YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Lai có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Lai có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 11

Thời gian làm bài: 45 phút;

1. ĐỀ 1

Câu 1: Truyền máu là một dạng cấy ghép mô, và đó là:

A. Dị ghép.                    B. Cấy ghép hỗn hợp.    C. Đồng ghép.               D. Tự ghép.

Câu 2: Tập tính đặc trưng nhất trong mùa sinh sản của cá là:

A. Di cư                         B. Chăm sóc con non.    C. Làm tổ                       D. Lãnh thổ

Câu 3: Trong sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cơ thể mới được mọc ra từ:

A. Thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, cành chiết.

B. Thân rễ, cành ghép, cành giâm, rễ củ, thân củ.

C. Thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá.

D. Thân bò, thân rễ, cành giâm, rễ củ, lá.

Câu 4: Cắt con sao biển thành hai phần, về sau chúng hình thành hai cơ thể mới. Hình thức này được gọi là:

A. Phân đôi.                   B. Phân mảnh.               C. Tái sinh.                    D. Mọc chồi.

Câu 5: Tự thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ:

A. Nhị sang đầu nhụy của cùng một hoa.

B. Nhị hoa này sang nhụy hoa khác.

C. Hoa này sang đầu vòi nhụy hoa khác cùng loài.

D. Nhị sang đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hoa khác trên cùng một cây.

Câu 6: Cơ quan chỉ huy về sự điều hòa sinh sản ở động vật là:

A. Vùng dưới đồi.          B. Tuyến giáp.               C. Tuyến yên.                D. Tuyến sinh dục.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây được gọi là sự sinh sản?

A. Tế bào bạch cầu phân đôi tạo 2 tế bào mới giống hệt nó.

B. Tế bào hợp tử phân cắt tạo thành hai phôi riêng rẽ.

C. Hợp tử nguyên phân tạo thành phôi.

D. Một con rắn sinh ra có hai đầu.

Câu 8: Các loài động vật ở cạn không bao giờ:

A. Thụ tinh trong.          B. Tự thụ tinh.               C. Thụ tinh chéo.           D. Thụ tinh ngoài.

Câu 9: Nhóm động vật nào sau đây sinh trưởng phát triển qua biến thái hoàn toàn:

A. Bò sát, sâu bọ, chuột.                                      B. Muỗi, châu chấu.

C. Cá, ếch nhái, chim.                                          D. Tằm dâu, ong.

Câu 10: Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở:

A. Ruột khoang.            B. Bọt biển.                    C. Thằn lằn.                   D. Chân khớp.

Câu 11: Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại:

A. Nảy chồi.                   B. Sinh sản vô tính.       C. Phân đôi.                   D. Phân mảnh.

Câu 12: Yếu tố ít quan trong đối với cá hồi trong việc tìm đường di cư là:

A. Thành phần hóa học của nước                        B. Kích thích khứu giác

C. Hướng dòng chảy                                            D. Vị trí của trăng sao

Câu 13: Khi quả chín, các sắc tố sẽ biến đổi theo hướng:

A. Diệp lục giảm, carotenoit giảm.

B. Diệp lục giảm, carotenoit tăng lên.

C. Diệp lục giảm, caroten giảm, xantophin tăng.

D. Diệp lục giảm, caroten giảm, phicobilin tăng.

Câu 14: Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ hạt phấn là:

A. 36                              B. 24                              C. 48                              D. 12

Câu 15: Thuốc tránh thai chứa thành phần chủ yếu của progesteron, có tác dụng:

A. Kìm hãm sự phát triển của nang trứng.           B. Duy trì sự tồn tại của thể vàng.

C. Ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên.               D. Ngăn không cho trứng chín và rụng.

Câu 16: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do chế độ ăn uống không đủ:

A. Chất bột                    B. Chất béo.                   C. Chất khoáng              D. Chất đạm

Câu 17: Tập tính nào sau đây bao gồm tất cả tập tính còn lại?

A. Tập tính làm tổ đẻ trứng                                  B. Tập tính khoe mẽ.

C. Tập tính ve vãn.                                               D. Tập tính sinh sản.

Câu 18: Vai trò không phải của giberelin là:

A. Kích thích sự nảy mần của hạt và củ               B. Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng

C. Kích thích sự ra hoa                                        D. Kích thích sự kéo dài của thân

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải là chiều hướng tiến hóa trong sự thu tinh ở động vật:

A. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép.

B. Từ tự thụ tinh tiến đến thụ tinh chéo.

C. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong.

D. Từ thụ tinh cần nước tiến đến không cần nước.

Câu 20: Yếu tố quan trọng nhất chi phối quá trình tạo tinh trùng và trứng ở động vật có xương sống là:

A. Hệ thần kinh.                                                   B. Các yếu tố môi trường.

C. Hệ nội tiết.                                                       D. Sự xuất hiện cá thể khác giới.

Câu 21: Hiện tượng “đầu hóa” là một trong những chiều hướng của hệ thần kinh, nó có nghĩa:

A. Tập trung các giác quan trên đầu.

B. Phân hóa cơ thể thành ba phần: Đầu, mình và các chi.

C. Tập trung thành các tế bào thần kinh lên đầu, hình thành bộ não.

D. Chỉ di chuyển cơ thể theo một hướng, về phía trước.

Câu 22: Hạt phấn được hình thành từ:

A. Tế bào sinh dưỡng    B. Tế bào phát sinh.       C. Tế bào mẹ hạt phấn   D. Ống phấn.

Câu 23: Thân của một số cây(cau, dừa) cao lớn được hình thành nhờ kiểu sinh trưởng:

A. Sơ cấp                                                              B. Sơ cấp và thứ cấp

C. Thứ cấp                                                            D. Tầng phát sinh vỏ và phát sinh trụ.

Câu 24: Trong quả số lượng hạt được quy định bởi:

A. Số phôi trong túi trứng.                                   B. Số trứng trong noãn.

C. Số đầu nhụy trong nhụy.                                 D. Số nhụy trong hoa.

Câu 25: Trinh sản ở một số côn trùng rất giống với kiểu sinh sản nào của thực vật?

A. Sinh sản bằng bào tử.                                      B. Sinh sản bằng cách phân chia đơn giản.

C. Sinh sản bằng hạt.                                           D. Sinh sản sinh dưỡng.

Câu 26: Biện pháp hữu hiệu nhất để điều khiển tỉ lệ đực cái ở động vật là:

A. Sử dụng thức ăn phù hợp.

B. Chọn thời điểm thích hợp để phối giống tự nhiên.

C. Tách riêng tinh trùng X và Y rồi cho thụ tinh nhân tạo.

D. Tiêm hoocmon sinh dục cho động vật mang thai.

Câu 27: Động vật có khả năng cảm ứng đa dạng, nhanh chóng và chính xác hơn thực vật chủ yếu là do chúng có:

A. Hệ thần kinh                                                    B. Khả năng di chuyển

C. Nhiều loại hoocmôn.                                       D. Tổ chức cơ thể phức tạp hơn

Câu 28: Mỗi hạt thường có những bộ phận:

A. Vỏ hạt, chồi, phôi nhũ.                                    B. Vỏ hạt và lõi hạt.

C. Vỏ hạt, nhân hạt, mầm hạt.                             D. Vỏ hạt, phôi và phôi nhũ.

Câu 29: Hợp tử được hình thành khi:

A. Nhân của giao tử đực hòa nhập vào nhân của giao tử cái.

B. Giao tử đực hòa nhập vào giao tử cái.

C. Tinh trùng vừa chui vào trong trứng.

D. Tế bào chất của trứng và tinh trùng hào lẫn vào nhau.

Câu 30: Điểm chung của quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là:

A. Chỉ có một bào tử nguyên phân tạo giao tử.

B. Cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo giao tử.

C. Giống nhau ở cả hai giai đoạn giảm phân và sau giảm phân.

D. Từ tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n).

Câu 31: Sự hình thành cừu Đôli là kết quả của hình thức:

A. Nhân bản vô tính.     B. Sinh sản vô tính.       C. Sinh sản hữu tính.     D. Trinh sản.

Câu 32: Điều nào không đúng khi nới về bơm Na – K?

A. Hoạt động liên tục cả khi hình thành điện động và điện nghỉ.

B. Trong điện nghỉ thì chúng bơm K+ từ ngoài vào trong, còn khi tế bào bị khích thích thì chúng bơn Na+ từ trong ra ngoài.

C. Có khả năng vận chuyển K+ từ ngoài vào trong đồng thời với sự vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng tế bào.

D. Đòi hỏi cung cấp năng lượng ATP.

Câu 33: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm, ngoại trừ một kiểu:

A. Phân đôi.    B. Trinh sản.   C. Phân mảnh. D. Nảy chồi.

ĐÁP ÁN

1.C

2.A

3.C

4.C

5.D

6.A

7.B

8.D

9.D

10.B

11.B

12.D

13.B

14.B

15.C

16.D

17.D

18.B

19.A

20.C

21.C

22.C

23.A

24.B

25.A

26.C

27.A

28.D

29.A

30.D

31.A

32.B

33.A

2. ĐỀ 2

Câu 1/ Thụ tinh kép là gì :

    a     Là hiện tượng đồng thời xảy ra sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng với nhân tế bào trứng (n) và nhân lưỡng bội (2n) ở túi phôi

    b     Là hiện tượng thụ tinh 2 lần liên tiếp của 2 nhân tinh trùng : 1 với nhân tế bào trứng (n) và 1 với nhân lưỡng bội (2n).

    c     Là hiện tượng thụ tinh của 2 nhân tinh trùng với 2 trứng chín hình thành 2 hợp tử.

    d     Là hiện tượng đồng thời xảy ra sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng với nhân tế bào trứng (n)

 Câu 2/ Kết quả sinh trưởng thứ cấp của thân tạo :

    a     Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.

    b     Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.

    c     Gỗ thứ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.

    d     Tầng sinh mạch, vỏ gỗ sơ cấp,  mạch rây thứ cấp.

Câu 3/ Thế naò là xen kẽ thế hệ ?:

    a     Là sự tái sinh lẫn nhau giữa thể lưỡng bội (2n ) với thể đơn bội.(n)

    b     Là sự tồn tại của nhiều thế hệ trong một khu vực sống.

    c     Là sự tồn tại đồng thời các thế hệ lưỡng bội (2n)& thế hệ đơn bội.(n)

    d     Là sự phát triển đan xen giữa các thế hệ lưỡng bội (2n) & thế hệ đơn bội.(n)

Câu 4/ Loại mô phân sinh chỉ có ở cây một lá mầm là: 

    a     Mô phân sinh đỉnh thân.         b      Mô phân sinh lóng

    c     Mô phân sinh đỉnh rễ.                     d      Mô phân sinh bên

Câu 5/ Tính ưu việt sinh sản hữu tính là:

    a     Tạo nhiều biến dị tổ hợp là cơ sở để sinh vật thích nghi với điều kiện sống.

    b     Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với điều kiện môi trường luôn thay đổi.

    c     Cả a và b

    d     Đơn giản, dễ thực hiện  mà lại chắc  chắn.

Câu 6/ Ở thực vật, Gibêrelin có tác dụng:

    a     Kích thích phân chia tế bào, kích thích sinh trưởng chồi bên.

    b     Tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây.

    c     Kích thích ra rễ phụ.                      

    d     Kích thích nẩy mầm của hạt.

Câu 7/ Phát triển không qua biến thái có đặc điểm

    a     Con non khác hoàn toàn con trưởng thành.             b      Ấu trùng giống  con trưởng thành.

    c     Phải qua 1 lần lột xác.                                              d      Không qua lột xác.

Câu 8/ Biến thái là sự thay đổi:

    a     Đột ngột về cấu tạo và sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

    b     Đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

    c     Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

    d     Đột ngột về hình thái,  sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Câu 9/ Ở Sâu Bướm, hoocmon Ecđixơn có tác dụng:

    a     Ức chế  biến đổi Sâu thành Nhộng & Bướm.

    b     Gây lột xác & ức chế  Sâu thành Nhộng & Bướm.

    c     Kích thích thể Allata tiết ra Juvenin.

    d     Gây lột xác & kích thích Sâu thành Nhộng & Bướm.

Câu 10/ Nhóm cây sinh trưởng thứ cấp là:

    a     Những cây thân gỗ nhiều năm 2 lá mầm và cả hạt trần ( Thông, Tùng, Bách, Cù Tùng hay Bao báp ... )

    b     Những cây thân gỗ nhiều năm  chỉ thuộc lớp 2 lá mầm

    c     Phần lớn các cây 1 lá mầm ( Tre, Mía, Dừa, Hành, Tỏi, Lúa ... )

    d     Phần lớn các cây 2 lá mầm ( Bưởi, Vải, Sầu riêng, Chò, Mận, Mai ...)

Câu 11/ Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là:

    a     Trứng được thụ tinh không được bảo vệ,do đó là tỉ lệ sống sót thấp.

    b     Số lượng trứng sau mỗi lần đẻ ra rất lớn nên số lượng con sinh ra nhiều.

    c     Tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.

    d     Từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.

Câu 12/ Điểm khác nhau giữa trinh sản với các hình thức sinh sản vô tính khác là:

    a     Tế bào trứng  không thụ tinh nguyên phân nhiều lần tạo nên các cá thể mới có bộ NST đơn bội.

    b     Là hình thức sinh sản vô tính có trải qua thụ tinh.

    c     Là hình thức sinh sản đặc trưng của côn trùng

    d     Là hình thức sinh sản có nhiều ưu điểm nhất, ấu trùng được bảo vệ và nuôi dưỡng.

Câu 13/ Ưu điểm sinh sản vô tính là:

    a     Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong 1 thời gian ngắn.

    b     Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.

    c     Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu.

    d     Tất cả đều đúng.

Câu 14/ Hình thức sinh sản ở cây Rêu là sinh sản :

    a     Phân đôi         b      Sinh dưỡng              c       Hữu tính                    d      Bào tử

Câu 15/ Quang chu kỳ là sự ra hoa phụ thuộc vào:

    a     Tuổi của cây. b      Độ dài ngày & đêm. c       Độ dài ngày.             d      Độ dài đêm.

Câu 16/ Nhân tố bên ngoài có vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây là :

    a     nhiệt độ.         b      Ánh sáng.                 c       Nước.                       d      Phân bón

Câu 17/ Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là:

    a     Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.

    b     Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen.

    c     Tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

    d     Luôn có quá trình hình thành & hợp nhất của các tế bào sinh dục ( các giao tử )

Câu 18/ Thế nào là thụ tinh trong ?:

    a     Là hình thức thụ tinh trong cơ thể động vật.

    b     Là hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục vận chuyển tinh dịch

    c     Là hình thức thụ tinh có sự kết hợp giữa con đực và con cái

    d     Là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

Câu 19/ Làm thế nào cho quả chín chậm ?:

    a     Tăng hàm lượng CO2 lên 10%, ức chế hô hấp quả  chậm chín

    b     Đưa nhiệt độ xuống thấp làm quả  chậm. chín

    c     Cả a &b

    d     Đưa quả ra chỗ thoáng  khí.

Câu 20/ Trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không đủ hoocmon:

    a     Ơstrogen                b      Tiroxin                      c       Testosteron                      d          Sinh trưởng

Câu 21/ Tại sao khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép:

    a     Để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước

    b     Để  cành ghép giảm quang hợp, chống phục hồi sau ghép.

    c     Để tập trung nước  nuôi các tế bào cành ghép, nhất là ở các tế bào mô phân sinh

    d     Cả a & c

Câu 22/ Loại mô phân sinh  không có ở cây Phượng là:

    a     Mô phân sinh đỉnh rễ.                                      b      Mô phân sinh lóng

    c     Mô phân sinh đỉnh thân.                         d      Mô phân sinh bên

Câu 23/ Sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp & sinh trưởng thứ cấp

    a     Sinh trưởng sơ cấp chỉ được thể hiện ở cây 2 lá mầm, còn sinh trưởng thứ cấp chỉ được thể hiện ở cây 1 lá mầm .

    b     Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động mô phân sinh đỉnh, còn sinh trưởng thứ cấp do tầng phát sinh mạch dẫn tạo ra.

    c     Sinh trưởng sơ cấp làm cho thân và rễ dài ra, còn sinh trưởng thứ cấp làm cho thân to ra.

   d      Cả b và c.

Câu 24/ Các hoocmon điều hoà sự biến thái :

    a     Ecđixon & Juvenin.                                         b      hoocmôn Sinh trưởng HGH

    c     Ơstrogen & Testostêrôn.                                 d      Hoocmon Tiroxin

ĐÁP ÁN

1 a...              2c...               3a...               4b...               5c...               6b...               7d...          8c...

9d...             10a...            11b...            12a...            13d...            14d...           15b...            16d...

7c...            18d...            19c...            20b...            21d...            22b...            23d...            24a...

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 25-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1) Ở động vật nguyên sinh, cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng hình thức co rút chất nguyên sinh được gọi là:

    A. tính cảm ứng của tế bào thần kinh.                            B. hướng động.

    C. phản xạ của tế bào.                                                     D. hưng phấn của tế bào.

Câu 2) Hệ thần kinh dạng ống gồm có

    A. não bộ và tủy sống.                                                     B. tủy sống và dây thần kinh tủy.                                     

    C. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.           D. não bộ và dây thần kinh não.

Câu 3) Ở trạng thái nghỉ, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc để cho

    A. K+ từ trong đi ra ngoài màng.                                     B. K+ từ ngoài đi vào trong màng .

    C. Na+ từ trong đi ra ngoài màng.                                   D. Na+ từ ngoài đi vào trong màng .

Câu 4) Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na-K có vai trò chuyển

    A. 3 Na+ đi vào trong  và 2 K+ ra ngoài màng.               B. 3 K+ đi vào trong  và 2 Na+ ra ngoài màng.      

    C. 3 Na+ đi ra ngoài và 2 K+ vào trong  màng.               D. 3 K+ đi ra ngoài  và 2 Na+ vào trong màng

Câu 5) Kết luận không đúng về chức năng của auxin là

    A. thúc đẩy sự phát triển của chồi bên.                            B. kích thích hình thành và kéo dài rễ.

    C. kích thích vận động hướng sáng, hướng đất.               D. thúc đẩy sự ra quả, tạo quả không hạt.

Câu 6) Sự giống nhau giữa phát triển không qua biến thái và qua biến thái không hoàn toàn là

    A. con non gần giống con trưởng thành.                           B. có hoặc không qua lột xác.

    C. con non khác con trưởng thành.                                    D. không qua lột xác.

Câu 7) Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoocmôn prôgestêrôn?

    A. Phối hợp với ơstrôgen để ức chế tiết FSH và LH         B. Kích thích trứng rụng.

    C. Phối hợp với ơstrôgen làm niêm mạc dạ con dày lên.  D. Ức chế trứng rụng.

Câu 8) Một người phụ nữ bắt đầu hết kinh vào ngày 25 tháng 4, thì ngày rụng trứng dự đoán trong khoảng từ

    A. 30 tháng 4 đến 2 tháng 5.                                              B. 3 tháng 5 đến 5 tháng 5.

    C. 6 tháng 5 đến 8 tháng 5.                                                D. 9 tháng 5 đến  12 tháng 5.

Câu 9) Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

    A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.                                B. không có sự kết hợp của giao tử đực và cái.

    C. chỉ cần một giao tử cái phát triển thành cơ thể.       D. chỉ xảy ra ở thực vật và động vật bậc thấp.

Câu 10) Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản

    A. từ bào tử 2n phát triển thành một cơ thể 2n.            B. từ bào tử n phát triển thành một cơ thể n

    C. từ giao tử n phát triển thành một cơ thể đơn bội.     D. từ bào tử n phát triển thành một hợp tử 2n.

Câu 11) Sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên là hình thức sinh sản

    A. từ một tế bào 2n tạo nên một cơ thể 2n.                   B. từ bào tử 2n phát triển thành một cơ thể 2n.

    C. từ một bộ phận của cây đã tạo nên cơ thể mới.        D. từ một cành giâm tạo nên cơ thể mới.

Câu 12) Phương pháp nhân giống vô tính đạt hiệu quả nhất hiện nay là

    A. Chiết cành.                  B. Giâm cành.                      C. Ghép cành.                    D. Nuôi cấy mô.

Câu 13) Ở sinh sản vô tính, tế bào cơ thể mẹ và tế bào cơ thể con

    A  đều giống nhau về kiểu gen trong nhân và kiểu gen trong tế bào chất.

    B. chỉ giống nhau về kiểu gen trong nhân và khác nhau về kiểu gen trong tế bào chất.

    C. chỉ giống nhau về kiểu gen trong tế bào chất và khác nhau về kiểu gen trong nhân.

    D. đều khác nhau về kiểu gen trong nhân và kiểu gen trong tế bào chất.

Câu 14) Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

    A. giảm phân và thụ tinh.                                              B. nguyên phân và giảm phân.

    C. kiểu gen tế bào cơ thể con không thay đổi.              D. bộ NST của loài không thay đổi.

Câu 15) Thụ phấn là quá trình

    A. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy.            B. kết hợp giao tử đực với noãn cầu.

    C. vận chuyển ống phấn từ nhị đến đầu nhụy.           D. vận chuyển ống phấn từ núm nhị đến túi phôi.

*Bài tập sau đây sử dụng để trả lời các câu hỏi: 16, 17.

 Một tế bào sinh dục sơ khai 2n  nguyên phân 3 lần để tạo ra các tế bào con, tất cả các tế bào con tiếp tục giảm phân tạo ra các tế bào n

Câu 16) Số tế bào con n tạo ra từ tế bào sinh dục sơ khai nói trên là

    A. 8                                   B.12                                   C. 24                                   D. 32

Câu 17) Số lần thoi phân bào đã xuất hiện trong toàn bộ quá trình nói trên là

    A. 12                                 B. 24                                  C. 27                                   D. 31

*Bài tập sau đây sử dụng để trả lời các câu hỏi: 18, 19.

Ở cây cà chua (2n=24), một tế bào sinh dục sơ khai 2n trong tiểu noãn đã nguyên phân 4 lần để tạo ra các tế bào mẹ của túi phôi. Các tế bào mẹ của túi phôi tiếp tục giảm phân tạo ra các túi phôi.

Câu 18) Số túi phôi tạo ra từ tế bào sinh dục sơ khai nói trên là

    A. 8                                     B. 16                                 C. 32                                  D. 64

Câu 19) Khi túi phôi trưởng thành, trong mỗi túi phôi có 7 nhân: 1 noãn cầu n, 2 trợ cầu n, 3 đối cầu n, 1 nhân cực 2n.  Tính số NST môi trường đã cung cấp cho toàn bộ quá trình từ một tế bào sinh dục sơ khai đến khi tạo ra các túi phôi trưởng thành nói trên?

    A. 844                                  B. 1344                            C. 2004                              D. 2088.

Câu 20) Hạt được hình thành từ

    A. bầu nhụy                         B. phôi mầm                    C. noãn đã thụ tinh            D. túi phôi

Câu 21) Quả được hình thành từ

    A. bầu nhụy                         B. nội nhũ                        C. noãn đã thụ tinh            D. túi phôi.

Câu 22) Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

    A. thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

    B. luôn có quá trình tạo giao tử và hợp nhất các giao tử đực và cái.

    C. thế hệ sau luôn có sự đổi mới vật chất di truyền so với bố hoặc mẹ.

    D. thế hệ sau thường đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 23) Khi quả chín, sự biến đổi sinh lí nào sau đây là không đúng?

    A. Các chất este, anđêhit, xêtôn tăng lên, các chất ancalôit giảm.

    B. Carôtenôit tăng, diệp lục giảm.

    C. Pectat canxi được tổng hợp, xenlulôzơ bị phân hủy.

    D. Fructôzơ, saccarôzơ tăng lên, axit hữu cơ giảm.

Câu 24) Khi bàn về sự chín của quả, nhận xét nào sau đây là không đúng?

    A. Êtilen kích thích hô hấp mạnh, giải phóng enzim, làm quả chín nhanh.

    B. Hàm lượng CO2 giảm đi sẽ làm quả chậm chín vì hô hấp bị ức chế.

    C. Xenlulôzơ ở thành tế bào bị phân hủy làm cho quả mềm ra.

    D. Nhiệt độ cao kích thích sự chín, nhiệt độ thấp làm chậm sự chín.

Câu 25) Ứng dụng nào sau đây trong nông nghiệp là không phù hợp?

    A. Dùng đất đèn để sản sinh khí êtilen làm quả chín nhanh.

    B. Auxin kết hợp với nhiệt độ thấp làm quả chín nhanh.

    C. Tăng nồng độ CO2 khi bảo quản làm quả chậm chín.

    D. Dùng auxin và gibêrelin để tạo quả không hạt.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

B

C

A

C

A

A

B

B

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

C

D

B

A

A

D

D

B

D

C

Câu

21

22

23

24

25

 

 

A

A

C

B

B

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

4. ĐỀ 4

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Ở tằm có các giai đoạn: trứng → tằm  nhộng ngài. Sự phát triển của tằm thuộc kiểu

A. biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tùy vào môi trường

B. biến thái hoàn toàn

C. không qua biến thái

D. biến thái không hoàn toàn

Câu 2: Nếu thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hooc môn:

A. Tirôxin.                     B. Ecđisơn.                    C. Ơtrôgen.                    D. Testostêron.

Câu 3: Một cây lùn sản xuất không đủ lượng chất điều hòa sinh trưởng. Hoocmôn thực vật nào có vai trò điều chỉnh giúp cây sinh trưởng bình thường?

A. etilen.                        B. giberelin.                   C. xitokinin.                   D. axit abxixic

Câu 4: Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là:

A. Hoocmôn tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn, juvenin.

B. Hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn.

C. Hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, juvenin.

D. Hoocmôn tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn.

Câu 5: Vì sao không nên dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn ?

A. làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.

B. làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.

C. làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.

D. không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc.

Câu 6: Mô phân sinh là:

A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể

B. nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân

C. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục

D. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ

Câu 7: Êtylen có vai trò:

A. thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.

B. thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.

C. thúc quả chóng chín,  rụng quả, kìm hãm rụng lá.

D. thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.

Câu 8: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

A. Màng sau xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng trước xinap.

B. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap.

C. Chuỳ xinap Màng trước xinap  Khe xinap Màng sau xinap.

D. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap.

Câu 9: Biến thái là sự thay đổi

A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 10: Ở trẻ em, cơ thể thiếu vitamin D sẽ bị:

A. bệnh thiếu máu                                                B. bong giác mạc

C. chậm lớn, còi xương                                       D. phù thủng

Câu 11: Tác dụng chủ yếu của auxin là

A. làm trương phồng tế bào                                 B. phân hóa tế bào.

C. kéo dài tế bào.                                                 D. phân chia tế bào.

Câu 12: Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là:

A. Học ngầm                                                        B. Điều kiện hoá hành động

C. In vết.                                                              D. Quen nhờn.

Câu 13: Các hooc môn ức chế sinh trưởng gồm:

A. Êtilen, axit abxixic.   B. Êtilen, gibêrelin.        C. Auxin, êtilen.            D. Auxin, gibêrelin.

Câu 14: Dựa vào biến thái, người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau

A. phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn

B. phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái không hoàn toàn

C. phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn)

D. phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển không qua biến thái

Câu 15: Cho biết làm lượng của hoocmon trong hạt đang nảy mầm.

A. Nhiều xitokinin, ít auxin.                                 B. Ít xitokinin, nhiều auxin.

C. Nhiều giberellin, ít axit abxixic.                      D. Ít giberellin, nhiều axit abxixic.

Câu 16: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Diễn ra do hoạt động của tầng sinh bần.

B. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. Diễn ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 17: Khi nhìn vào mặt cắt ngang của cây thân gỗ chúng ta không biết được thông tin nào sau đây?

A. Tuổi của cây.                                                   B. Chất lượng của gỗ.

C. Thời tiết, khí hậu ở nơi trồng cây đó.              D. Thành phần hóa học của gỗ.

Câu 18: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

C. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

D. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

Câu 19: Yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và người?

A. ánh sáng                    B. nhiệt độ                     C. độ ẩm                        D. thức ăn

Câu 20: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

A. tinh hoàn.                  B. tuyến yên.                  C. buồng trứng.             D. tuyến giáp.

Câu 21: Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo:

A. số lượng lá trên thân.                                       B. chiều cao của thân.

C. đường kính gốc.                                               D. số lượng rễ

Câu 22: Kiến lính sẵn sàng chiến đấu, hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ. Đây là tập tính

A. thứ bậc                      B. di cư                          C. vị tha                         D. bảo vệ lãnh thổ

Câu 23: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

D. do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 24: Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ?

A. Rắn, ruồi giấm, bướm                                     B. cá chim, châu chấu, ếch

C. Cá voi, bồ câu, rắn, người                               D. Bướm, chuồn chuồn, hươu, nai

Câu 25: Một cây ngày ngắn, đêm dài nếu được chiếu sáng ngắt quãng một thời gian trong đêm. Cây ngày ngắn đó sẽ

A. không ra hoa.            B. ra hoa.                       C. chết.                          D. héo.

Câu 26: Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là hiện tượng

A. xuân hóa.                  B. quang chu kì              C. cảm ứng.                   D. ứng động.

Câu 27: Tia tử ngoại có tác dụng gì?

A. Chuyển hóa canxi để hình thành xương

B. Tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D

C. Duy trì thân nhiệt

D. Đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục

Câu 28: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng trước xinap.    B. Khe xinap.                 C. Chuỳ xinap.               D. Màng sau xinap.

ĐÁP ÁN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

CÂU

ĐỀ 4

1

B

2

A

3

B

4

B

5

D

6

B

7

D

8

C

9

D

10

C

11

C

12

D

13

A

14

C

15

C

16

A

17

A

18

D

19

D

20

B

21

A

22

C

23

B

24

C

25

A

26

A

27

B

28

D

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

5. ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Một cây ngày ngắn, đêm dài nếu được chiếu sáng ngắt quãng một thời gian trong đêm. Cây ngày ngắn đó sẽ

A. ra hoa.                       B. không ra hoa.            C. héo.                           D. chết.

Câu 2: Hoocmon nào được được ví là hoocmon ‘trẻ hóa’ ?

A. axit abxixic               B. xitokinin.                   C. giberelin.                   D. etilen.

Câu 3: Tirôxin được sản sinh ra ở:

A. tinh hoàn.                  B. buồng trứng.             C. tuyến giáp.                 D. tuyến yên.

Câu 4: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:

A. Auxin, gibêrelin, êtilen.                                   B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, êtilen, axit abxixic.                              D. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.

Câu 5: Khi nhìn vào mặt cắt ngang của cây thân gỗ chúng ta không biết được thông tin nào sau đây?

A. Tuổi của cây.                                                   B. Thành phần hóa học của gỗ.

C. Chất lượng của gỗ.                                          D. Thời tiết, khí hậu ở nơi trồng cây đó.

Câu 6: Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?

A. Bướm, châu chấu, cá heo                                B. Ruồi, ếch, bướm

C. Cào cào, bướm, rắn mối                                  D. Ve sầu, tôm, cua

Câu 7: Dựa vào kiến thức đã có để giải được bài tập mới, việc làm đó thuộc loại tập tính nào?

A. Học ngầm.                                                       B. Học khôn

C. Điều kiện hóa đáp ứng.                                   D. Quen nhờn.

Câu 8: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

B. Diễn ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

D. Diễn ra do hoạt động của tầng sinh bần.

Câu 9: Cho biết làm lượng của hoocmon trong hạt đang ngủ nghỉ.

A. Ít giberellin, nhiều axit abxixic.                       B. Nhiều xitokinin, ít auxin.

C. Ít xitokinin, nhiều auxin.                                 D. Nhiều giberellin, ít axit abxixic.

Câu 10: Bóng chứa chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng trước xinap.    B. Khe xinap.                 C. Màng sau xinap.        D. Chuỳ xinap.

Câu 11: Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa. Đây là tập tính

A. di cư                          B. sinh sản                     C. bảo vệ lãnh thổ          D. kiếm ăn

Câu 12: Sắc tố cảm nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là

A. diệp lục.                    B. carotenoit.                 C. phitocrom.                 D. clorophyl.

Câu 13: Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?

A. SO42-  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

B. K+  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

C. Na+  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

D. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

Câu 14: Dựa vào biến thái, người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau

A. phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn

B. phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển không qua biến thái

C. phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái không hoàn toàn

D. phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn)

Câu 15: Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

A. Ma túy, thuốc lá, rượu                                     B. Rượu và chất kích thích

C. Ma túy và bia                                                   D. Thuốc lá, chất gây nghiện

Câu 16: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Câu 17: Vì sao không nên dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn ?

A. làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.

B. làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.

C. không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc.

D. làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.

Câu 18: Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo:

A. số lượng lá trên thân.                                       B. chiều cao của thân.

C. đường kính gốc.                                               D. số lượng rễ

Câu 19: Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

A. Cây hai lá mầm

B. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm

C. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm

D. Cây một lá mầm

Câu 20: Chức năng của mô phân sinh đỉnh?

A. Làm cho thân, rễ to ra                                     B. Làm cho thân cây dài và to ra

C. Làm cho thân và rễ cây dài ra                         D. Làm cho thân cây, cành cây to ra

Câu 21: Tác dụng của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là

A. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.

B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

C. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.

D. thúc quả chóng chín, rụng lá.

Câu 22: Hoocmon nào kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì ở nam?

A. Testostêrôn                                                      B. Ơstrôgen

C. hoocmon sinh trưởng                                      D. Tirôxin

Câu 23: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở chồi nách.              B. Ở đỉnh rễ.                  C. Ở chồi đỉnh.              D. Ở thân.

Câu 24: Auxin chủ yếu sinh ra ở:

A. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.               B. phôi hạt, chóp rễ.

C. đỉnh của thân và cành.                                     D. thân, lá.

Câu 25: Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn?

A. Bướm trứng sâu nhộng                      B. Sâu bướm nhộng trứng

C. Trứng sâu → kén bướm                         D. Trứng sâu  nhộng bướm  trứng

Câu 26: Tia tử ngoại có tác dụng gì?

A. Tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D

B. Chuyển hóa canxi để hình thành xương

C. Đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục

D. Duy trì thân nhiệt

Câu 27: Nếu thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hooc môn:

A. Ecđisơn.                    B. Testostêron.               C. Tirôxin.                      D. Ơtrôgen.

Câu 28: Ở sâu bướm ăn lá, ống tiêu hóa có chứa

A. enzim tiêu hóa lipit                                          B. enzim tiêu hóa protein

C. enzim saccaraza                                               D. enzim tiêu hóa protein, lipit và cacbohydrat

ĐÁP ÁN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

B

2

B

3

C

4

B

5

A

6

B

7

B

8

D

9

A

10

D

11

A

12

C

13

D

14

D

15

A

16

C

17

C

18

A

19

B

20

C

21

B

22

A

23

D

24

C

25

D

26

A

27

C

28

D

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Lai có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có làm bài thi online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF