YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Tiểu La

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Tiểu La. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ trợ kiến thức đắc lực cho các em. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TIỂU LA

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

THỜI GIAN 90 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu I. (2 điểm)

1. Sục khí A vào dung dịch muối Na2SO3, thu được dung dịch chứa một muối B duy nhất. Cho B tác dụng với dung dịch axit D, lại tạo ra khí A. Khi cho khí A tác dụng với dung dịch brom cũng tạo ra axit D. Tìm A, B, D và viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
2. Hãy lấy một ví dụ minh họa cho mỗi phản ứng sau :

a. Oxit + Oxit→ Axit.                                   

b. Oxit + Oxit → Bazơ.

c. Oxit + Oxit→ Muối.                                                

d. Oxit + Oxit → Không tạo ra các chất như trên.

Câu II. (2 điểm)

1. Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3, tỉ khối của A so với H2 bằng 20. Hỗn hợp hơi B gồm CH4 và CH3COOH. Tính số mol hỗn hợp A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp hơi B.

2. Có 4 dung dịch MgCl2 , Ba(OH)2 , HCl , NaCl, không dùng thêm hóa chất khác. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 dung dịch đó.

Câu III. (2 điểm)

1. Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85 %, sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,2 % và CaCl2 là a %. Tính giá trị của a.

2. Hoàn thành dãy chuyển hoá sau :

X → A → B   → C → D → E

Biết : X là chất khí , A là polime thiên nhiên . C phản ứng được với Na nhưng không phản ứng với dung dịch kiềm . D phản ứng được với Na và kiềm . G phản ứng với kiềm nhưng không phản ứng với Na , E và F là các hợp chất chứa Na.

Câu IV. (2,5 điểm)

1. Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất tác dụng với dung dịch HCl thu được 6 chất khí khác nhau. Viết các phương trình phản ứng.

2. Cho hỗn hợp Ca, CaC2 vào nước được hỗn hợp khí A . Nung A với Ni xúc tác một thời gian được hỗn hợp khí B. Cho B qua dung dịch Brom dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy có hh khí D thoát ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu V. (1,5 điểm)

Cho 3,25 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một  kim loại M ( hoá trị II) hoà tan hoàn toàn trong nước được 1,008 lit khí ( đktc ) và dung dịch D . Chia D thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 đem cô cạn được 2,03 gam chất rắn A .

- Phần 2 cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 0,35 M được kết tủa B.

1. Xác định M, M và gam mỗi kim loại ban đầu .

2. Tính khối lượng kết tủa B .

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

1.

A : SO2  B : NaHSO3  D : H2SO4 hoặc HBr

SO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3               

2NaHSO3  + H2SO4    →  Na2SO4 + 2SO2+ 2H2O

NaHSO3   + HBr     →  NaBr     + SO2       +H2O          

SO2+  2H2O  +  Br2   →  2HBr + H2SO4

2. a. SO3 + H2O →   H2SO4                                                        

b. CaO +H2O → Ca(OH)2  

c. CO2 + CaO → CaCO3                                                             

d. CO + FeO →  Fe + CO2

Câu 2:

1. MA = 40. Đặt số mol của CH4 và CH3COOH là x, y.     x + y = 1 (1)

CH4     +    A  →  CO2 + 2H2O       (2)          

  x                             x          2x                       

CH3COOH + A → 2CO2 + 2H2O    (3)

  y                             2y         2y

Theo định luật bảo toàn khối lượng

Khối lượng A = 44( x + 2y ) + 18 ( 2x + 2y ) – 16x – 60 y = 64 ( x + y )   (4)

Thay (1) vào (4) →  Khối lượng A = 64 gam => Số mol A = 64/ 40 = 1,6 mol

2. Trộn từng cặp dung dịch với nhau, 2 dung dịch tạo kết tủa trắng là MgCl2 , Ba(OH)2 . 2 dung dịch không có hiện tượng gì là  HCl.và NaCl          

MgCl2 + Ba(OH)2   ŠBaCl2 + Mg(OH)2  ↓  (1)

Lọc lấy kết tủa cho tác dụng với dung dịch HCl và NaCl , dung dịch nào hòa tan kết tủa là HCl . Mg(OH)2+ 2HCl Š MgCl2 + 2H2O (2)

Lấy dung dịch MgCl2 thu được ở (2) cho vào 2 dung dịch MgCl2 , Ba(OH)2, dung dịch tạo kết tủa là Ba(OH)2

Câu 3:

1. Giả sử 1 mol CaCO3 và x mol HCl

CaCO3  + 2HCl →   CaCl2 + CO+   H2O

1              2               1           1

Khối lượng dung dịch HCl = 36,5.x.100/32,85 = 1000x/9

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 1000x/ 9 + 100 – 44 = ( 1000x + 504)/9

C% HCl = ( x -2).36,5.100/( 1000x + 504)/9 = 24,2→  x = 9

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 1056 gam . C%CaCl2 = 111.100/1056 = 10,51%

2. (1)  6nCO2 + 5nH2O     →     (C6H10O5)n + 6nO2     

(2) (C6H10O5)n + nH2O  →   nC6H12O6

(3) C6H12O6    → 2C2H5OH +  2CO2

(4) C2H5OH +  O2     → CH3COOH + H2O           

(5) CH3COOH + NaOH →   CH3COONa + H2O   

(6) C6H12O6 + Ag2O   →  C6H12O7 + 2Ag

(7) 2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2     

(8)  CH3COOH + C2H5OH →   CH3COOC2H5+ H2O      

Câu 4:

Mg +   2HCl  →   MgCl2 + H2              

Na2CO3 + 2HCl   →  2NaCl + CO2 + H2O

FeS  +   2HCl  → FeCl2   + H2S        

MnO2    + 4HCl  →    MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O    

Al4C3 +  12HCl  →    4AlCl3 + 3CH4

(Ngoài ra còn có một số phương trình

CaC2 + 2HCl    →   CaCl2 + C2H2

Na2O2 + 2HCl   →    2NaCl + H2O + 1/2O2  . . .)

Câu 5:

1. Số mol H2 = 0,045 . Đặt a, b là số mol M, M’

aM + bM’= 3,25     (1)

M + H2O  →     MOH + 1/2H2  (2)

a                          a           a/2

Vì HCl + D tạo kết tủa nên M phải tan trong dung dịch kiềm

M ’ + 2MOH  →  M2MO2 + H2  (3)

b        2b                  b

D : b mol  M2MO2 và (a -  2b) mol MOH

a + 2b = 0,045.2 = 0,09                    (4)

[ (2M + M + 32).b + (M + 17)( a-2b)]  = 2.2,03 

a aM + bM’+ 17a – 2b = 4,06 Thay (1) vào  →  17a – 2b = 0,81               (5)

Giải (4), (5)  a = 0,05  và b = 0,02

→  2M +  5M = 325 (6)  →  M < 65 => M = 39 (Kali)  M’ = 65 (kẽm)  

2. Trong 1/2 D có 0,01mol K2ZnO2 và 0,005 mol KOH .

Dung dịch axit có số mol HCl = 0,035.

KOH     +   HCl →    KCl + H2O              (6)    

0,005         0,005                                          

K2ZnO +   2HCl→   2KCl +  Zn(OH)2      (7)

0,01            0,02                        0,01

2HCl    +  Zn(OH)2 →  ZnCl2   +  2H2O    (8)

0,01           0,005                                          

→ Số mol dư Zn(OH)2  = 0,01 – 0,005 = 0,005 .

Khối lượng kết tủa = 0,005.99= 0,495 gam

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,5 điểm).

1. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất sau: Rượu etylic, Etyl axetat, Axit axetic. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho các chất trên lần lượt tác dụng với: Mg, Na2O, KOH, CaCO3.

2. Tìm các chất A, B, D, E, F và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo dãy biến hóa sau:

Câu 2 (1,5 điểm).

1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. SO2 + Mg   →

b. Br2  + K2CO3  →

c. KNO3 + C + S  (Thuốc nổ đen)  →

2. Sục khí A vào dung dịch muối Na2SO3, thu được dung dịch chứa một muối B duy nhất. Cho B tác dụng với dung dịch axit D, lại tạo ra khí A. Khi cho khí A tác dụng với dung dịch brom cũng tạo ra axit D. Tìm A, B, D và viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Tìm 4 chất rắn thích hợp để khi mỗi chất tác dụng trực tiếp với dung dịch HCl sinh ra khí Cl2. Viết các phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện của các phản ứng đó (nếu có).

2.  Cho hỗn hợp bột gồm: CuCl2, AlCl3. Trình bày phương pháp hóa học, viết các phương trình phản ứng để điều chế kim loại Al, Cu riêng biệt.

Câu 4 (2,0 điểm)

Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng 31,20 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn khí B sục vào 1,00 lít dung dịch Ba(OH)2 0,15M đến khi các phản ứng kết thúc, thấy tạo thành 29,55 g kết tủa.

1. Tính khối lượng chất rắn A.

2. Chia A thành hai phần bằng nhau. Hòa tan phần một bằng dung dịch HCl dư, để cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,56 lít khí H2. Hòa tan hết phần hai bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 2,24 lít khí SO2. Hãy tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 5 (2,0 điểm).

Một hỗn hợp A gồm bốn hidrocacbon mạch hở. Khi cho m gam hỗn hợp A tác dụng với 175 ml dung dịch Br2 0,200 M thì vừa đủ và còn lại hỗn hợp B gồm hai hidrocacbon có  phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon.

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được 3,136 lít khí CO2 và 4,572 g nước.

Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp A thu được 4,928 lít khí CO2 và 6,012 g nước. Biết rằng trong hỗn hợp hai chất phản ứng với dung dịch brom thì hidrocacbon có khối lượng mol nhỏ hơn chiếm dưới 90% về số mol. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo của các chất có trong hỗn hợp A. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Có các chất lỏng A, B, C, D, E. Chất nào là benzen, rượu etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước? Biết kết quả của những thí nghiệm như sau:

Chất lỏng

T/d với natri

T/d với canxi cacbonat

T/d với dd AgNO3/NH3

Đốt trong không khí

A

Khí bay ra

Không Phản ứng

Bạc không xuất hiện

Cháy dễ dàng

B

Khí bay ra

Không Phản ứng

Bạc kết tủa

Không cháy

C

Khí bay ra

Không Phản ứng

Bạc không xuất hiện

Không cháy

D

Khí bay ra

Khí bay ra

Bạc không xuất hiện

Có cháy

E

Không phản ứng

Không Phản ứng

Bạc không xuất hiện

Cháy dễ dàng

 

Viết các phương trình phản ứng theo kết quả của các thí nghiệm.

Câu 2:  

a. Hãy giải thích các trường hợp sau:

- Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, để thu khí clo người ta dẫn khí clo qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc; bình (2) để đứng, miệng bình có bông tẩm xút.

- Muốn quả mau chín người ta thường xếp quả xanh và quả chín gần nhau.

b. Trong tự nhiên khí metan có ở đâu? Người ta có thể điều chế metan từ cacbon và hidro hoặc nung nóng natri axetat với vôi tôi xút. Viết các phương trình hóa học xảy ra, ghi rõ điều kiện (nếu có).

Câu 3

a. Từ kim loại Cu, hãy viết hai phương trình phản ứng điều chế trực tiếp CuCl2?

b. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại Fe, Cu, Au ra khỏi hỗn hợp gồm ba kim loại Fe, Cu, Au.

Câu 4: Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là NaHCO3. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi:

a. Nung nóng A và B

b. Cho CO2 lần lượt lội qua dung dịch A, dung dịch B.

c. Cho A và B lần lượt tác dụng với dung dịch KOH, dung dịch BaCl2, dung dịch Ba(OH)2.

Câu 5:  Có sơ đồ biến đổi sau : X  → Y → Z  →Y  → X.

Biết rằng: X là đơn chất của phi kim T; Y, Z là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch chất Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối kali, trong đó Kali chiếm 52,35 % về khối lượng.

Xác định công thức hóa học của các chất X, Y, Z và viết phương trình hóa học biểu diễn các biến đổi trên.

Câu 6: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp hai kim loại A (hóa trị II) và B (hóa trị III) bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 8,96 lít khí hidro (đktc).

a. Tính số gam muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng?

b. Xác định tên và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Biết rằng số mol kim loại hóa trị III bằng hai lần số mol kim loại hóa trị II và nguyên tử khối của kim loại hóa trị II bằng  nguyên tử khối của kim loại hóa trị III.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm ba hidrocacbon: CnH2n + 2, CmH2m – 2 và CpH2p. Đốt cháy hoàn toàn 2,688 lít (đktc) hỗn hợp A, sau phản ứng cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH đặc, thấy khối lượng bình 1 tăng 5,04 gam và bình 2 tăng 14,08 gam.

a. Biết trong A, thể tích CmH2m – 2 gấp 3 lần thể tích CnH2n + 2. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp A.

b. Xác định công thức phân tử của ba hidrocacbon này, nếu biết trong hỗn hợp A có 2 hidrocacbon có số nguyên tử cacbon bằng nhau và bằng  số nguyên tử cacbon của hidrocacbon còn lại.

Câu 8: X và Y là các dung dịch HCl  có nồng độ khác nhau. Lấy V1 lít X trộn với V2 lít Y được 2 lít dung dịch Z (cho rằng sự pha trộn không làm thay đổi thể tích của dung dịch).

a. Tính nồng độ mol của dung dịch Z biết rằng V1 lít X phản ứng với dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 35,875 gam kết tủa. V2 lít Y phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,3M.

b. Tính nồng độ mol của các dung dịch X và Y, biết rằng nếu cho 0,1 lít X phản ứng hết với sắt thì lượng hidro thoát ra nhiều hơn so với 0,1 lít Y phản ứng hết với sắt là 448 ml (đktc).

Câu 9: Cho nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa ở 0oC là 25,93%; ở 90oC là 33,33%.

Khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC tới 0oC thì khối lượng dung dịch thu được là bao nhiêu gam?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra(nếu có)khi tiến hành các thí nghiệm sau:

a. cho mẫu kim loại Na vào dung dịch CuCl2.

b. cho mẫu đá vôi vào dung dịch KHSO4

c. cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3

d. cho canxicacbua vào nước

e. đun nóng tinh bột trong dung dịch axit H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ.

g. cho lòng trắng trứng vào rượu etylic.

Câu 2:

a.Từ quặng pirit sắt, natri clorua, oxi, nước, hãy viết các phương trình hóa học điều chế các chất: 

FeSO4,FeCl2, FeCl3, sắt III hiđroxit, Na2SO3, NaHSO4.

b.Hòa tan 0,8 gam hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị II và một kim loại hóa trị III cần dùng 34 ml dung dịch HCl 2M.

+ Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan.

+ nếu kim loại hóa trị III là Al và có số mol bằng 5 lần số mol của kim loại hóa trị II thì kim loại hóa trị II là kim loại nào?

Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết khí B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C vừa tác dụng được với BaCl2, vừa tácn dụng được với KOH. Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch axit sunfuric loãng, dư thu được khí B và dung dịch D.Xác định thành phần của A, B, C, D và viết các phương trình hóa học

Câu 4 : Nung 93,9 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al trong môi trường chân không. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. chia Y làm 2 phần:

Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1.344 lít H2

Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14.112 lít Hbiết các khí đo ở đktc. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X.         

Câu 5 : (2,5 điểm)

a. Cho 20 ml rượu etylic 230 tác dụng vừa đủ với kim loại Na. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. Biết khối lượng riêng của rượu là 0.8g/ml, của nước là 1g/ml.

b.Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X (Mx<78) chứa C, H, O, N thu được CO2, H2O và N2. Biết số mol H2O bằng 1,75 lần số mol CO2; tổng số mol CO2 và H2O bằng 2 lần số mol O2 tham gia phản ứng.

Xác định công thức phân tử và đề nghị một công thức cấu tạo của X.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu I.

1. Có 4 chất khí A, B, C, D. Khí A tạo nên khi nung nóng KMnO4, khí B bay ra ở cực âm, khí C bay ra ở cực dương khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Khí D là chất hữu cơ có tỷ khối so với H2 là 8. Cho biết A, B, C, D là những khí gì ? Những khí nào phản ứng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình phản ứng đó.

2. Từ các nguyên liệu chính gồm: quặng apatit Ca5F(PO4)3, sắt pirit FeS2, không khí và nước. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế:

a) Superphotphat đơn.           

b) Superphotphat kép

Câu II. 

1. Có hai aminoaxit E và F cùng công thức phân tử C3H7NO2, dùng công thức cấu tạo của chúng viết phương trình phản ứng giữa một phân tử E và một phân tử F tạo ra sản phẩm mạch hở.

2. Cho A và B là 2 hợp chất hữu cơ đơn chức (chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 74. A phản ứng

được với cả Na và NaOH, còn B phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng mol nhỏ hơn 74. Hãy viết công thức cấu tạo đúng của A, B và viết các phương trình phản ứng minh hoạ.

Câu III. Cho 23,22 gam hỗn hợp  G gồm Cu, Fe, Zn, Al vào cốc chứa dung dịch NaOH dư thấy còn lại 7,52 gam chất rắn không tan và thu được 7,84 lít khí  (đktc). Lọc lấy phần chất rắn không tan rồi hoà tan rồi hoà tan hết nó vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, các phản ứng đều tạo ra khí NO, tổng thể tích NO là 2,688 lít (đktc). Giả thiết các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%, xác định %m của mỗi kim loại trong hỗn hợp G.

Câu IV. Chia 156,8 gam hỗn hợp  L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3  thành hai phần thật đều nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với  dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với  500 ml dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan.

Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định %m của Fe trong L và CM của dung dịch M.

Câu V.  Hai chất hữu cơ X, Y tạo nên bởi các nguyên tố C, H, O. Trong đó C chiếm 40% khối lượng mỗi chất, khối lượng mol của X gấp 1,5 lần khối lượng mol của Y. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X, Y cần dùng vừa hết 1,68 lít O2 (đktc).

Cho 1,2 gam Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được m gam muối khan.

Cho 1,8 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 1,647m gam muối khan.

Tìm công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của X, Y.

Câu VI. Hai este P và Q có khối lượng mol hơn kém nhau 28 gam, phân tử mỗi chất đều chứa C, H và 2 nguyên tử O. Cho 32,4 gam hỗn hợp Z gồm P và Q tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 32,8 gam chất rắn khan. Phần bay hơi gồm nước và hai rượu, trong đó phần hơi của hai rượu chiếm thể tích bằng thể tích của 11,2 gam khí N2 đo ở cùng  điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng mol như nhau của hai rượu  thì số mol CO2 tạo ra từ các rượu hơn kém nhau 3 lần.

Xác định công thức cấu tạo các este và thành phần %m của mỗi chất trong hỗn hợp Z.

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Tiểu La, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống hoc247.net!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON