YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Cao Vân

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Cao Vân là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ 2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN

KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 11

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm):

a) Nêu cấu tạo quang học của mắt theo thứ tự từ ngoài vào trong?

b) Thế nào là tật lão thị? Nêu cách khắc phục?

Câu 2 (2 điểm): Một khung dây dẫn cứng, phẳng hình chữ nhật, có diện tích S=100cm2, điện trở R=10Ω, gồm 20 vòng, được đặt trong từ trường đều, có vecto cảm ứng từ hợp với vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc 600 và có độ lớn tăng đều đặn từ 0,2 T đến  1,2 T trong khoảng thời gian 0,5 s

a) Tính  từ  thông gửi  qua khung tại  thời điểm ban đầu?

b) Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng trong khoảng thời gian trên?

Câu 3 (2 điểm): Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt có chiết suất n= 1,34 với góc tới bằng 30O

a) Tính góc khúc xạ?

b) Nếu chiếu tia sáng trên từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Để có tia sáng ló ra ngoài không khí thì góc tới i cần thỏa mãn điều kiện gì?

Câu 4 (2 điểm):

a) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm, đặt vật thật trước thấu kính thì cho ảnh thật, ngược chiều lớn gấp 2 lần vật. Xác định vị trí của ảnh đối với thấu kính?

b) Vật sáng AB qua một thấu kính cho ảnh thật bằng 2 lần vật. Khi vật di chuyển về gần thấu kính thêm 10 cm, ta có ảnh thật bằng 3 lần vật. Tính tiêu cự thấu kính?

Câu 5 (2 điểm): Mắt một người phải đeo kính có độ tụ D=-2 (dp) sát mắt mới nhìn thấy vật ở xa vô cực ở trạng thái không phải điều tiết

a) Mắt người này bị tật gì? Xác định khoảng cực viễn ( OCv) của người đó?

b) Khi đeo kính sửa tật người này quan sát được vật gần nhất cách mắt 12cm. Hỏi khi không đeo kính người này quan sát được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Câu

 

 

 

 

1

a. Màng giác, thủy dịch, lòng đen và con ngươi, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới

( đủ 0,5 đ, đúng thứ tự 0,5 đ)

b. Tật lão thị là khi về già điểm cực cận lùi ra xa, dẫn đến không quan sát được những vật ở gần ( giống như người viễn thị)

Cách sửa: đeo thấu kính hội tụ để quan sát được các vật ở gần ( như người viễn thị)

 

 

 

 

 

2

a.   Ta có:

\(\begin{array}{l}
\Phi  = NBScos\alpha \\
 \Rightarrow {\Phi _0} = 0,2{\rm{ }}Wb
\end{array}\)

b. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung :

\(\begin{array}{l}
\left| e \right| = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\left| e \right| = N\left| {\frac{{\Delta B}}{{\Delta t}}} \right|S.c{\rm{os}}\alpha  = 0,2V\\
I = \frac{{\left| e \right|}}{R} = 0,02{\rm{ }}A\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;
\end{array}\)                                                                              

...

---(Nội dung đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Qua một thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, một vật đặt trước kính 60 cm sẽ cho ảnh cách vật

   A. 60 cm.                   B. 80 cm.                       C. 30 cm.                       D. 90 cm.

Câu 2: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, cách nhau a = 20 cm trong không khí, trong đó lần lượt có hai dòng điện I1 = I2 = 5 A chạy ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn bằng a = 20 cm là

A. 5.10-4 T.                                                      

B. 5.10-6 T.        

C. 5.10-5 T.                                                      

D. 5.10-7 T.

Câu 3: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện ngược chiều chạy qua thì 2 dây dẫn

A.  không tương tác.                                       

B.  đều dao động.

C.  đẩy nhau.                                                  

D.  hút nhau.

Câu 4: Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là

   A. 19,2 N.                   B. 1,92 N.                      C. 0 N.                             D. 1920 N.

Câu 5: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất √2 với góc tới 45o thì tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là

   A. 25o.                        B. 40o                            C. 30o.                              D. 15o.

Câu 6: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là

   A. 0,48 Wb.                B. 0,024 Wb.                 C. 0,048 Wb.                    D. 0 Wb.

Câu 7: Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. cường độ dòng điện trong hai dây dẫn đó bằng nhau và bằng I = 1A. Lực từ tác dụng trên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10-5N. Hỏi hai dây đó cách nhau bao nhiêu?

   A. 3cm.                      B. 4cm                           C. 2cm.                             D. 1cm.

Câu 8: Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là

\A. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật              

B.  Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật             

D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

Câu 9: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ ngoài vào trong.                                     

B. từ trái sang phải.

C. từ trong ra ngoài.                                        

D.  từ trên xuống dưới.

Câu 10: Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 10 cm cách kính 30 cm. Ảnh của vật

A. cùng chiều và bằng 2 lần vật.                     

B. ngược chiều và bằng 2 lần vật.

C. ngược chiều và bằng ½ lần  vật.                 

D. cùng chiều và bằng ½ lần vật.

ĐÁP ÁN

1

D

5

D

9

C

2

B

6

C

10

C

3

C

7

D

 

 

4

C

8

C

 

 

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nữa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là

A. 2L.                          B. 4L                           C. 0,5L.                                D. L.

Câu 2: Chọn câu sai: Từ thông qua mặt S đặt trong từ trường phụ thuộc vào

A. độ lớn của diện tích mặt S.                       

B. độ lớn của chu vi của đường giới hạn mặt S.

C. độ lớn của cảm ứng từ B.                         

D. độ nghiêng của mặt S so với B.

Câu 3: Mọi từ trường đều phát sinh từ

A. Các nam châm vĩnh cửu.                          

B. Các điện tích chuyển động.

C. Các mômen từ.                                        

D. Các nguyên tử sắt.

Câu 4: . Hai dây dẫn thẳng, dài đặt song song với nhau trong không khí cách nhau 16 cm có các dòng điện I1 = I2 = 10 A chạy qua ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn 8 cm là

A. 105 T.                     B. 2,5.105 T.               C. 5.105 T.                              D. 0

Câu 5: Chiếu một tia sáng dưới một góc tới 250 vào một lăng kính có có góc chiết quang 500 và chiết suất 1,4. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là

A. 23,660.                    B. 250.                        C. 26,330.                             D. 40,160.

Câu 6: Trong các ứng dụng  sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. thấu kính.                                                 

B. gương phẳng.

C. gương cầu.                                              

D. cáp dẫn sáng trong nội soi.

Câu 7: Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các cách đó là

A. đưa khung dây kín vào trong từ trường đều.      

B. quay khung dây quanh trục đối xứng của nó.

C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên.       

D. làm thay đổi diện tích của khung dây.

Câu 8: Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.

B. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.

D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 9: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

A. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.

B. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

C. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.

D. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 10: Trong hệ SI đơn vị của hệ số tự cảm là

A. Henri (H).              

B. Fara (F).                

C. Vêbe (Wb).                                      

D. Tesla (T).

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

A

B

B

C

A

D

C

D

D

A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ

A. luôn nhỏ hơn vật.                                       

B. luôn cùng chiều với vật.

C.  có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật               

D. luôn lớn hơn vật.

Câu 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 10 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

   A.  ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

   B.  ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

   C.  ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

   D.  ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

Câu 3: Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, tiết diện là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên của lăng kính với góc tới i = 300. Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính là:

A. D = 37023’.                

B. D = 2808’.                 

C.  D = 52023’.                              

D. D = 31052’.

Câu 4: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?

   A. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.

   B. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

   C. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

   D. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí:

   A. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.

   B. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.

   C. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.

   D. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.

Câu 6: Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng 

A.  5 (cm)                      

B.  10 (cm)                    

C.  2,5 (cm)  

D.  25 (cm)

Câu 7: Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 1,2 (m), chiết suất của nước là n = 4/3. Độ sâu của bể là:

A.  h = 0,9 (m)               

B.  H = 1,8 (m)              

C.  H = 1,6 (m)                                   

D.  H = 1,0 (m)

Câu 8: Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là:

A. D = 12058’.                

B. D = 25032’.                

C. D = 450.  

D. D = 70032’.

Câu 9: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính một khoảng

A. lớn hơn 2f.               

B. Từ 0 đến f.               

C. Từ f đến 2f.                              

D. Bằng 2f.

Câu 10:  Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:

A.  bàn tay trái.             

B.  vặn đinh ốc 2.          

C.  vặn đinh ốc 1.                         

D.  bàn tay phải.

ĐÁP ÁN

1

C

5

D

9

B

2

A

6

C

10

A

3

A

7

C

11

B

4

B

8

A

12

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Chiều dòng điện cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo định luật

A. Faraday.                         

B. Len-xơ.                      

C.  Culông.                               

D.  Ôm.

Câu 2. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với

A. từ thông qua mạch kín đó.

B. khoảng thời gian từ thông biến thiên qua mạch kín đó.

C. cảm ứng từ qua mạch kín đó.

D. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

Câu 3. Mọi môi trường trong suốt đều có chiết suất tuyệt đối

A.  lớn hơn hoặc bằng 1.                                            

B.  nhỏ hơn 1.

C.  bằng 1.                                                                 

D.  lớn hơn hoặc bằng 0.

Câu 4. Mắt viễn thị

A. nhìn vật ở cực cận không điều tiết.

B. có điểm cực cận gần hơn so với mắt bình thường.

C. nhìn vật ở vô cùng phải điều tiết.

D. khoảng cực cận luôn bằng tiêu cự của thủy tinh thể.

Câu 5. Một tia sáng được truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 < n1. Hiện tượng phản xạ toàn phần không xảy ra khi

A.  góc tới nhỏ hơn góc giới hạn.                                

B.  góc tới lớn hơn góc giới hạn.

C.  góc tới bằng góc giới hạn.                                     

D.  góc tới lớn hoặc bằng góc giới hạn.

Câu 6. Từ trường tồn tại xung quanh

A. điện tích đứng yên.                                                

B. tụ điện.

C. dây dẫn mang dòng điện.                                       

D. thanh kim loại.

Câu 7. Theo quy tắc bàn tay trái, chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích q>0 là chiều

A. từ cổ tay đến ngón giữa.                                        

B. choãi ra của ngón tay cái.

C. hướng vào lòng bàn tay.                                        

D. chuyển động của điện tích đó.

Câu 8. Một vòng dây dẫn có diện tích 10 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến một góc 600. Từ thông qua vòng dây đó bằng

A. 3,5.10-7 Wb.                    

B. 2.10-3 Wb.                   

C.  3,5.10-3 Wb.                        

D. 2.10-7 Wb.

Câu 9. Khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ sẽ

A. nhỏ hơn góc tới.                                                    

B. bằng góc tới.

C. lớn hơn góc tới.                                                     

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.

Câu 10. Trong các mạch điện một chiều có chứa cuộn cảm, hiện tượng tự cảm

A. luôn xảy ra.                                                            

B. xảy ra khi đóng mạch.

C. không xảy ra khi ngắt mạch.                                   

D. xảy ra khi đặt nó trong từ trường đều.

ĐÁP ÁN

1. B

6. C

2. D

7. B

3. A

8. D

4. C

9. C

5. A

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Cao Vân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON