YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 do HOC247 biên soạn nhằm giúp cho các bạn học sinh khối lớp 10 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học.

ATNETWORK

A. Kiến thức

1. Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực và ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

* Khái niệm và nguyên nhân nội lực, ngoại lực
* Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Vận động theo phương thẳng đứng.

- Vận động theo phương nằm ngang:

+ Hiện tượng uốn nếp.

+ Hiện tượng đứt gãy.

* Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

- Quá trình phong hóa:

+ Phong hóa lí học.

+ Phong hóa hóa học.

+ Phong hóa sinh học.

- Quá trình bóc mòn:

- Quá trình vận chuyển.

- Quá trình bồi tụ.

2. Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí

- Biết khái niệm khí quyển.

- Nguyên nhân hình thành các khối khí: Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

- Tính chất các khối khí.

- Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu.

- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí:

3. Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp

4. Biết được nguyên nhân hình thành, đặc điểm một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.

- Gió Tây ôn đới

- Gió Mậu dịch

- Gió mùa

- Gió địa phương

+ Gió đất, gió biển

+ Gió địa phương

5. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới.

- Nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:

+ Khí áp.

+ Frông.

+ Gió.

+ Dòng biển.
+ Địa hình.

- Sự phân bố lượng mưa trên trái đất:

+ Lượng mưa trên trái đất phân bố không đều theo vĩ độ.

+ Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.

 6. Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất.

B. Kĩ năng

- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất.

C. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nội lực là:

A. lực phát sinh từ Vũ trụ.

B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.

D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

D. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển,...).

Câu 3: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm là:

A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.

C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.

Câu 4: Ngoại lực là:

A. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.

B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

C. lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ Mặt Trời.

D. lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.

Câu 5: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là:

A. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển...).

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.

D. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 6: Quá trình phong hóa là:

A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.

C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

D. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

Câu 7: Kết quả của phong hóa lí học là:

A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.

C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.

D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.

Câu 8: Phong hóa hóa học là quá trình

A. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.

B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.

C. chủ thiếu làm nứt vỡ đá và khoáng vật nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của chúng.

D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.

Câu 9: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là

A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.

B. vi khuẩn, nấm, rễ cây.

C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxi, axit hữu cơ.

D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người,..

Câu 10: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu

A. nóng, ẩm.                            B. nóng, khô.               C. lạnh, ấm.                             D. lạnh, khô

Câu 11: Quá trình bóc mòn là

A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.

D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác

Câu 12: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình

A. phi – o.                                                       B. hàm ếch.

C. hang động cac-xtơ.                                      D. nấm đá.

Câu 13: Ở mỗi bán cầu, tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí

A. chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.     B. cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.

C. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.     D. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 14: Khối khí có đặc điểm "lạnh" là

A. khối khí cực.                                               B. khối khí ôn đới.

C. khối khí chí tuyến.                          D. khối khí xích đạo.

Câu 15: Frông khí quyển là

A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.

B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.

C. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.

D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 16: Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về

A. tính chất lí học.                               B. tính chất hóa học.

C. hướng chuyển động.                                    D. mức độ ô nhiễm.

Câu 17: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là

A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời.

B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.

D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 18: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất, lớn nhất ở

A. xích đạo.    

B. chí tuyến.               

C. vòng cực.               

D. cực

Câu 19: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.

C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.

Câu 20: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao

A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

B. không khí càng khô nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON