọi thời gian và cả sự sống chìm vào bóng tối. Xa xa tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, màn đêm dần dần buông xuống. Giữa bối cảnh ấy hình ảnh hai chị em An và Liên hiện lên qua những hành động hết sức quen thuộc với những công việc thường ngày “thắp đèn”, “đóng quán”, cùng nhìn ngắm phố huyện lên đèn, cùng chờ đợi đoàn tàu từ Hà Nội muộn chạy qua.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Giữa chốn phố huyện này, dường như ai cũng mong ngóng một chuyến tàu từ Hà Nội chạy về đây mang theo sự ồn ào, huyên náo và tấp nập hơn nữa. Có lẽ chuyến tàu có ý nghĩa to lớn đối với những phận người nơi mảnh đất này. Bởi “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Đó có thể là thế giới có sự phồn hoa ngày xưa của hai chị em Liên, có cuộc sống sung túc và bình an hơn.

Chuyến tàu có lẽ chính là ước mơ, là khát vọng được vươn ra ánh sáng của những con người tại phố huyện nghèo này.

“Hai đứa trẻ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, không có tình huống gay cấn những lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời, mảnh đất nghèo nàn những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.

Vừa rồi là tài liệu tham khảo cho đề tài bức tranh phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Học 247 mong rằng, tài liệu trên đã đem đến cho các em nhiều kiến thức thú vị và bổ ích, đồng thời giúp các em ôn bài, củng cố kiến thức đã học về tác phẩm Hai đứa trẻ một cách hiệu quả và dễ dàng.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF