YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng sinh học 11 trong chương trình HK2 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 . Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN SINH 11 NĂM 2020-2021

PHẦN I. LÝ THUYẾT

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật:

- Sinh trưởng ở động vật: là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do sự gia tăng số lượng và kích thước của tế bào.

- Phát triển ở động vật: là tòan bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên tiếp là: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

2. Biến thái: là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng so với lúc trưởng thành. Có 2 kiểu phát triển :

- Phát triển không qua biến thái.

- Phát triển qua biến thái gồm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

Kiểu phát triển

Không qua biến thái

Qua biến thái hoàn toàn

Qua biến thái không hoàn toàn

Ví dụ

Người, thú, gà, …

Lưỡng cư, đa số côn trùng (bướm, ruồi, muỗi, ong,…)

Một số côn trùng (châu chấu, gián, dế…)

 Đặc điểm

- Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

- Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.

- Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành.

- Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành trải qua nhiều lần lột xác và có thể có giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng).

- Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành.

- Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành trải qua nhiều lần lột xác.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng - phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống (côn trùng):

Động

vật

Hoocmôn

Nơi tiết ra

Tác dụng sinh lí

xương sống

Sinh trưởng

(GH)

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào (TB) và tăng kích thước TB qua tăng tổng hợp protêin.

- Kích thích phát triển xương.

Tirôxin

Tuyến giáp

Kích thích chuyển hoá TB và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Riêng ở lưỡng cư, tirôxin còn gây biến thái từ nòng nọc thành con trưởng thành.

Lưu ý: Iôt là thành phần tạo nên tirôxin.

Ơstrôgen (♀)

 

Buồng trứng.

 

.

- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn gần thành thục sinh dục (dậy thì ở người) nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hóa TB để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

Testostêrôn (♂)

Tinh hoàn

- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn thành thục sinh dục (dậy thì ở người) nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hóa TB để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

- Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.

Không xương sống (côn trùng)

Ecđixơn

Tuyến trước ngực

Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Juvenin

Thể allata

Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến đổi thành nhộng và bướm.

3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật: Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng – chất độc hại …….

SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Các khái niệm:

* Sinh sản của sinh vật: là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Có 2 kiểu (hình thức) sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

* Sinh sản vô tính ở thực vật: là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cơ thể mẹ.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:

a. Sinh sản bào tử:

- Có ở thực vật bào tử: rêu, dương xỉ.

- Sinh sản bào tử: là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

b. Sinh sản sinh dưỡng:

- Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được sinh ra từ bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

 - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:

+ Sinh sản từ rễ: khoai lang, mai chiến thuỷ, trứng cá,…

+ Sinh sản từ thân: cỏ gấu, cỏ tranh (thân rễ), rau má (thân bò), khoai tây, nghệ (thân củ)…

+ Sinh sản từ lá: cây thuốc bỏng,…

3. Phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo):

3.1. Qui trình:

a.  Ghép cây:

b.  Giâm:

c.  Chiết:

d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:

3.2. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người:

- Đối với thực vật: sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

- Đối với đời sống của con người:

 + Ứng dụng nhân giống trong thực vật với nhiều ưu điểm: tạo cây con duy trì được những tính trạng tốt của cây mẹ, cây con phát triển nhanh.

 + Riêng nhân giống bằng nuôi cấy tế bào và mô thực vật còn cho phép nhân nhanh giống, tạo giống sạch bệnh, phục chế được các giống bị thoái hóa.

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm: SSHT là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Đặc trưng của SSHT:

- Có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp hai bộ gen.

- SSHT luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử.

2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi:

a. Quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực):

- Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn giảm phân tạo 4 tiểu bào tử (n).

- 4 tiểu bào tử (n) nguyên phân 1 lần tạo 4 hạt phấn. Mỗi hạt phấn gồm 2 TB (nhân) là TB sinh sản (n) và TB ống phấn (n) bọc bởi 1 thành dày chung.

b. Quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái):

Một TB mẹ (2n) trong noãn ở bầu nhuỵ giảm phân tạo 4 đại bào tử (n) xếp chồng lên nhau: 3 đại bào tử xếp phía dưới tiêu biến, còn 1 đại bào tử sống sót sẽ nguyên phân 3 lần tạo túi phôi có 8 nhân (TB) gồm: 2 TB kèm (n), 3 TB đối cực (n), 1 TB trứng (n), 1 nhân cực (2n) do 2 nhân kết hợp lại.

3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh:

a. Thụ phấn:

- Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị lên núm nhuỵ (đầu nhuỵ).

- Có 2 hình thức thụ phấn:

+ Tự thụ phấn: hạt phấn thụ cho nhuỵ của cùng 1 cây.

+ Thụ phấn chéo: hạt phấn thụ cho nhuỵ cây khác nhau.

- Tác nhân thụ phấn: động vật, gió, trọng lực…

b. Thụ tinh:

- Thụ tinh ở thực vật là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi tạo hợp tử.

- Quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín:

+ Sau thụ phấn TB ống phấn hình thành ống phấn sinh trưởng dọc theo vòi nhuỵ, xâm nhập qua lỗ phôi vào túi phôi và nhân sinh sản nguyên phân và giải phóng ra 2 nhân (n) (2 tinh tử -  giao tử đực) tham gia thụ tinh.

+ Sự thụ tinh kép: cả 2 nhân (giao tử đực) đều tham gia thụ tinh: 1 nhân kết hợp với tế bào trứng tạo hợp tử (2n), 1 nhân kết hợp với nhân cực lưỡng bội tạo nhân tam bội (3n).

4. Thụ tinh kép: sự thụ tinh của thực vật hạt kín gọi là sự thụ tinh kép vì có sự tham gia thụ tinh cùng lúc của 2 giao tử đực. Ý nghĩa: dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt, để nuôi phôi phát triển thời gian đầu. Ngoài ra, do thụ tinh kép không cần nước nên giúp thực vật hạt kín phân bố rộng.

5. Quá trình hình thành hạt, quả:

a. Hình thành hạt:

- Sau khi thụ tinh: noãn " hạt,

- Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ ở cây 1 lá mầm, hạt không nội nhũ ở cây 2 lá mầm.

b. Hình thành quả:

- Quả do bầu nhuỵ phát triển dày lên, bao hạt bên trong, tạo thành quả. Quả hình thành không qua thụ tinh gọi là quả đơn tính.

- Quá trình chín của quả gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán hạt.

SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:

Hình thức

Ví dụ

Đặc điểm

Phân đôi:

  Động vật đơn bào, giun dẹp.

 Cơ thể mẹ à phân chia nhân à. Phân chia TBC à cơ thể mới

Nảy chồi

 Bọt biển, ruột khoang.

 Từ 1 cơ thể qua nguyên phân hình thành nên các chồi, mỗi chồi phát triển thành 1 cơ thể mới.

Phân mảnh

 Bọt biển, giun dẹp.

 Cơ thể mẹ à nhiều mãnh à mỗi mãnh phát triển thành cơ thể

Trinh sinh

(trinh sản)

 Chân đốt (ong, kiến, rệp,…), một số loài cá, bò sát, lưỡng cư.

- Tế bào trứng không thụ tinh qua nguyên phân  phát triển thành cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Quá trình SSHT ở động vật gồm 3 giai đoạn:

- Hình thành giao tử (n) qua quá trình giảm phân

- Thụ tinh: kết hợp 2 giao tử thành hợp tử (2n).

- Phát triển phôi hình thành cơ thể mới: hợp tử nguyên phân hình thành phôi, các tế bào phôi phân hóa hình thành các cơ quan cơ thể.

2. Các hình thức thụ tinh:

a. Thụ tinh ngoài: là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái, trong môi trường nước. Ví dụ: ếch, cá chép, …

b. Thụ tinh trong: là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái. Vì vậy, thụ tinh phải qua quá trình giao phối. Ví dụ: ở chim, thú bậc cao, cá mập, …

a Ở thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Còn ở thụ tinh ngoài, do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp. Đây cũng là một trong những lí do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.

CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN

1. Điều hòa sinh sản: chủ yếu là điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Sự điều hoà này do hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh và yếu tố môi trường.

2. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng:

a. Điều hòa sinh tinh:

Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra theo đường máu đến tinh hoàn kích thích sản sinh ra tinh trùng:

Hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác dụng

GnRH

Vùng dưới đồi.

Kích tích tuyến yên tiết FSH và LH.

FSH

Tuyến yên.

Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

LH

Tuyến yên.

Kích tích tế bào kẽ sản xuất ra testostêrôn.

Testostêrôn

Tế bào kẽ trong

tinh hoàn.

- Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

- Khi nồng độ ở trong máu quá cao lại ức chế vùng dưới đồi giảm tiết GnRH và ức chế tuyến yên nên giảm tiết FSH và LH (gọi là điều hòa ngược âm tính).

b. Điều hòa sinh trứng:

Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra theo đường máu đến buồng trứng kích thích sản sinh trứng:

Hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác dụng

GnRH

Vùng dưới đồi.

Kích tích tuyến yên tiết FSH và LH.

FSH

Tuyến yên.

Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen.

LH

Tuyến yên.

Làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng.

Ơstrôgen

 

Prôgestêrôn

- Nang trứng và thể vàng (trong buồng trứng).

- Thể vàng.

- Kích thích làm niêm mạc tử cung phát triển dày lên.

- Ở nồng độ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi, giảm tiết GnSH và ức chế tuyến yên nên giảm tiết FSH và LH (gọi là điều hòa ngược âm tính).

PHẦN II. BÀI TẬP

Câu 1: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng? Trong nông nghiệp, người ta tiêu diệt nó vào giai đoạn nào?

Hướng dẫn giải

Tại vì: sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả rất thấp. Vì vậy sâu phải ăn rất nhiều mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi đó bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá họai cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.

Câu 2: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?

Hướng dẫn giải

a. Giống nhau:

- Đều không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

- Đều tạo ra cơ thể mới bằng hình thức nguyên phân.

- Con cái giống nhau và giống  mẹ

b. Khác nhau:

- Hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.

- Hình thức sinh sản vô tính ở động vật là phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

Câu 3: So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?

Hướng dẫn giải

a. Giống nhau: đều có sự kết hợp giữa giao tử đơn bội đực (tinh trùng) và cái (trứng) để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cơ thể mới mang thông tin di truyền của cả bố và mẹ.

b. Khác nhau: ở quá trình tạo giao tử, thụ tinh và phát triển của hợp tử.

Câu 4: Hằng ngày, phụ nữ uống viên tránh thai (chứa ơstrôgen và prôgestêrôn có thể tránh được mang thai, tại sao?

Hướng dẫn giải

Khi phụ nữ uống viên tránh thai hằng ngày: nồng độ ơstrôgen và prôgestêrôn trong máu tăng cao gây ức chế vùng dưới đồi giảm tiết GnRH và ức chế tuyến yên nên giảm tiết FSH và LH " trứng không chín, không rụng nên tránh được mang thai.

Câu 5: Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không? Tại sao?

Hướng dẫn giải

 Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh vì: FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn, testostêrôn kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, LH sẽ làm thay đổi nồng độ testostêrôn và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng.

Câu 6: Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, prôgestêrôn và ơstrôgen có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng không?

Hướng dẫn giải

Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, prôgestêrôn và ơstrôgen có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng vì:

- FSH, LH của tuyến yên kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Quá trình sản xuất hooomôn FSH, LH bị rối loạn sẽ làm rối loạn quá trình chín và rụng trứng.

- Nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu có tác dụng điều hòa ngược lên sản xuất FSH, LH của tuyến yên. Vì vậy, quá trình sản xuất prôgestêrôn và ơstrôgen bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF