YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Địa lý 10 thông qua nội dung tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trên bản đồ, hướng ngược với hướng Đông Đông Bắc là hướng:

A. Đông Đông Nam.          B. Tây Tây Bắc.          C. Tây Tây Nam.         D. Bắc Đông Bắc.

Câu 2: Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì :

A. Tăng thêm 1 ngày lịch.                          B. Lùi lại 1 ngày lịch.

C. Giữ nguyên ngày lịch.                           D. Tăng thêm 1 giờ đồng hồ.

Câu 3: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..                  B. biên giới, đường giao thông..

C. các luồng di dân, các luồng vận tải..                 D. các nhà máy, đường giao thông..

Câu 4: Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì

A. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của ác đại dương.

B. bề mặt lục địa ghồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

Câu 5: Gió mùa được hình thành chủ yếu do:

A. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa biển và đất liên theo ngày đêm

B. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa

C. Do sự chênh lệch khí ap giữa vùng xích đạo và chí tuyến

D. Do sự chênh lệch khí áp giữa vùng chí tuyến và ôn đới.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Số lượng bò và lợn trên thế giới thời kì 1980 - 2017 (Đơn vị: triệu con)

Năm

1990

2000

2010

2015

2017

1296,8

1302,9

1453,4

1468,1

1491,7

Lợn

848,7

856,2

975,0

986,4

967,4

Để thể hiện số lượng bò và lợn trên thế giới thời kỳ 1990 – 2017, dạng biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ miền.                                        B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.                                           D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 7: Trên bề mặt Trái Đất theo chiều vĩ tuyến nơi nào mưa nhiều nhất?

A. vùng Xích Đạo.             B. vùng chí Tuyến.      C. vùng ôn đới.           D. vùng cực.

Câu 8: Nguyên nhân nào tạo ra ngày và đêm trên Trái đất:

A. Dạng hình cầu của Trái đất.

B. Trái đất chuyển động quanh Mặt trời.

C. Dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất.

D. Dạng hình cầu của Trái đất và chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất.

Câu 9: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.                      B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.                   D. sự khác nhau về độ nét  kí hiệu.

Câu 10: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:

A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông 

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi  

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

Câu 11: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM NƯỚC TA PHAN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị : %)

Năm

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng

Dịch vụ

2015

17,0

33.3

39,7

2019

14,0

34,4

41,6

 

Để thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm nước ta phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.    D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)

Câu 12: Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa hạ ở Nam bán cầu:

A. 21/3 - 22/6         B. 22/6 - 23/9              C. 23/9 - 22/12            D. 22/12 - 21/3

Câu 13: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất, vì đó là nơi

A. trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

B. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển.

C. chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.

D. nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.

Câu 14: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

 (Đơn vị: triệu kwh)

Năm

2010

2014

2015

2017

Nhà nước

67 678

123 291

133 081

165 548

Ngoài Nhà nước

1 721

5 941

7 333

12 622

Đầu tư nước ngoài

22 323

12 018

17 535

13 423

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.       B. Tròn.           C. Miền.          D. Đường.

Câu 15: Trục Trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là:

A. 66027.               B. 23027.                    C. 23033.                    D. 66033.

Câu 16: Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở

A. Hướng chính Đông.                                          B. Hướng Đông Đông Bắc.

C. Hướng chếch về phía Đông Bắc.                                  D. Hướng chếch về phía Đông Nam.

Câu 17: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do

A. dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao gây mưa.

B. frông tiêp xúc với bề mặt đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây mưa.

C. dọc các frông là nới chưa nhiều hơi nước nên gây mưa.

D. có sự tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

Câu 18: Hệ quả vận động theo phương thẳng đứng là

A. làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau.

B. làm cho đất đá bị di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

C. làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, bộ phận khác bị hạ xuống.

D. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.

Câu 19: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây của lục địa là do

A. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.

B. hai bờ Đông và Tây của lục địa có độ cao khác nhau.

C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của tía bức xạ mặt trời khác nhau.

D. ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 20: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí:

A. chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.           B. cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.

C. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.           D. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 21: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm

A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau

B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau  

C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn

D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau

Câu 22: Một trận bóng đá diễn ra lúc 18h30 ngày 31/12/2019 tại Anh thì lúc đó, nếu chúng ta xem truyền hình trực tiếp tại Việt Nam là mấy giờ, ngày, tháng năm nào? (Biết Việt Nam ở múi giờ số 7)

A. 1h30ngày 31/12/2019                                      C. 1h30ngày 1/1/2020

B. 11h30ngày 31/12/2019                                                D. 11h30 ngày 1/1/2020

Câu 23: Quá trình phong hóa là

A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. quá trình tích tụ các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.

D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

Câu 24: Ở  khoảng 300 vĩ Bắc và Nam, tồn tại đai khí áp nào

A. Áp thấp xích đạo.          B. Áp cao cận nhiệt.

C. Áp cao cận cực. D. Áp thấp ôn đới.

Câu 25: Nếu ở chân sườn đón gió nhiệt độ là 300C, thì ở đỉnh núi với độ cao 2500m, nhiệt độ là bao nhiêu độ C

A. 10 0C.                B.15 0C.                      C. 18 0C.                     D. 240C.

Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng về ngày, đêm theo mùa và theo vĩ độ ở bán cầu Bắc?

A. Mùa hạ ngày dài hơn đêm.

B. Càng xa xích đạo chênh lệch ngày, đêm càng lớn.

C. Càng gần cực ngày, đêm địa cực càng tăng.

D. Ngày dài nhất trong năm là ngày Đông chí.

Câu 27: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN

KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, NĂM 2005 VÀ NĂM 2015

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2015 so với năm 2005?

A. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài Nhà nước giảm.

B. Khu vực kinh tế Nhà nước tăng, khu vực ngoài Nhà nước giảm.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng.

D. Khu vực kinh tế Nhà nước giảm, khu vực ngoài Nhà nước tăng.

Câu 28: Đặc điểm của gió Tây ôn đới là

A. thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.          B. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.                                  D. thổi vào mùa hạ, gió nóng và ẩm.

Câu 29: Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.

B. Khí áp giảm khi độ ẩm không khí tăng.

C. Khí áp tăng hoặc sẽ giảm làm độ ẩm không khí tăng hoặc giảm theo.

D. Giữa khí áp và độ ẩm không khí không có mối quan hệ nào.

Câu 30: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ NĂM 1979 – 2014 (đơn vị: triệu tấn)

Năm

1979

1989

1999

2009

2011

2014

Dân số nông thôn

42,37

51,49

58,52

60,44

59,95

60,69

Dân số thành thị

10,09

12,92

18,08

25,58

27,88

30,03

Nhận xét nào sau đâu là không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng chiếm tỉ trọng thấp.

B. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng giảm nhưng chiếm tỉ trọng cao.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng, giảm tỉ lệ dân nông thôn giảm.

D. Tỉ lệ dân nông thôn tăng nhanh và chiếm tỉ lệ cao.

2. ĐỀ SỐ 2

Câu I. Vũ trụ là gì, Hệ Mặt trời là gì ? Hãy nên các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu II. Phong hóa là gì ?  Vì sao quá trình phong hóa lại diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?

Câu III. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu bắc.

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt năm (0C)

00

24,5

1,8

200

25,5

7,4

300

20,4

13,3

400

14,0

17,7

500

5,4

23,8

600

- 0,6

29,0

700

                       - 10,4

32,2

---

------

-----

Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ?

 Câu IV.

Dựa vào kiến thức đã học, và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

 

Câu I.

Vũ trụ là gì, Hệ Mặt trời là gì ? Hãy nêu các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ?

  • Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà
  •  Hệ mặt trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà, Hệ mặt trời có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh như các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi thiên thạch và các đám bụi khí. Hệ Mặt trời có 8 hành tinh là Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh và hải vương tinh
  • Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

+ Sự luân phiên ngày và đêm

+ Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Câu II

 Phong hóa là gì ? vì sao quá trình phong hóa lại diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất ?

  • Phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đởi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ô xi, khí cácbonic, các loại a xit có trong thiên nhiên và sinh vật
  • Vì ở trên bề mặt Trái Đất, Đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển.

Câu III

Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiết năm theo vĩ độ ?

  • Nhìn chung càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm, vì càng về hai cực gốc nhập xạ càng giảm, lượng nhiệt nhận được giảm dần
  • Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt nam càng tăng. Vì càng lên vĩ độ cao chênh lệch gốc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng càng tăng.

Câu IV

Dựa vào kiến thức đã học, và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực : Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực ?

+ Mưa nhiều nhất ở xích đạo vì: nhiệt độ cao, tồn tại hạ áp, nhiều rừng và đại dương => bốc hơi mạnh => mưa nhiều

+ Vùng tương đối nhiều ở ôn đới: ảnh hưởng của dòng biển nóng, gió Tây mang nhiều hơi nước từ biển vào

+ 2 vùng chí tuyến mưa ít do diện tích lục địa rộng lớn, không khí khô

+ 2 cực: nhiệt độ thấp => hơi nước không thể bốc hơi để gây mưa được

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Thế nào là vũ trụ. Trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khu vực giờ gốc là 21 giờ ngày 2/10/2011.Việt Nam sẽ là mấy giờ, ngày mấy? (Được biết Việt Nam ở múi giờ thứ 7)

Câu 2:

Nêu các tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Phân biệt thạch quyển với Lớp vỏ Trái Đất.

Câu 3:

Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp

 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Vũ trụ là không gian vô tận chứa các thiên hà

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:

Ở bán cầu bắc: vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái theo hứong chuyển động.

Khu vực giờ gốc là 21 giờ ngày 2/10/2011.Việt Năm sẽ là mấy 04giờ, ngày 3/10/2011

Câu 2:

- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nguyên nhân là do nguồn năng luợng ở

trong lòng Trái Đất

- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo:

+ Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm và trên một diện

tích lớn, làm cho bộ phận này được nâng lên, trong khi bộ phận kháclại bị hạ xuống.

+ Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực

khác, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

+ Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa.

- Phân biệt thạch quyển với Lớp vỏ Trái Đất.

+ Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần mềm của lớp manti

Câu 3:

Frông là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí có sự khác biệt nhau về tính chất vật lí

Các Frông cơ bản:

+ Frông địa cực (FA) năng cách giữa các khối khí cực và ôn đới

+ Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến

- Giải thích: càng xa địa dương biên độ nhiệt độ năm càng lớn, do tính chất lục địa tăng dần

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF