YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu để ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Hà Huy Tập với phần đề và đáp án giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2021

MÔN LỊCH SỬ

Thời gian: 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Ngay sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết, chính quyền Sài Gòn có hành động ra sao?

  A.Thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”.

  B. Liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt và bình định”.

  C. Cho quân tràn ngập lãnh thổ, “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.

  D. Nghiêm chỉnh chấp hành những điều khoản đã kí kết trong Hiệp định.

Câu 2. Trong những năm 1861 – 1862, thực dân pháp đã chiếm được các tỉnh nào ở Nam Kì?

  A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.                        

  B. Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

  C. Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Biên Hòa.      

  D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 3. Tháng 4 – 1917, Lênin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN có tên gọi là

  A. Luận cương tháng tư.                                          

  B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

  C. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản.       

  D. Sắc lệnh hòa bình.

Câu 4. Địa phương cuối cùng của nước ta giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

  A. Sài Gòn.                                                                  

  B. Hà Nội.

  C. Hải Dương.                                                            

  D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.

Câu 5. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng ở các nước Mĩ Latinh những năm 60 -80 của thế kỉ XX là gì ?

  A. Đấu tranh vũ trang.                                                 

  B. Đấu tranh chính trị.

  C. Đấu tranh ngoại giao.                                             

  D. Bất hợp tác dụng.

Câu 6. Xu thế hòa hoãn và hợp tác trên thế giới bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào ?

  A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.                    

  B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

  C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.                    

  D. Từ năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Câu 7. Tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927 là

  A. tác phẩm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc.

  B. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam.

  C. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc).

  D. tác phẩm về chủ nghĩa Mác – Lênin chuẩn bị đưa về Việt Nam.

Câu 8. Phòng trào Đông Dương Đại hội diễn ra trong thời gian nào ?

  A. Những năm 1936 – 1939.                       

  B. Những năm 1936 – 1937.

  C. Từ giữa năm 1936 đến tháng 3 – 1938.   

  D. Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 – 1936.

Câu 9. Sau thất bại ở Việt Bắc trong thu – đông năm 1947, thực dân Pháp đề ra chủ trương gì ?

  A. Chuyển sang chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”. 

  B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

  C. Mở cuộc tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai.              

  D. Phòng ngự chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 10. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở đâu ?

  A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.                 

  B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.

  C. Quãng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.     

  D. Huế, Đã Nẵng, Sài Gòn.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

01. C

02. C

03. A

04. D

05. A

06. A

07. C

08. D

09. B

10. C

11. C

12. D

13. B

14. D

15. A

16. B

17. A

18. A

19. A

20. C

21. C

22. C

23. B

24. D

25. A

26. B

27. D

28. D

29. A

30. D

31. C

32. B

33. C

34. B

35. D

36. D

37. A

38. D

39. A

40. B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?

A. Bê tông.          

B. Pôlime.          

C. Sắt, thép.         

D. Hợp kim

Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước

A. Anh.            

B. Pháp.            

C. Mĩ.              

D. Đức.

Câu 3: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là

A. mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên các nghiên cứu khoa học.

B. mọi phát minh kĩ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản.

C. mọi phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.

D. mọi phát minh kĩ thuật xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống.

Câu 4: Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. hòa nhập nhưng không hòa tan.

B. hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

C. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

D. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.

Câu 5: "Luận cương chính trị" của Đảng cộng sản Đông Dương được thông qua tại hội nghị nào?

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939.

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941.

C. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10/1930.

D. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2/1930.

Câu 6: Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Công nghiệp và thương nghiệp.       

B. Nông nghiệp và khai mỏ.

C. Nông nghiệp và công nghiệp.          

D. Nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 7: Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là sang

A. phương Đông.       

B. Nhật Bản.       

C. phương Tây.        

D. Trung Quốc.

Câu 8: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.

B. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.

D. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu 9: Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là

A. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

D. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).

Câu 10: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

11

B

21

D

31

D

 2

C

12

A

22

A

32

A

 3

D

13

C

23

C

33

C

4

B

14

C

24

B

34

A

5

C

15

A

25

B

35

D

6

B

16

B

26

A

36

D

7

C

17

B

27

C

37

D

8

D

18

C

28

D

38

B

9

A

19

A

29

D

39

B

10

B

20

A

30

C

40

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.     

B. Thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

C. “Dùng người Việt đánh người Việt”.         

D.Thực hiện chương trình “bình định” miền Nam.

Câu 2. ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là            

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh.

 B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. vừa kháng chiến vừa kiến quốc.            

D. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn.

Câu 3. Thắng lợi của ta trong chiến dịch Đường 14-Phước Long trong Đông –Xuân 1974-1975 cho thấy:

A. ta có khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975    

B. sự bất lực hoàn toàn của Mĩ              

C. sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta               

D. sự bất lực của quân đội Sài Gòn

Câu 4: Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã giải quyết được nhiệm vụ nào?

A. Xây dựng chính quyền Xô viết đại biểu công – nông – binh.

B. Thành lập được chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản.

C. Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng.

D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 5: Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?

A. Bắc Giang.                    

B. Thái Nguyên.           

C. Hà Giang.                 

D. Tuyên Quang.

Câu 6: Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng vì:

A. ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội và hai vùng kiểm soát

B. quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam  

C. vùng giải phóng được mở rộng và phát triển mọi mặt

D. miền Bắc chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về bộ đội và vũ khí

Câu 7: Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia

A. tự do, có chủ quyền và đạt được nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa.

B. phong kiến có nền  kinh tế phát triển và nền văn hóa độc đáo.

C. độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.

D. phong kiến hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 8: Một trong những mục tiêu của chiến lược “ Cam kết và mở rộng”  dưới thời B.Clintơn là

A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

B. lôi kéo và tập hợp các nước đồng minh của mình đứng vào liên minh quân sự chống Liên Xô.

C. ngăn chặn rồi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

D. sử dụng khẩu hiệu “ thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Câu 9. Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược và chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari?

 A. Chiến thắng Vạn Tường (1965).                    

 B. Cuộc Tiến công chiến lược (1972).

 C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ( 1968).

 D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ( 12/1972).

Câu 10: Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (1957).

B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vũ trụ có người lái (1961).

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

D. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Nước Nga hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế vào thời gian nào?

A. Năm 1927.

B. Năm 1925.             

C. Năm 1926.

D. Năm 1928.

Câu 2. Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?

A. Sự cản trở của nước Nga.                         

B. Sự sa lầy của Mĩ ở nhiều nơi trên thế giới.

C. Sự vươn lên của các cường quốc.             

D. Kinh tế Mĩ ngày càng suy giảm.

Câu 3. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì thể hiện sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu trong việc thực hiện "chiến tranh lạnh"?

A. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng.

B. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.

C. Thế cân bằng sức mạnh về khoa học vũ trụ.

D. Thế cân bằng sức mạnh về kinh tế.

Câu 4. Các nước Đông Bắc Á bao gồm:

A. Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc.

B. Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản.

C. Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Philippin.

D. CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc.

Câu 5. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên được kí kết tại đâu?

A. Bình Nhưỡng.       

B. Xơ-un.                               

C. Bàn Môn Điếm.    

D. Tân Nghĩa Châu.

Câu 6. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Êcuađo.                        

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba.

C. Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.                        

D. Thắng lợi của cách mạng Haiti

Câu 7. Chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước sáng lập ASEAN có hạn chế gì sau đây?

A. Tham nhũng, quan liêu, hối lộ.     

B. Phụ thuộc vốn và thị trường nước ngoài.

C. Trình độ sản xuất thấp.                 

D. Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.

Câu 8. Nhân vật nào của nước Mĩ đã đề ra kế hoạch góp phần giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Rudơven.  

B. Kennơđi                             

C. Truman.                 

D. Mác san.

Câu 9. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định đưa Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1952 - 1973?

A. Chi phí cho quốc phòng thấp.

B. Sự viện trợ của Mĩ.

C. Truyền thống tự lực, tự cường và vượt lên mọi khó khăn của người Nhật Bản.

D. Sự năng động của các công ty của Nhật Bản.

Câu 10. Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?

A. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự.

B. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.

C. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó.

D. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1B, 2C, 3A, 4A, 5C, 6B, 7B, 8D, 9C, 10D

11A, 12A, 13A, 14A, 15C, 16A, 17C, 18A, 19D, 20D

21A, 22B, 23D, 24C, 25B, 26A, 27D, 28A, 29D, 30A

31D, 32D, 33D, 34B, 35B, 36A, 37A, 38D, 39D, 40C.

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của

A. Liên minh châu Âu                                                            

B. Liên hợp quốc

C. Hội nghị Ianta                                                                    

D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Câu 2: Năm 1949, Mĩ đã thành lập khối quân sự

A. NATO                           

B. CENTO.                      

C. SEATO.                      

D. ANZUS.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu Liên Xô là nước mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Năm 1949, chế tạo thành công vũ khí hạt nhân.

B. Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.

C. Năm 1961, tàu Phương Đông bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất.

D. Liên Xô và Mĩ đã cùng ký các Hiệp ước năm 1972.

Câu 4: Giai đoạn 1950 –1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới ?

A. Mĩ và Tây Ban Nha.                                               

B. Anh, Pháp và Hà Lan.

C. Anh, Pháp và Bồ Đào Nha.                                    

D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 5: Vào những năm 40 của thế kỷ XX, loài người đã trải qua cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy?

A. Lần thứ nhất.                 B. Lần thứ hai.                  C. Lần thứ ba.                   D. Lần thứ tư.

Câu 6. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Tài chính bước đầu được xây dựng                                   

B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng

C. Tài chính phát triển                                                           

D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp

Câu 7: Hiệp ước nào triều đình nhà Nguyễn  đã thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp?

  A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.                                    

B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

  C. Hiệp ước Hác măng 1883.                                      

D. Hiệp ước Patonốt 1884.

Câu 8. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Nhật Bản                               B. Anh                                   C. Mỹ                                    D. Liên Xô

Câu 9. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên trở thành siêu cường về  

A. khoa học vũ trụ                  B. quân sự                   C. chính trị       D. khoa học – kĩ thuật

Câu 10: Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp

  A. nông dân.                       B. công nhân.                    C. tư sản dân tộc.              D. tiểu tư sản.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1.B

2.A

3.C

4.B

5.B

6.B

7.B

8.C

9.C

10.C

11.A

12.A

13.B

14.C

15.B

16.D

17.C

18.C

19.C

20.B

21.B

22.B

23.A

24.D

25.A

26.B

27.B

28.A

29.B

30.C

31.C

32.B

33.C

34.B

35.D

36.D

37.C

38.B

39.D

40.A

 

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF