YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đinh Thiện Lý

Tải về
 
NONE

Cùng với việc tham khảo văn mẫu thì đề thi thử sẽ giúp các em học sinh lớp 9 nhớ được các kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa và tiếp cận với các dạng đề thi vào lớp 10 sắp tới. Với mong muốn giúp các em củng cố kiến thức, HOC247 xin gửi đến nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đinh Thiện Lý dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. 

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

ĐINH THIỆN LÝ

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1) Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.

(2) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị điều gì?

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ biết gì hơn những gì bạn thấy.

Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu in đậm.

Câu 4. (0,5 điểm) Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần trân trọng, biết ơn, em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Đoạn văn có câu sử dụng thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần khởi ngữ).

Câu 2. (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Câu 1. Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn

Câu 2. Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn

Câu 3. Tác dụng của điệp ngữ trong các câu in đậm: thể hiện tình cảm, ước muốn mọi người được bình an, được hạnh phúc. Bên cạnh đó, còn thể hiện lòng biết ơn đến những người đã miệt mài tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống bằng tình cảm chân thành nhất

Câu 4. Học sinh trả lời theo cảm nhận của bản thân.

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1.

* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

* Phân tích, bàn luận

1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn

- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long

- Có những hành động thể hiện sự biết ơn

- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có lòng biết ơn?

- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề

- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.

VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...

* Kết thúc vấn đề

- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Câu 2.

I. Mở bài:

*Tác giả:

– Bằng Việt, tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.

– Quê: Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội)

– Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

– Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

– Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Cát sáng (1983)…

*Tác phẩm:

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

- Dẫn dắt đoạn thơ: Đó là hình ảnh người bà, những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lừa, là suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa.

II. Thân bài: Nêu cảm nhận

1. Hình ảnh người bà và những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

– Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà. Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.

– Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:“rồi sớm rồi chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí,bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ – ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.

=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

2. Suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa:

Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, về hình ảnh bếp lửa:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

– Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một, nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau.

– Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” → diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà. Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ. Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà thật sâu nặng thiết tha.

– Suốt cuộc đời, bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình.

– Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên:

+ Tình yêu thương

+ Niềm vui sưởi ấm

+ Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm.

+ Những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ

-> Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.

– Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ.

3. Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.

+ Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.

+ Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

+ Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

Kết bài:

- Những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8)

a) Trong đoạn thơ, những từ nào thuộc trường từ vựng về biển?

b) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ

c) Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.

Câu 2 (3,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 300 chữ) thể hiện tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.

Câu 3 (5,0 điểm) 

Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (3 điểm):

Cách giải:

a. Những từ thuộc trường từ vựng về biển: nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, sóng, khơi, mùi nồng mặn.

b. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả thông qua những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng của một làng quê miền biển.

c. Biện pháp tu từ: Liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn

=> Tác dụng: diễn tả chân thực cảm xúc sâu lắng đang cháy bỏng, cồn cào dâng lên trong trái tim, nỗi nhớ của tác giả. Đây chính là lòng thủy chung của tác giả dành cho quê hương

Câu 2 (2 điểm):

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình cảm quê hương, đất nước.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Tình yêu quê hương đất nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

b. Phân tích

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

- Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

- Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân

- Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

e. Phản biện

- Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 3:

Dàn ý cảm nhận về khổ thơ 1, 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và dẫn dắt vào khổ thơ 1, 2.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

- Vẻ đẹp mùa xuân qua cảm nhận của tác giả:

- Bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời, tác giả cô đọng giọng hót của con chiền chiện thành giọt long lanh và giơ tay ra để cảm nhận.

b. Khổ thơ thứ hai

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.

Câu 2. (1,0 điểm) Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Từ đó, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ trên,

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời” .

Câu 4. (1,0 điểm) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống, về khát vọng cống hiến của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết

Câu 2. (4,0 điểm)

Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng” của Kim Lân.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn thơ trích từ văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

Câu 2:

- Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi danh từ “Mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.

- Ý nghĩa: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.

+ Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường. => Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 3:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời”

- Hai câu trên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Thể hiện khát vọng sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là 1 mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

Câu 4: Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải hợp lý

Gợi ý:

Trong những ngày tháng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID – 19, đoạn thơ đã gợi cho em về khát vọng sống mãnh liệt trong mỗi con người, đồng thời với đó là tình yêu thương và mong muốn dâng hiến hết mình cho quê hương, đất nước nói riêng, cho cả cuộc đời rộng lớn nói chung. Đó là hình ảnh những anh chị tình nguyện viên không ngại khó, không sợ khổ lao vào tâm dịch giúp đỡ người dân; là bóng dáng những anh hùng áo trắng ngày đêm chăm lo cho người bệnh không tiếc thân mình, hay cả những tấm gương chống dịch, giúp đỡ cộng đồng trong khả năng của bản thân,... Tất cả nhắc nhở chúng em về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng em phải tự giác học tập và rèn luyện không ngừng để tích lũy kiến thức và trau dồi kinh nghiệm, tùy theo sức của mình mà giúp đỡ cộng đồng xung quanh, sau này trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội, đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Mở đoạn

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

Thân đoạn

- Giải thích: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết:

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:

- Phê phán những hành động xấu Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.

- Phát huy tinh thần đoàn kết:

Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Kết đoạn

- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai.

2. Thân bài

a. Tình yêu làng của ông Hai:

*Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về Làng của mình: Dù đã rời làng nhưng ông vẫn luôn:

- Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

- Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá” *Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

- Cổ ống nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào...” rồi cúi mặt mà đi.

- Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

- Ông nhìn trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng kinh bỉ và không chứa chấp Việt gian => Với ông Hai, tin làm Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất này cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

*Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làm được cải chính:

b. Tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai:

3. Kết bài

- Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản trong tình yêu làng và tình yêu nước của nhân vật ông Hai, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản và nêu cảm nghĩ của bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.132)

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Xác định một từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và đặt câu với từ đó.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Câu 2. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích tình nghĩa cha con sâu nặng và cao đẹp của nhân vật anh Sáu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1. 

a. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25đ)

- Tác giả: Phạm Tiến Duật

b. Từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: chông chênh

Cái bàn chông chênh ấy nhìn như sắp đổ.

c.  Điệp ngữ: lại đi

=> nhấn mạnh ý chí quyết tâm, không ngừng vươn lên của đoàn xe chiến sĩ

=> ngợi ca tấm lòng của các chiến sĩ, hết lòng hi sinh vì Tổ quốc hòa bình độc lập

- Đảo ngữ: Bếp Hoàng Cầm; Chung bát đũa

=> nhấn mạnh sự tạm bợ, gian khổ mà các chiến sĩ ngoài thao trường phải gánh chịu

Câu 2:

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

*Bàn luận về tinh thần lạc quan

1. Lạc quan là gì?

- Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

2. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

- Luôn yêu đời

- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

3. Sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

* Với cá nhân:

- Người có tinh thần lạc quan sẽ có cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.

+ Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.

+ Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

* Với xã hội:

- Tinh thần lạc quancủa cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.

*Kết thúc vấn đề: Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua khó khăn.

Đoạn văn tham khảo

Lạc quan là tin tưởng hoặc hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể, hoặc kết quả nói chung, sẽ là tích cực, thuận lợi và như mình mong muốn. Người lạc quan luôn tin tưởng vào năng lực của mình, luôn tích cực trong công việc, sống cởi mở, mạnh mẽ, tràn đầy hi vọng. Tinh thần lạc quan giúp con người vượt qua được cảm xúc yếu đuối, bi quan trước khó khăn, nghịch cảnh, tạo động lực cho bản thân và người khác phấn đấu, kiên trì tiếp tục công việc cho đến khi thành công. Ngược lại, sự bi quan luôn đẩy con người vào tình thế khó khăn, buông xuôi, bất lực trước hoàn cảnh, dễ dàng chấp nhận thất bại. Cuộc sống rất cần có tinh thần lạc quan. Khi lạc quan, bạn sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và ngược lại nếu bi quan bạn chỉ nhìn thấy khó khăn trong cơ hội. Chính tinh thần lạc quan là yếu tố tạo nên ý chí, khát vọng vượt khó để thành công. Lạc quan sẽ tạo ra nguồn sức mạnh giúp bạn làm việc không biết mệt mỏi. Chính tinh thần lạc quan của bạn lại có thể truyền cảm hứng và niềm tin cho người khác, thôi thúc họ vươn lên chiến thắng nghịch cảnh. Sống không bao giờ bi quan mà hãy luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười.

Câu 3: (5 điểm)

Dàn ý tham khảo

Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn gắn liền với miền đất Nam Bộ, văn ông có giọng điệu tự nhiên, thân mật, dân dã, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Thân bài

* Tình cảm cha con trong truyện ngắn này được thể hiện từ hai phía: tình cảm của con dành cho cha và tình cảm của cha dành cho con.

1. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

– Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng: (hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá…).

=> Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rạch ròi của cô bé.

2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con

- Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ.

Kết bài

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng trở nên cao đẹp, thiêng liêng hơn trong những cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh tàn khốc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1 (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Lạ lùng sao là cái gió Kon Tum

Chỉ thổi miết suốt bốn mùa chẳng nghỉ

Tôi đi giữa những ngày lang thang ấy

Chợt thấy mình sao giống gió Kon Tum

Ngang tàng sao là cái gió Kon Tum

Thương em quá nên thối trung làn tóc

Gió có biết vì sao em đỏ mặt

Hạt bụi nào theo gió cũng đi hoang

Thật thà sao là cái gió Kon Tum

Trải hết lòng ra giữa trời đất rộng

Lúc hào phóng vặn cong cảnh rợp bóng

Khi đượm buồn thủ thỉ lá xanh non

Dịu dàng sao là cái gió Kon Tum

Thổi đọc Đak Bla nâng tà áo lụa

Bắp trổ cờ hoa, phấn hương mở cửa

Một chút gió khuya mát lạnh tâm hồn

Mai xa rồi nhớ lắm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình vẫn nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đập nhịp gió Kon Tum!

a. Xác định 02 phương thức biểu đạt có trong bài thơ.

b. Tác giả bài thơ đã cảm nhận gió Kon Tum với những đặc điểm nào?

c. Em hiểu thế nào về những câu thơ sau?

Mai xa rồi nhớ làm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình và nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đạp nhịp gió Kon Tum

d. Mai xa rồi nhớ lắm giỏ Kon Tum là cảm xúc của tác giả Lê Thành, em, giả sử sau này rời xa Kon Tum, em sẽ nhớ nhất điều gì về mảnh đất này? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi người.

Câu 3 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của người đồng mình qua lời nhắn nhủ của người cha với con trong đoạn thơ sau. Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hôm nay trong cảm nhận của em.

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chi lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chế thang nghèo đói

Sống như sống như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1: Cách giải:

Hai phương thức biểu đạt có trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả.

Tác giả đã cảm nhận gió Kom Tum với những đặc điểm: Lạ lùng, ngang tàng, thật thà, dịu dàng.

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải.

Gợi ý: - Đoạn thơ nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. - Gió Kom Tum mang đặc trưng của mảnh đất này, dẫu cho mọi nơi đều có gió thổi nhưng sẽ không có cơn gió nào mang mùi vị của quê hương Kom Tum. Vì thế khi đi xa thứ mà tác giả nhớ chính là hương vị, đặc trưng quê nhà.

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình

Gợi ý: - Nhớ về thiên nhiên Kom Tum - Nhớ về con người Kom Tum

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của tình cảm quê hương, đất nước. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người mang ý nghĩa: quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.

b. Phân tích

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

- Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. - Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân - Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,...

e. Phản biện

- Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. 3. Kết đoạn

3. Kết đoạn

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 3:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con". - Giới thiệu về nội dung, vị trí đoạn thơ và hình ảnh người Kon Tum.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp của người đồng mình - Những phẩm chất cao quý của người đồng minh: “Người đồng minh thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gọi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. * Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

* Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng minh và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: + “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà còn có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó. + Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng minh. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con. * Thể hiện tình yêu quê hương nồng thắm, tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

b. Liên hệ vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hiện nay

3. Kết bài

- Khái quát lại những đặc sắc nội dung, nghệ thuật và tài năng của nhà thơ Y Phương trong đoạn thơ cuối nói riêng, trong cả bài thơ nói chung.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đinh Thiện LýĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON