Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 dạng bán trắc nghiệm có đáp án có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về quá trình sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở sinh vật. Mời các em cùng tham khảo!
BỘ 5 ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 NĂM 2021 DẠNG KẾT HỢP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
1. ĐỀ 1:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?
I. Ghép chồi. II. Gieo từ hạt. III. Nuôi cấy mô. IV. Giâm cành.
A. II, III, IV. B. I, II, III. C. I, III, IV. D. I, II, IV.
Câu 2: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sâu bướm?
A. Ơstrôgen. B. Ecđixơn. C. Tirôxin. D. Testostêrôn.
Câu 3: Ví dụ nào sau đây không phải là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Củ khoai tây mọc chồi, chồi phát triển thành cây con.
B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.
C. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con.
D. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.
Câu 4: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính học được?
A. Người tập thể dục buổi sáng. B. Ve kêu vào mùa hè.
C. Nhện giăng lưới. D. Cá hồi về đầu nguồn để sinh sản.
Câu 5: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành túi phôi?
A. Túi phôi được sinh ra từ tế bào sinh noãn (n).
B. Một tế bào sinh noãn giảm phân tạo 4 túi phôi.
C. Một tế bào sinh noãn giảm phân tạo 3 túi phôi.
D. Túi phôi được sinh ra từ tế bào sinh noãn (2n).
Câu 6: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?
A. Giao phối. B. Ghép đôi. C. Tiếp hợp. D. Phân đôi.
Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Chân khớp. B. Giun dẹp. C. Bò sát. D. Ruột khoang.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?
A. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.
B. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
C. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.
D. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.
Câu 9: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thức phản ứng kém đa dạng. B. Phản ứng chậm.
C. Phản ứng dễ nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.
Câu 10: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh?
A. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.
C. Mang tính tập nhiễm và không bền vững.
D. Được hình thành trong quá trình sống của từng cá thể.
Câu 11: Trong tổ kiến, kiến lính sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bản thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về dạng tập tính
A. di cư. B. kiếm ăn. C. sinh sản. D. xã hội.
Câu 12: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành hạt?
A. Ống phấn. B. Đầu nhụy. C. Noãn. D. Bao phấn.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.
C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.
D. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.
Câu 14: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?
I. Sinh trưởng. II. Phân hóa tế bào.
III. Hô hấp sáng. IV. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
A. I, II, III. B. I, III, IV. C. I, II, IV. D. II, III, IV.
Câu 15: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Ruồi. B. Khỉ. C. Cào cào. D. Thỏ.
{-- Nội dung đề phần tự luận của đề thi số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐỀ 2:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?
I. Ghép cành. II. Chiết cành. III. Nuôi cấy mô. IV. Gieo từ hạt.
A. II, III, IV. B. I, II, III. C. I, III, IV. D. I, II, IV.
Câu 2: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sâu bướm?
A. Ơstrôgen. B. Testostêrôn. C. Tirôxin. D. Juvenin.
Câu 3: Ví dụ nào sau đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật?
A. Cây cà chua ra hoa, kết quả và tạo hạt.
B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.
C. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con.
D. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.
Câu 4: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính học được?
A. Ve kêu vào mùa hè. B. Cá hồi về đầu nguồn để sinh sản.
C. Nhện giăng lưới. D. Học sinh đi học đúng giờ.
Câu 5: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hạt phấn?
A. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (2n).
B. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh dưỡng.
C. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh sản.
D. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (n).
Câu 6: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?
A. Giao phối. B. Tiếp hợp. C. Phân mảnh. D. Ghép đôi.
Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Chân khớp. D. Ruột khoang.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?
A. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.
B. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
C. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.
D. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.
Câu 9: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thức phản ứng đa dạng. B. Phản ứng chậm.
C. Phản ứng khó nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.
Câu 10: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh?
A. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Sinh ra đã có và đặc trưng cho loài.
C. Mang tính tập nhiễm và không bền vững.
D. Được hình thành trong quá trình sống của từng cá thể.
Câu 11: Công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái. Đây là ví dụ về dạng tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. xã hội. C. kiếm ăn. D. sinh sản.
Câu 12: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành quả?
A. Bầu nhụy. B. Đầu nhụy. C. Bao phấn. D. Ống phấn.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.
C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.
D. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.
Câu 14: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?
I. Sinh trưởng. II. Phân hóa tế bào.
III. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. IV. Hô hấp sáng.
A. I, II, III. B. I, III, IV. C. I, II, IV. D. II, III, IV.
Câu 15: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái?
A. Ruồi. B. Thỏ. C. Cào cào. D. Gián.
{-- Nội dung đề phần tự luận của đề thi số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ví dụ nào sau đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật?
A. Cây cà chua ra hoa, kết quả và tạo hạt.
B. Củ khoai tây mọc chồi, chồi phát triển thành cây con.
C. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.
D. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.
Câu 2: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?
I. Sinh trưởng. II. Hô hấp sáng.
III. Phân hóa tế bào. IV. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
A. I, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III.
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.
B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.
C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.
D. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
Câu 4: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người?
A. Tirôxin. B. Ecđixơn. C. Bursicon. D. Juvenin.
Câu 5: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?
I. Gieo từ hạt. II. Chiết cành. III. Nuôi cấy mô. IV. Giâm cành.
A. I, II, III. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, IV.
Câu 6: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thức phản ứng kém đa dạng. B. Phản ứng nhanh.
C. Phản ứng khó nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.
Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?
A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Bò sát. D. Giun dẹp.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính bẩm sinh?
A. Người tập thể dục buổi sáng. B. Khỉ làm xiếc.
C. Nhện giăng lưới. D. Học sinh đi học đúng giờ.
Câu 9: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hạt phấn?
A. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh sản.
B. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (2n).
C. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (n).
D. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh dưỡng.
Câu 10: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?
A. Giao phối. B. Tiếp hợp. C. Ghép đôi. D. Nảy chồi.
Câu 11: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành quả?
A. Bầu nhụy. B. Đầu nhụy. C. Bao phấn. D. Ống phấn.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?
A. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.
B. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.
C. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
D. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.
Câu 13: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Ruồi. B. Thỏ. C. Cào cào. D. Gián.
Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính học được?
A. Được hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
C. Sinh ra đã có và đặc trưng cho từng cá thể.
D. Được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.
Câu 15: Hươu đực quệt một loại dịch có mùi đặc biệt vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết khu vực này đã có chủ. Đây là ví dụ về dạng tập tính
A. kiếm ăn. B. xã hội. C. di cư. D. bảo vệ lãnh thổ.
{-- Còn tiếp--}
4. ĐỀ 4
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ví dụ nào sau đây không phải là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con.
B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.
C. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.
D. Củ khoai tây mọc chồi, chồi phát triển thành cây con.
Câu 2: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?
I. Sinh trưởng. II. Phân hóa tế bào.
III. Hô hấp sáng. IV. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
A. I, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III.
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.
C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.
D. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.
Câu 4: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sâu bướm?
A. Tirôxin. B. Testostêrôn. C. Ecđixơn. D. Ơstrôgen.
Câu 5: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?
I. Ghép chồi. II. Gieo từ hạt. III. Nuôi cấy mô. IV. Giâm cành.
A. II, III, IV. B. I, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, IV.
Câu 6: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thức phản ứng kém đa dạng. B. Phản ứng chậm.
C. Phản ứng dễ nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.
Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Bò sát. B. Giun dẹp. C. Chân khớp. D. Ruột khoang.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính học được?
A. Ve kêu vào mùa hè. B. Người tập thể dục buổi sáng.
C. Cá hồi về đầu nguồn để sinh sản. D. Nhện giăng lưới.
Câu 9: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành túi phôi?
A. Túi phôi được sinh ra từ tế bào sinh noãn (2n).
B. Túi phôi được sinh ra từ tế bào sinh noãn (n).
C. Một tế bào sinh noãn giảm phân tạo 3 túi phôi.
D. Một tế bào sinh noãn giảm phân tạo 4 túi phôi.
Câu 10: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?
A. Phân đôi. B. Tiếp hợp. C. Ghép đôi. D. Giao phối.
Câu 11: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành hạt?
A. Ống phấn. B. Đầu nhụy. C. Noãn. D. Bao phấn.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?
A. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.
B. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.
C. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
D. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.
Câu 13: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Ruồi. B. Khỉ. C. Cào cào. D. Thỏ.
Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh?
A. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Mang tính tập nhiễm và không bền vững.
C. Được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.
D. Được hình thành trong quá trình sống của từng cá thể.
Câu 15: Trong tổ kiến, kiến lính sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bản thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về dạng tập tính
A. di cư. B. kiếm ăn. C. sinh sản. D. xã hội.
{-- Còn tiếp--}
5. ĐỀ 5:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ví dụ nào sau đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật?
A. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con.
B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.
C. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.
D. Cây cà chua ra hoa, kết quả và tạo hạt.
Câu 2: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?
I. Sinh trưởng. II. Phân hóa tế bào.
III. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. IV. Hô hấp sáng.
A. I, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III.
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.
C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.
D. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.
Câu 4: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sâu bướm?
A. Tirôxin. B. Juvenin. C. Testostêrôn. D. Ơstrôgen.
Câu 5: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?
I. Ghép cành. II. Chiết cành. III. Nuôi cấy mô. IV. Gieo từ hạt.
A. II, III, IV. B. I, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, IV.
Câu 6: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thức phản ứng đa dạng. B. Phản ứng chậm.
C. Phản ứng khó nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.
Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Bò sát. D. Lưỡng cư.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính học được?
A. Cá hồi về đầu nguồn để sinh sản. B. Ve kêu vào mùa hè.
C. Học sinh đi học đúng giờ. D. Nhện giăng lưới.
Câu 9: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hạt phấn?
A. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh sản.
B. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (2n).
C. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (n).
D. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh dưỡng.
Câu 10: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?
A. Ghép đôi. B. Phân mảnh. C. Tiếp hợp. D. Giao phối.
Câu 11: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành quả?
A. Bầu nhụy. B. Đầu nhụy. C. Bao phấn. D. Ống phấn.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?
A. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.
B. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.
C. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
D. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.
Câu 13: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái?
A. Ruồi. B. Thỏ. C. Cào cào. D. Gián.
Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh?
A. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Mang tính tập nhiễm và không bền vững.
C. Sinh ra đã có và đặc trưng cho loài.
D. Được hình thành trong quá trình sống của từng cá thể.
Câu 15: Công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái. Đây là ví dụ về dạng tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. xã hội. C. kiếm ăn. D. sinh sản.
II. TỰ LUẬN
{-- Còn tiếp--}
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
ĐỀ Câu |
ĐỀ 1 |
ĐỀ 2 |
ĐỀ 3 |
ĐỀ 4 |
ĐỀ 5 |
1 |
C |
B |
B |
B |
A |
2 |
B |
D |
A |
B |
D |
3 |
B |
C |
D |
A |
A |
4 |
A |
D |
A |
C |
B |
5 |
D |
A |
C |
B |
C |
6 |
D |
C |
B |
C |
A |
7 |
D |
C |
C |
D |
A |
8 |
A |
A |
C |
B |
C |
9 |
C |
A |
B |
A |
B |
10 |
B |
B |
D |
A |
B |
11 |
D |
D |
A |
C |
A |
12 |
C |
A |
B |
D |
D |
13 |
A |
A |
A |
C |
B |
14 |
C |
A |
A |
C |
C |
15 |
C |
B |
D |
D |
D |
{-- Nội dung đáp án phần tự luận các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 dạng bán trắc nghiệm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có làm bài thi online tại đây:
- Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lam Hồng
- Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ
Chúc các em học tập tốt !