YOMEDIA

Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Tải về
 
NONE

Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được tấm lòng của tác giả đối với những con người nghèo khổ ở nơi phố huyện nghèo. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hai đứa trẻ.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    • Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Dẫu là viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, người thị dân nghèo hay viết về những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống thì những trang văn của ông cũng chan chứa tình người.
    • Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn (1938).
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai đứa trẻ của Thạch Lam có giá trị nhân đạo thật sâu sắc.

2. Thân bài

  • Giá trị hiện thực thể hiện ở
    • Chất hiện thực thể hiện rất rõ ở bức tranh phố huyện nghèo nàn
    • Hình ảnh của kiếp người lam lũ, tàn tạ, sống mòn mỏi, héo hắt trong mong đợi mơ hồ, xa xôi.
  • Giá trị nhân đạo thể hiện ở
    • Tình cảm xót thương của tác giả đối với những người sống ở phố huyện nghèo:
      • Những “đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ”, “chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”.
      • Thương mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt tép; tối đến mới dọn hàng nước dưới gốc cây bàng. Cuộc sống của chị vất vả, mòn mỏi, quẩn quanh, leo lét như ngọn đèn của chị, ánh sáng chỉ đủ toả ra một vùng nhỏ mà thôi.
      • Thương bà cụ Thi xuất hiện với tiếng cười khanh khách, với dáng điệu đi lảo đảo, động tác uống rượu thì khác lạ “Cụ ngửa cổ ra đàng sau, uống một hơi cạn sạch”.
      • Thương bác phở Siêu bán phở gánh. Thu nhập quá ít ỏi vì phở là món quà xa xỉ phẩm, hàng của bác thật ế ẩm.
      • Thương gia đình bác xẩm. Cuộc sống gia đình bác lay lắt như ngọn đèn trước gió. Gia tài của bác là chiếc đàn bầu và chiếc thau để xin tiền. Cuộc sống của bác bấp bênh. Cái đói, cái chết luôn kề cận.
      • Thương chị em Liên. Cuộc sống của chị em Liên cũng chẳng khá hơn cuộc sống của mọi người. Cửa hàng tạp hoá của chị em Liên “nhỏ xíu”. Hàng hoá thì lèo tèo mà khách hàng là những người nghèo khó.
      • Ông cảm thương cho cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, tù túng của những con người nơi phố huyện nghèo.
    • Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo nơi phố huyện.
      • Họ là những người cần cù, chịu thương, chịu khó: Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dẫu chẳng bán được là bao. Hai chị em Liên thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá. Bác phở Siêu chịu khó bán phở gánh,...
      • Họ là những người giàu lòng thương yêu. Liên thương những đứa trẻ đi nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ lại lúc chợ tàn.
    • Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
      • Ông trân trọng những hoài niệm, mơ ước của chị em Liên: Hai chị em mong ước được thấy ánh sáng của đoàn tàu, nhớ về quá khứ tươi đẹp khi gia đình còn sống ở Hà Nội. Đoàn tàu như đem đến cho hai chị em Liên “một chút thế giới khác”.
      • Ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Giá trị nghệ thuật của văn bản
    • Truyện ngắn Hai đứa trẻ không có cốt truyện.
    • Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh.
    • Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản, đối giữa ánh sáng và bóng tối, giữa quá khứ và hiện thực.

3. Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề được nghị luận
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Gợi ý làm bài:

“Loại văn chương không đáng thờ là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương, loại văn chương đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. (Nguyễn Văn Siêu). Đúng như vậy! Văn chương là món ăn tinh thần của nhân loại. Chính vì vậy, văn chương luôn phải phản ánh chính xác cuộc sống con người, luôn phải hướng về con người và đồng cảm với con người. Đó cũng chính là hai giá trị lớn của văn chương là hiện thực và nhân đạo. Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, hai giá trị này lại được nâng cao vị trí của mình để phản ánh chính xác cuộc sống của con người. Một trong số những tác phẩm như vậy đó chính là tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Đầu tiên, “Hai đứa trẻ” mang một giá trị hiện thực sâu sắc. Vậy giá trị hiện thực là gì? Giá trị hiện thực là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh. Một tác phẩm văn học nào cũng có giá trị hiện thực vì văn học bắt nguồn từ đời sống, bắt nguồn từ hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, bắt nguồn từ hiện thực, tình cảm, tâm lí… Trong tác phẩm văn học, giá trị hiện thực là sự phản ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh; chỉ ra nguyên nhân gây đau khổ cho con người và miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người. Ở mỗi tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được miêu tả đa dạng. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm như thế.

Trước tiên, chất hiện thực thể hiện rất rõ ở bức tranh phố huyện nghèo nàn với những cảnh đời mòn mỏi, quẩn quanh và bế tắc. Bức tranh mở ra bằng âm thanh của tiếng trống thu không. Thứ âm thanh không vô tình và chất chứa cả nỗi niềm của con người. Tiếng trống vang xa gọi chiều về nhưng cũng gọi về cả một nỗi niềm xao xác. Tiếng trống thu không như một bức thông điệp báo hiệu chiều về là âm thanh của ngày tàn nơi phố huyện “từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”. Tiếng trống đời thực mà xa xăm như vọng về những chiều quê muôn thuở “Chiều, chiều rồi”. Đó không phải là giọng của Thạch Lam mà là giọng của Liên, một tiếng kêu ngậm ngùi trước cảnh ngày tàn. Lại một buổi chiều nữa Liên phải chứng kiến cảnh vật thiên nhiên trong ánh mặt trời đang lụi tàn đỏ rực như lửa đang cháy khiến cho những đám mây ánh hồng lên như “hòn than sắp tàn”. Tiếp đến là những lũy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Đó là một buổi chiều (êm ả như ru) trong những âm thanh “văng vẳng râm ran của tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng” được ngọn gió nhẹ hoang vu mang vào phố huyện. Hòa vào đó là tiếng muỗi vo ve thật gợi buồn. Cảnh vật thiên nhiên trên phố huyện lúc chiều xuống càng trở nên ám ảnh khi “mùi âm ẩm bốc lên hòa vào hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi”. Đối với hai chị em Liên đó là “mùi riêng của đất”, của quê hương bình dị, quen thuộc. Đêm xuống âm thanh có vẻ mờ nhạt hơn đến nỗi Liên chỉ nghe thấy hoa bàng rụng xuống trên vai mình khe khẽ. Phố huyện giờ đây chìm ngập trong bóng tối dày đặc và mênh mông “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng xầm đen hơn nữa”. Cảnh vật thật đẹp nhưng buồn, thấm thía vào tâm hồn chúng ta. Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng cũng để cho ta thấy có một nỗi buồn bâng khuâng, man mác, mơ hồ trong khung cảnh làng quê.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Đầu tiên, Hai đứa trẻ thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với số phận bất hạnh trong xã hội cũ trước năm 1945. Qua khung cảnh phố huyện nghèo đói, lụi tàn, Thạch Lam muốn bày tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh, không bao giờ biết đến ánh sáng của hạnh phúc. Họ phải sống cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa, đời sống cạn kiệt, mòn mỏi cả về vật chất lẫn tinh thần. Chị Tí ngày nào cũng dọn hàng, cứ nhịp ấy dù chẳng bán được bao chị vẵn dọn hàng từ chập tối cho đến đêm. Bác Siêu thì đêm nào cũng bán phở và rất ế ẩm. Cụ Thi điên ngày nào cũng ghé qua hàng của Liên để mua rượu... Và đặc biệt là Liên - một cô bé mới lớn. Buổi chiều nào em cũng phải chứng kiến cái cảnh đượm buồn của ngày tàn, khi đêm đến thì lại chứng kiến cái “ao đời phẳng lặng”. Tâm hồn của Liên vốn dĩ rất tinh tế, rất nhạy cảm nên em luôn cảm nhận được mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Nhưng cứ sống mãi trong cái cảnh bình lặng này thì tâm hồn Liên sẽ dần bị chai sạn, sẽ dần bị đông cứng... Những người trong phố huyện này sống một cách rất tẻ nhạt, vô vị, họ như tồn tại theo chiều quay của kim đồng hồ vậy, cứ hết hôm nay lại đến ngày mai. Cuộc sống này đã được Xuân Diệu nói: “hết cơm mai rồi lại cơm chiều”. Cuộc sống thì thiếu thốn đủ thứ cả về cái ăn, cái mặc,... đến cái tinh thần... Thạch Lam đã cảm thấy đau đớn, xót xa thay cho những cảnh đời sống một cách tẻ nhạt đến vô vị như vậy.

Thạch Lam trân trọng tình người, đồng cảm với những ước mơ, nguyện vọng chính đáng, ý thức cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người. Qua Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn đánh thức, lay tỉnh những tâm hồn đang uể oải, lụi tàn ngọn lửa của lòng khát khao cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát được thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, tù đọng, mòn mỏi đang muốn chôn vùi họ. Sống giữa phố huyện nghèo và đầy bóng tối nên những người nơi phố huyện trong đó có chị em Liên vẫn luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”. Đó chính là lí do khiến chị em Liên đêm đêm vẫn cố thức đợi chuyến tàu đêm đi qua. Chuyến tàu chỉ vụt qua nhưng đã mang đến cho họ một thế giới khác hẳn vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa trong gian hàng của bác Siêu. Bởi lẽ đó mà Liên “dù buồn ngủ díu cả mắt” vẫn cố thức, còn An “đã nằm xuống, mi mắt sắp sửa rơi xuống” vẫn không quên dặn chị “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Đó là sự mong muốn được cải cách về tinh thần. Chúng cố thức đợi tàu không phải là vì mục đích bán hàng như lời mẹ dặn, bởi lẽ năm nay mùa màng kém, người buôn bán, người đi lại ít. Nếu có khách họ chỉ mua bao diêm hoặc phong thuốc lào là cùng, hai chị em thức chờ tàu xuất phát từ cuộc sống tinh thần.

Khi con tàu rầm rộ đến, Liên gọi em dậy. Mặc dù đang ngủ say, An vội bật dậy dụi mắt và tỉnh hẳn. Dù chỉ trong chốc lát nhưng hình ảnh “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sang” thì đọng lại mãi. Đứng ngắm lặng con tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô, cơn xúc động vẵn chưa lắng xuống: “Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo...”. Cùng với con tàu hai chị em trở về quá khứ đẹp tươi, con tàu chạy từ Hà Nội, chạy tới từ tuổi thơ đã mất, con tàu chính là tia hồi quang về quá khứ. Cũng cùng với con tàu, hai chị em còn được sống trong một thế giới mới tốt hơn, một thế giới sáng sủa và sôi động hơn rất nhiều lần so với cuộc sống hiện tại của chúng bây giờ.

Thạch Lam sống gắn bó và nặng lòng với tầng lớp thị dân nghèo, những kiếp người nhỏ bé sống quẩn quanh. Nên ông viết về họ với một niềm chân tâm, chân cảm, thấu hiểu tột cùng với muôn nỗi khốn khó trong cuộc sống của họ. Trước đây, văn học chú ý đến cái đói vật chất thì giờ đây văn học của ý thức cá nhân mới chạm đến được cái buồn chán cá nhân, tới nỗi đau riêng của mỗi con người. Cái nghèo là cái đói vật chất, cái buồn chán là cái đói tinh thần, âm ỉ, tê tái hơn. Nỗi đau tinh thần của con người nơi phố huyện được Thạch Lam miêu tả bằng một sắc thái nhẹ nhàng nhưng gieo vào lòng người được rất nhiều bận bịu. Ngòi bút Thạch Lam tin yêu con người nên trong tác phẩm của ông dù nhân vật phải sống mòn mỏi, tù túng thì nhà văn vẫn dẫn dắt nhân vật hướng về phía ánh sáng của sự sống. Vì thế, Hai đứa trẻ mang âm hưởng lãng mạn bay bổng.

Để thể hiện rõ giá trị của văn bản thì nghệ thuật cũng là một phần quan trọng. Truyện ngắn Hai đứa trẻ không có cốt truyện nó như một bài thơ. Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản, đối giữa ánh sáng và bóng tối, giữa quá khứ và hiện thực. Điều đó sau những dòng chữ, ta lại thấy một tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người.

Cùng yêu thương con người, tôn trọng con người nhưng Thạch Lam chưa chỉ ra con đường để nhân vật của mình đi “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” của cuộc đời mới. Họ nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tình thương nhưng chưa gắn với tinh thần đấu tranh cách mạng, kết thúc truyện vẵn là chi tiết phố huyện trùm trong tĩnh mịch và bóng tối.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một lời nhận xét rất độc đáo “Hai đứa trẻ có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn ở trong tương lai. Nơi cái thế giới của một đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã trở thành thói quen của cảm xúc và ước vọng”. Đọc Hai đứa trẻ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín. Nói theo lời Nguyễn Tuân, ta có thể thêm: đọc tác phẩm của Thạch Lam, thấy bận bịu vô hạn về một ước mơ, một khát vọng tràn đầy tinh thần nhân văn, nhân bản từ hiện thực cuộc sống.

 

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF